25/05/2018, 14:03

Phong trào Nghĩa Hòa Đoàn

Lực lượng nghĩa binh Nghĩa Hòa Đoàn Thời gian 2 tháng 11, 1899 - 7 tháng 9, 1901 Địa điểm Trung Quốc Nguyên nhân bùng nổ Các đối xử thiếu công bằng, sự bất bình với việc xâm ...

Lực lượng nghĩa binh Nghĩa Hòa Đoàn

Thời gian 2 tháng 11, 1899 - 7 tháng 9, 1901

Địa điểm Trung Quốc

Nguyên nhân bùng nổ Các đối xử thiếu công bằng, sự bất bình với việc xâm chiếm của các đế quốc phương Tây và Nhật Bản tại Trung Quốc trước một nhà Thanh yếu ớt

Kết quả Chiến thắng của quân Đồng Minh

Khởi nghĩa Nghĩa Hòa Đoàn hay còn gọi là phong trào Nghĩa Hòa Đoàn (chữ Hán: 義和團運動; giản thể: 义和团运动; bính âm: Yìhétuán Yùndòng; có nghĩa nôm na: "phong trào xã hội công bằng và hòa hợp") là một cuộc khởi nghĩa của Trung Quốc (tháng 11 năm 1899 đến 7 tháng 9, 1901) chống lại những thế lực nước ngoài trong các lĩnh vực giao thương, chính trị, văn hóa và công nghệ. Cuộc nổi dậy xảy ra tại Trung Hoa trong suốt những năm cuối của triều đại Mãn Thanh. Trong đó, các thành viên Nghĩa Hòa Đoàn gieo rắc lòng căm thù đối với những thương nhân nước ngoài và các vị cố đạo truyền giáo và kêu gọi mọi người thanh toán những nhóm người này[1]. Những người nổi dậy tức giận xông vào các nhà thờ ở khắp miền Bắc Trung Quốc giết hại các nhà truyền giáo mà họ gọi là "những kẻ đi gieo rắc tội ác". Quân Nghĩa Hòa Đoàn thắt khăn đỏ ở cổ tay hay chân dùng dao hoặc giáo mác chặt đầu những người bị hành hình rồi bêu đầu lên ngọn giáo. Tại Sơn Tây họ đã giết tới 200 người nước ngoài, chủ yếu là những nhà truyền giáo và thân nhân của họ. Chỉ trong vòng 1 ngày có tới 45 người bị giết[2]. Tháng 6 năm 1900, các nghĩa sĩ chiếm đóng Bắc Kinh và giết 230 người không phải người Hoa. Mười nghìn tín đồ cơ đốc giáo Trung Hoa, những ai giống với tín đồ đạo Thiên Chúa và đạo Tin Lành đều bị giết phần lớn tại hai tỉnh Sơn Đông và Sơn Tây như là một phần của cuộc nổi dậy. Chính quyền của Từ Hi Thái Hậu tỏ ra bất lực khi các nhà ngoại giao và binh sĩ cũng như thường dân nước ngoài và một vài tín đồ Cơ Đốc Giáo người Hoa phải rút lui tới các tòa công sứ và cầm cự 55 ngày cho đến khi liên quân đa quốc gia gửi 20.000 quân tới giải cứu. Chính quyền Trung Hoa bị ép phải bồi thường cho các nạn nhân và thực hiện thêm các nhượng bộ bổ sung. Cuộc cải tổ được thi hành sau những chỉ trích năm 1900 đã đặt nền tảng cho dấu chấm hết của triều đại Mãn Thanh và mở đầu cho sự thành lập Trung Hoa Dân Quốc.

0