25/05/2018, 16:43

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành nông nghiệp theo Thông tư 133

Thông tư 133/2016 – Kế toán thuế Centax Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017. Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt ...

ke-toan-chi-phi-do-dang-trong-nganh-nong-nghiep_centax

Thông tư 133/2016 – Kế toán thuế Centax

Ngày 26/08/2016, Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 133/2016/TT-BTC về việc hướng dẫn Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017.
Để giúp cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời và đầy đủ các thay đổi của Thông tư 133/2016/TT-BTC, chủ động thực hiện các thay đổi nhằm tuân thủ Pháp luật Kế toán. Kế toán Centax xin cung cấp tới các bạn bài viết:

I. Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên

1. Khi xuất nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ sử dụng cho hoạt động sản xuất sản phẩm, hoặc thực hiện dịch vụ trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

       Có các TK 152, 153.

– Khi xuất công cụ, dụng cụ sản xuất có tổng giá trị lớn sử dụng cho nhiều kỳ sản xuất, kinh doanh phải phân bổ dần, ghi:

Nợ TK 242 – Chi phí trả trước

       Có TK 153 – Công cụ, dụng cụ.

– Khi phân bổ giá trị công cụ, dụng cụ vào chi phí sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

       Có TK 242 – Chi phí trả trước.

2. Tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

       Có TK 334 – Phải trả người lao động.

3. Tính, trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, kinh phí công đoàn (Phần tính vào chi phí doanh nghiệp phải chịu) tính trên số tiền lương, tiền công phải trả công nhân sản xuất, nhân viên quản lý phân xưởng theo chế độ quy định, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

       Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (chi tiết TK cấp 2).

4. Trích khấu hao máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất,… thuộc các phân xưởng, bộ phận, tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

       Có TK 214 – Hao mòn TSCĐ.

5.  Chi phí điện, nước, điện thoại, chi phí khác bằng tiền phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh ở các tổ, đội sản xuất, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

       Có các TK 111, 112, 331,…

6. Trị giá sản phẩm phụ thu hồi, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

7. Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

8. Trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản, ghi:

Nợ TK 211 – TSCĐ

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

9. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:

Nợ TK 155 – Thành phẩm

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

10. Trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay không qua nhập kho, ghi:

Nợ các TK 642, 241

       Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.

II.  Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp.

Trên đây là bài viết:

Để hiểu thêm về Chế độ kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, mời các bạn xem thêm những bài viết:

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền gửi ngân hàng theo thông tư 133 – TK 112

Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản tiền mặt theo thông tư 133 – TK 111

Phương pháp kế toán chi phí sản xuất kinh doanh dở dang ngành công nghiệp theo Thông tư 133 – TK 154

Bản quyền bài viết thuộc về Kế toán Centax.

Khi copy vui lòng ghi đầy đủ nguồn: www.centax.edu.vn

0