17/07/2018, 15:21

Pin mặt trời có nhiều ưu điểm như vậy tại sao vẫn chưa được sử dụng rộng rãi?

Không mất công vận hành, không gây ồn, không tạo khí thải độc hại, không tốn nhiều phí bảo trì nhờ có độ bền cao, nhưng tại sao không có nhiều ứng dụng dành cho pin mặt trời? Ra đời từ năm 1946, pin mặt trời đã trở thành một trong những phát minh vĩ đại nhất trong nền công nghiệp năng lượng, ...

Không mất công vận hành, không gây ồn, không tạo khí thải độc hại, không tốn nhiều phí bảo trì nhờ có độ bền cao, nhưng tại sao không có nhiều ứng dụng dành cho pin mặt trời?

Ra đời từ năm 1946, pin mặt trời đã trở thành một trong những phát minh vĩ đại nhất trong nền công nghiệp năng lượng, với tiềm năng thay thế hoàn toàn các loại năng lượng hóa thạch truyền thống.

Không mất công vận hành, không gây ồn, không tạo khí thải độc hại, không tốn nhiều phí bảo trì nhờ có độ bền cao... chỉ nhiêu đó thôi đã đủ để pin mặt trời nhận được rất nhiều đánh giá tích cực.

Pin mặt trời quả là có nhiều điểm ưu việt. Nhưng tại sao ưu việt là thế mà không nhiều nơi ứng dụng nó?

Đơn giản là vì pin mặt trời vẫn còn một vài hạn chế. Vậy đó là gì, hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Giá thành cao ngất ngưởng

Chi phí lắp đặt một hệ thống pin mặt trời rơi vào khoảng 15.000 - 40.000 USD (300 triệu – 1 tỷ VNĐ).
Chi phí lắp đặt một hệ thống pin mặt trời rơi vào khoảng 15.000 - 40.000 USD (300 triệu – 1 tỷ VNĐ).

Nếu chỉ muốn giảm tiền điện hàng tháng, bạn có thể lắp vài tấm pin tùy theo nhu cầu, với giá thành tùy thuộc vào chủng loại cũng như số lượng lắp đặt.

Còn nếu bạn muốn một hệ thống pin hoàn chỉnh để thay thế hoàn toàn loại điện thông dụng, thì chi phí lắp đặt sẽ rơi vào khoảng 15.000 - 40.000 USD (300 triệu – 1 tỷ VNĐ). Con số này đã trở thành vật cản, khiến pin mặt trời không được ứng dụng tại quá nhiều nơi.

Được cái là sau khi lắp đặt xong, hóa đơn tiền điện sẽ giảm đi đáng kể, thậm chí là trở thành dĩ vãng luôn. Và tin vui là trong tương lai pin mặt trời sẽ ngày càng rẻ hơn.

2. Hiệu suất phát điện không cao

Ánh sáng từ Mặt trời có nhiều bước sóng khác nhau. Một vài bước sóng thì quá yếu để tạo ra hiện tượng quang điện, một số lại quá mạnh với silicon - vật liệu chính cấu tạo nên pin mặt trời.

Bên cạnh đó, sự phụ thuộc vào thiên nhiên để vận hành cũng là một điểm yếu rất khó khắc phục. Pin cho năng lượng sử dụng trực tiếp nhưng lại chỉ hoạt động được vào ban ngày. Hơn nữa, chỉ cần một vài ngày mưa gió âm u là công suất tạo điện trở thành trò đùa ngay.

Giải pháp duy nhất là mua một bộ pin trữ điện thì lại tốn khá nhiều chi phí để trang bị và duy trì.

3. Chiếm nhiều diện tích

Không phải mái nhà và khoảng sân nào cũng đủ rộng để lắp được số pin cần thiết.
Không phải mái nhà và khoảng sân nào cũng đủ rộng để lắp được số pin cần thiết.

Một lí do nữa khiến cho hệ thống này trở thành vật phẩm "xa xỉ" không phải gia đình nào cũng có thể sở hữu chính, đó là nó cần có một không gian đủ lớn để lắp đặt. Các chuyên gia kĩ thuật đều đồng ý rằng không phải mái nhà và khoảng sân nào cũng đủ rộng để lắp được số pin cần thiết.

4. Nguyên liệu để làm pin mặt trời khá hiếm

Nhiều hợp chất để tạo ra quang điện như Cadmium Telluride (CdTe), Đồng Indium Gallium Selenide (CIGS)… rất khó tìm trong tự nhiên. Chính vì thế việc sản xuất đại trà pin mặt trời cũng gặp khá nhiều khó khăn.

5. Vấn đề môi trường

Tuy vẫn được gọi với cái tên "năng lượng xanh" nhưng nếu nói rằng pin mặt trời hoàn toàn không tạo ra chút khí thải nào cũng không hẳn đúng. Quá trình sản xuất mới hay quá trình xử lí các bộ pin cũ thải loại đều tạo ra nhiều chất độc hại cho môi trường như: Silicon Tetrachloride (SiCl4), Cadmium Telluride (CdTe), Sulfur Hexafluoride (SF6), Axit Clohidric (HCl)...

Một số loại pin thế hệ mới đã có thể làm giảm được các chất thải này, nhưng không hoàn toàn. Mục tiêu kế tiếp của con người là làm sao để pin mặt trời trở thành một thứ năng lượng thực sự xanh, thực sự tốt hơn hẳn cho môi trường so với các loại năng lượng truyền thống khác.

  • Pin mặt trời hoạt động như thế nào?
  • Nhìn lại chặng đường phát triển 140 năm của pin năng lượng mặt trời
0