18/06/2018, 12:56

Phú Yên

Diện tích: 5.278 km2 Dân số (1997): 769.600 người Tỉnh lỵ: Thị xã Tuy Hòa Phú yên - Mảnh đất cực đông trên bản đồ Tổ quốc, Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của đất nước. Nằm ở 12o42'36".5 - 13o41'28" vĩ độ Bắc và 108o40'40" - 109o27'47" kinh độ Đông. Nằm từ đèo Cù mông đến đèo Cả, Bắc giáp ...

Diện tích: 5.278 km2
Dân số (1997): 769.600 người
Tỉnh lỵ: Thị xã Tuy Hòa

Phú yên - Mảnh đất cực đông trên bản đồ Tổ quốc, Nơi đón ánh bình minh đầu tiên của đất nước. Nằm ở 12o42'36".5 - 13o41'28" vĩ độ Bắc và 108o40'40" - 109o27'47" kinh độ Đông. Nằm từ đèo Cù mông đến đèo Cả, Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hoà, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và Đắc Lắc, phía Đông giáp biển Đông. Với diện tích tự nhiên 5045Km2 cùng khí hậu Nóng ẩm - Nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương và chia làm hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng từ tháng 1 đến tháng 8. Tổng số giờ nắng: 2126,7h

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm:26,5˚ C (Cao nhất:39˚ C và thấp nhất 15,5˚ C)
+ Độ ẩm trung bình: 83%
+ Lượng mưa trung bình hàng năm: 1700mm, 8,9 x 109m3/năm
+ Mùa du lịch : Từ tháng 4 đến tháng 9

Phú Yên nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách Thủ đô Hà Nội 1160Km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 645Km về phía Nam. Nằm ở phía đông dãy Trường Sơn,đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình dốc từ tây sang đông, bờ biển dài khoảng 200km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo, vịnh, đầm, phá.

Phú Yên được thiên nhiên ban tặng cho nhiều danh thắng nổi tiếng với Những vịnh, đầm, phá nằm sát đường Quốc lộ với vẻ đẹp thơ mông làm xao lòng bao thi nhân, quân tử như: Vịnh Xuân Đài, Đầm Cù Mông, Đầm Ô Loan, vũng Lắm...

Dọc quốc lộ 1A từ Bắc vào Nam, qua đèo Cù Mông là đến Phú Yên, từ trên cao du khách đã nhìn thấy đầm Cù Mông trải dài hàng chục km xuống chân đèo bắt đầu đến huyện Sông Cầu - nơi có những bãi tắm biển đẹp đến lạ lùng như bãi Nồm, bãi Ôm, bãi Rạng, bãi Từ Nham, bãi Tràm.... Sông Cầu còn được nhiều du khách biết đến bởi những món ăn hải sản tươi sống: cá mú, cá hồng, ghẹ, tôm hùm, tôm sú, sò điệp, hàu, ốc nhảy...

Tiếp đến huyện Tuy An từ đèo Quán Cau du khách không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy bình minh ló dạng trên đầm Ô Loan, nơi đây còn nổi tiếng nhất nước với loại Sò Huyết một thời chỉ dành cho Vua - Chúa thưởng thức. Không những thế Ô Loan còn là nơi có lễ hội truyền thống Đua thuyền vào dịp lễ tết. Đến cửa ngõ phía Nam thị xã Tuy Hòa, du khách đã nhìn thấy Núi Nhạn sừng sững, nơi đây còn lại di tích Tháp Chàm đã có từ nhiều thế kỷ nay.

Từ Thị xã Tuy hoà đi gần 30km du khách sẽ đến Đèo Cả cùng khu rừng nguyên sinh tại đây đang là điểm du lịch sinh thái và thể thao leo núi lý tưởng. Núi Đá Bia ở độ cao gần 706m nằm sát chân đèo. Từ trên núi Đá Bia du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh vùng đồng bằng châu thổ của Phú Yên, ngắm nhìn biển Đông với những eo, vịnh, đảo mà không chán mắt. Không xa nơi đây là khu du lịch và di tích Vũng Rô với những cảnh đẹp kỳ thú, nơi có cảng biển nước sâu, nơi từng là điểm tập kết của những chuyến tàu không số trong chiến tranh chống Mỹ, từ đây với khoảng 30 phút trên cano du khách có thể tới mũi Điện điểm cực đông trên đất liền của Việt Nam tại đây có ngọn hải đăng đã xây dựng năm 1890. Đến những điểm du lịch biển ở Phú Yên nếu du khách chưa một lần đến chiêm ngưỡng và trèo lên Ghềnh đá Đĩa (thắng cảnh cấp quốc gia, thuộc xã An Ninh đông, huyện Tuy An) thì quả thật là thiệt thòi. Ở đây những phiến đá xếp chồng lên nhau như những chồng đĩa.

Ở miền duyên hải là vậy còn phía tây bắc của Phú Yên, nằm trên địa phận huyện Đồng Xuân du khách có thể thưởng ngoạn hồ Phú Xuân và suối nước nóng Triêm Đức và Trà Ô. Tại đây còn có dịch vụ tắm bùn, tắm nước khoáng chữa bệnh.Theo quốc lộ 25 từ Thị xã Tuy Hoà lên miền núi phía tây du khách còn biết đến Khu bảo tồn thiên nhiên Krông Trai thuộc 2 xã của huyện Sơn Hoà là Krông Trai và Krôngpa . Hồ thuỷ điện Sông Hinh cùng nhiều điểm du lịch sinh thái nằm trong huyện Sông Hinh đã và đang là nơi du lịch trong những ngày nghỉ cuối tuần của nhân dân trong tỉnh.

Lịch sử hình thành
Trong lịch sử Việt Nam thời các Chúa Nguyễn kéo dài 219 năm cùng chín vị nối tiếp nhau lên ngôi Chúa, đầu tiên là Nguyễn Hoàng. Năm 1558 Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hoá và đến năm 1569 kiêm trấn thủ Quảng Nam - Vị Chúa muốn "Vạn đại dung thân" này đã sớm quan tâm củng cố phần đất phía Nam.

Năm 1578, chúa Nguyễn Hoàng đã cử Lương Văn Chánh vào trấn biên vùng đất phía Nam đèo Cù Mông và Ông đã đạt được nhiều thắng lợi về quân sự như: đánh thành nhà Hồ (một địa danh hiện nay thuộc huyện Phú Hòa, ven sông Ba, gốc của người Chiêm Thành), lấy núi Nhạn; Tổ chức tốt việc phòng thủ, chiêu tập lưu dân từ Thuận Quảng vào khai khẩn, lập ấp. Lương Văn Chánh chết người Chiêm Thành xâm lấn, Nguyễn Hoàng cử người dẹp yên và lập ra phủ Phú Yên gồm hai huyện Đồng Xuân và Tuy Hoà vào năm 1611 và lấy tên Phú Yên từ đó.

0