Phương án tuyển sinh ĐH Bách khoa Đà Nẵng 2018

1. Đối tượng tuyển sinh: - Các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng; - Thí sinh dự thi THPT năm 2018 và tốt nghiệp THPT năm 2018; - Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2018: dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 và có môn thi/ bài thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển. 2. Phạm ...

1.   Đối tượng tuyển sinh:

-   Các thí sinh thuộc diện được tuyển thẳng;

-   Thí sinh dự thi THPT năm 2018 và tốt nghiệp THPT năm 2018;

-                    Thí sinh đã tốt nghiệp THPT trước năm 2018: dự kỳ thi THPT quốc gia 2018 và có môn thi/ bài thi phù hợp với tổ hợp xét tuyển.

2.   Phạm vi tuyển sinh:

Tuyển thí sinh trong cả nước.

3.   Phương thức tuyển sinh:

-           Ngành Kiến trúc: Ngoài các môn thi trong kỳ thi THPT quốc gia 2018, thí sinh phải thi thêm môn “Vẽ mỹ thuật”, là môn năng khiếu, do Hội đồng tuyển sinh năm 2018 của Đại học Đà Nẵng tổ chức. Hình thức thi: vẽ tĩnh vật. Thông tin hướng dẫn chi tiết: xem tại website http://dut.udn.vn/tuyensinh2018

-          Đối với tất cả các ngành khác còn lại, Trường xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT quốc gia năm 2018.

- Điểm xét tuyển của thí sinh:

Điểm xét tuyển

=

Tổng điểm 3 môn xét tuyển (theo tổ hợp, với hệ số tương ứng)

+

Điểm ưu tiên tuyển sinh theo Quy chế tuyển sinh hiện hành

Phuong an tuyen sinh DH Bach khoa Da Nang 2018

1.1.   Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận ĐKXT:

Thí sinh đăng ký xét tuyển vào Trường Đại học Bách khoa phải có điểm xét tuyển (quy về thang 30) từ 16,00 trở lên. Ngoài ra, thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Kiến trúc phải có điểm môn “Vẽ mỹ thuật” từ 5,00 trở lên.

1.2.   Các thông tin cần thiết khác để thí sinh ĐKXT vào các ngành của trường:

-  Mã trường Đại học Bách khoa - Đại học Đà Nẵng: DDK

-   Mã đăng ký xét tuyển, tổ hợp môn xét tuyển, quy định chênh lệch điểm xét tuyển giữa các tổ hợp, điều kiện phụ sử dụng trong xét tuyển: Xem mục 2.4.

1.3.     Tổ chức tuyển sinh: Thời gian; hình thức nhận ĐKXT/thi tuyển; các điều kiện xét tuyển/ thi tuyển, tổ hợp môn thi/ bài thi đối từng ngành đào tạo...

-   Tổ hợp môn xét tuyển: Xem mục 2.4.

-   Thời gian và hình thức nhận đăng ký xét tuyển, thi tuyển các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Bài thi khoa học tự nhiên, Bài thi Khoa học xã hội: theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-  Môn “Vẽ mỹ thuật” (là môn năng khiếu để xét tuyển ngành Kiến trúc) được tổ chức thi sau kỳ thi THPT quốc gia. Thông tin chi tiết về hướng dẫn thi, lịch thi sẽ được đăng tại trang tin tuyển sinh của Trường: http: //dut.udn.vn/tuyensinh2018

1.4.   Chính sách ưu tiên: Tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển:

1.4.1.  Xét tuyển thẳng đối với Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học:

-  Thí sinh là Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp THPT được tuyển thẳng vào ngành theo nguyện vọng.

1.4.2.  Xét tuyển thẳng đối với thỉ sinh đạt giải học sinh giỏi Nhất, Nhì, Ba cấp quốc tế, quốc gia:

-   Điều kiện: Tốt nghiệp THPT và không có môn thi THPT nào từ 1,0 điểm trở xuống. Giải học sinh giỏi các năm: 2016, 2017, 2018;

-   Chỉ tiêu xét tuyển thẳng mỗi ngành: không giới giạn;

-  Xét tuyển: Lấy theo thứ tự giải từ cao xuống thấp cho đến đủ chỉ tiêu và ưu tiên từ nguyện vọng 1 cho đến hết. Mỗi thí sinh trúng tuyển 1 nguyện vọng sẽ không được xét tuyển các nguyện vọng tiếp theo.

