Phương pháp kế toán mua hàng theo Thông tư 133 – TK 611.
Kế toán mua hàng theo Thông tư 133/2016 – Kế toán Thuế Centax Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp ...
Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán Centax xin cung cấp tới các bạn bài viết:
Phương pháp kế toán mua hàng theo Thông tư 133 – TK 611.
1. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây lắp
– Đầu kỳ kế toán, kết chuyển trị giá nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho đầu kỳ (theo kết quả kiểm kê cuối kỳ trước), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.
– Khi mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (3311).
– Khi thanh toán tiền mua hàng, nếu được hưởng chiết khấu thanh toán, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Có các TK 111, 112,…
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (chiết khấu thanh toán).
– Trường hợp doanh nghiệp mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ không đúng quy cách, chủng loại, phẩm chất ghi trong hợp đồng kinh tế, hoặc cam kết phải trả lại cho người bán hoặc được giảm giá:
+ Căn cứ vào trị giá hàng mua đã trả lại cho người bán, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu ngay bằng tiền)
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (trừ vào số nợ còn phải trả người bán)
Có TK 611 – Mua hàng (trị giá NVL, công cụ, dụng cụ đã trả lại người bán)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
+ Nếu doanh nghiệp chấp nhận khoản giảm giá hàng của lô hàng đã mua, số tiền được giảm giá, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu ngay bằng tiền)
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (trừ vào số nợ còn phải trả người bán)
Có TK 611 – Mua hàng (khoản giảm giá được chấp thuận)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có).
– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, kế toán phải xác định trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ và trị giá thực tế nguyênliệu,vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất vào sử dụng hoặc xuất bán.
+ Kết chuyển trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ tồn kho cuối kỳ (theo kết quả kiểm kê), ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Có TK 611 – Mua hàng.
+ Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất sử dụng cho sản xuất, kinh doanh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 642,241,631
Có TK611 – Mua hàng.
+ Trị giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ thiếu hụt, mất mát, căn cứ vào biên bản xác định thiếu hụt, mất mát chờ xử lý, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 611 – Mua hàng.
2. Đối với doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa
– Đầu kỳ kế toán, kết chuyển giá trị hàng hóa tồn kho đầu kỳ, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Có TK 156 – Hàng hóa.
– Trong kỳ kế toán, khi mua hàng hóa nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, căn cứ vào hóa đơn và các chứng từ mua hàng:
+ Trị giá thực tế hàng hóa mua vào, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141; hoặc
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (tổng giá thanh toán).
+ Chi phí mua hàng thực tế phát sinh, ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)
Có các TK 111, 112, 141,331,…
+ Khi thanh toán trước hạn, nếu doanh nghiệp được nhận khoản chiết khấu thanh toán trên lô hàng đã mua, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (khấu trừ vào nợ phải trả người bán)
Có các TK 111, 112,…
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
+ Trị giá hàng hoá trả lại cho người bán, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu ngay bằng tiền)
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (khấu trừ vào nợ phải trả người bán)
Có TK 611 – Mua hàng (trị giá hàng hóa trả lại người bán)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
+ Khoản giảm giá hàng mua được người bán chấp thuận do hàng hóa không đúng phẩm chất, quy cách theo hợp đồng, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (nếu thu ngay bằng tiền)
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (khấu trừ vào nợ phải trả người bán)
Có TK 611 – Mua hàng
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có).
– Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để tính, xác định trị giá hàng tồn kho, trị giá hàng hóa đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán, trị giá hàng hóa xác định là đã bán:
+ Kết chuyển trị giá hàng hóa tồn kho và hàng gửi đi bán cuối kỳ, ghi:
Nợ TK 156 – Hàng hóa
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Có TK 611 – Mua hàng.
+ Kết chuyển giá vốn hàng bán, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 611 – Mua hàng
Trên đây là bài viết: Phương pháp kế toán mua hàng theo Thông tư 133 – TK 611.
Để hiểu thêm về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời các bạn xem thêm những bài viết:
Nguyên tắc kế toán mua hàng theo thông tư 133 – TK 611
Nguyên tắc kế toán chi phí quản lý kinh doanh theo Thông tư 133 – TK 642
Nguyên tắc hạch toán chi phí tài chính theo Thông tư 133 – TK 635