-  Ngành xét tuyển:

+ Giải Nhât, Nhì, Ba - môn Toán, Hóa hoặc Vật lý: Tuyển thẳng vào một ngành trong số các ngành của Trường;

+ Giải Nhât, Nhì, Ba - môn Sinh học: Tuyển thẳng vào một ngành trong số các ngành: Công nghệ thực phẩm, Công nghệ sinh học;

+ Môn Tin học: Tuyển thẳng vào một trong số các chương trình của ngành Công nghệ thông tin (7480201 hoặc 7480201ĐT hoặc 7480201CLC2).

1.4.3.     Ưu tiên xét tuyển đối với thỉ sinh đạt giải học sinh giỏi từ cấp quốc gia nhưng không đăng kỷ tuyển thẳng vào ngành được xét mà đăng kỷ xét vào ngành khác:

-  Điều kiện: Tốt nghiệp THPT, không có môn thi THPT nào từ 1,0 điểm trở xuống. Giải HSG các năm: 2016, 2017, 2018.

- Xét tuyển: Các thí sinh đạt giải Nhât, Nhì, Ba được cộng thêm 1,00 điểm vào tổng điểm xét tuyển (thang 30). Trong trường hợp thang điểm khác sẽ quy đổi phù hợp. Xét theo thứ tự điểm từ cao xuống thâp cho đến khi đủ chỉ tiêu. Đối với các thí sinh cùng điểm sẽ xét đến tiêu chí phụ.

1.4.4.  Xét tuyển thẳng đối với thỉ sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia:

- Điều kiện: Tốt nghiệp THPT, đảm bảo ngưỡng đảm bảo chât lượng đầu vào do Bộ quy định, không có môn thi THPT nào từ 1,0 điểm trở xuống. Giải thuộc các năm: 2016, 2017, 2018.

-                      Xét tuyển: Thí sinh đủ điều kiện trên được xét tuyển thẳng vào một ngành trong số các ngành trong bảng sau đây:

TT

Lĩnh vực thi sáng tạo khoa học kỹ thuật

Được xét tuyên thẳng:

Ngành đào tạo

Mã ngành

1

Vi sinh; Sinh học

Công nghệ sinh học

7420201

Công nghệ thực phẩm

7540101

2

Hóa học

Kỹ thuật Hóa học

7520301

3

Phần mềm tin học

Công nghệ thông tin

7480201

4

Cơ khí

Kỹ thuật cơ khí

7520103

Công nghệ chế tạo máy

7510202

5

Tự động hóa

Kỹ thuật Cơ điện tử

7520114

Kỹ thuật điều khiển & tự động hóa

7520216

6

Tài nguyên & Môi trường

Quản lý Tài nguyên & môi trường

7850101

Kỹ thuật Môi trường

7520320

7

Thông tin-Điện tử-Viễn thông

Kỹ thuật Điện tử và viễn thông

7520207

Kỹ thuật Điện, điện tử

7520201

1.4.5.  Đối với thỉ sinh là người nước ngoài

-    Đối với thí sinh người nước ngoài đã tốt nghiệp THPT và có nguyện vọng học tại Trường Đại học Bách khoa, Hiệu trưởng căn cứ kết quả học tập THPT của thí sinh (bảng điểm), năng lực tiếng Việt và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.

1.5.   Lệ phí xét tuyển/thi tuyển:

-  Lệ phí xét tuyển:         Theo quy định của Đại học Đà Nẵng

-  Lệ phí thi tuyển môn ”Vẽ mỹ thuật”: Theo quy định của Đại học Đà Nẵng

1.6.       Học phí và lộ trình tăng học phí cho từng năm:

1.6.1.       Mức học phí của các chương trình đào tạo truyền thống:

Mức học phí theo quy định của Chính phủ (hiện là Nghị định 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015), trung bình như sau:

Năm học

2018-2019

2019-2020

2020-2021

Học phí (đồng/năm/SV)

9.600.000

10.600.000

11.700.000

Ghi chú:

-    Các chương trình được đào tạo theo hình thức tín chỉ nên đơn giá học phí mỗi tín chỉ được quy đổi từ mức học phí theo thời gian ở bảng trên. Học phí mỗi học kỳ phụ thuộc vào số tín chỉ sinh viên đăng ký học;

-    Mỗi năm học có 2 học kỳ chính (I và II, mỗi học kỳ có 5 tháng) và học kỳ hè. Học kỳ chính là bắt buộc phải học. Học kỳ hè không bắt buộc phải học; sinh viên học trong học kỳ hè thì đóng học phí theo mức của kỳ hè.

1.6.2.       Mức học phí của các chương trình chất lượng cao tuyển năm 2018:

- Đối với Chương trình chất lượng cao, chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù:

Năm học

2018-2019

2019-2020

2020-2021

2021-2022

2022-2023

Học phí

(đồng/năm/SV)

28.000.000

30.000.000

32.000.000

34.000.000

36.000.000


 Theo TTHN

0