Phong cách Hồ Chí Minh
Hướng dẫn I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG 1. là một phần của văn bản , cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990. 2. Mặc dù rất am tường và chịu ảnh hưởng của nền văn ...
Hướng dẫn
I – KIẾN THỨC CƠ BẢN CẦN NẮM VỮNG
1. là một phần của văn bản , cái vĩ đại gắn với cái giản dị của tác giả Lê Anh Trà, trích trong cuốn sách Hồ Chí Minh và văn hoá Việt Nam, Viện Văn hoá xuất bản, Hà Nội, 1990.
2. Mặc dù rất am tường và chịu ảnh hưởng của nền văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới nhưng phong cách của Hồ Chí Minh vô cùng giản dị. Điều đó được thể hiện ngay trong đời sống sinh hoạt của Người: nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc mộc mạc, trang phục đơn sơ, ăn uống đạm bạc.
3. Trong văn bản , tác giả đưa ra luận điểm then chốt: là sự kết hợp hài hoà giữa tính dân tộc và tính nhân loại, truyền thống và hiện đại, giữa vĩ đại và giản dị.
Để làm sáng tỏ luận điểm này, tác giả đã vận dụng một hệ thống lập luận chặt chẽ, với những dẫn chứng xác thực, giàu sức thuyết phục về những chặng đường hoạt động cách mạng, về ngôn ngữ và về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của Bác.
II – HƯỚNG DẪN ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Hồ Chí Minh có một vốn tri thức văn hoá rất uyên thâm, thể hiện ở sự am hiểu sâu sắc về các dân tộc và nhiều nền văn hoá trên thế giới. Đặc biệt, sự hiểu biết về văn hoá thế giới đó đã hoà quyện với gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người để trở thành một nhân cách, một lối sống bình dị rất Việt Nam, rất phương Đông nhưng đồng thời cũng rất mới, rất hiện đại.
Vốn tri thức văn hoá đó của Hồ Chí Minh có được là bởi trong cuộc hành trình gian nan tìm đường cứu nước, Người đã tiếp xúc với văn hoá nhiều nước, nhiều vùng trên thế giới. Đến đâu Người cũng học hỏi, tìm hiểu văn hoá, nghệ thuật của đất nước đó, vùng đó. Khi tiếp xúc với các nền văn hoá, Người luôn có ý thức tiếp thu cái đẹp, cái hay, đồng thời phê phán những cái tiêu cực.
2. Lối sống bình dị, rất Việt Nam, rất phương Đông của Hồ Chí Minh được thể hiện chủ yếu qua đời sống sinh hoạt vô cùng giản dị của Người:
– Nơi ở chỉ là một ngôi nhà sàn nhỏ bé với những đồ đạc đơn sơ, mộc mạc.
– Trang phục bình dị (bộ quần áo bà ba, chiếc áo trấn thủ, dép lốp…).
– Ăn uống hết sức đạm bạc với những món ăn dân dã quen thuộc của nhân dân (cá kho, rau luộc, cà muối, dưa ghém,…).
3. Nếp sống giản dị và thanh đạm của Hồ Chí Minh chính là biểu hiện của vẻ đẹp tâm hồn rất mực thanh cao. Giản dị mà không sơ sài, đạm bạc mà không gợi cảm giác cơ cực, từ cách bài trí cho đến ăn ở, sinh hoạt hằng ngày đều thể hiện sự thanh thản, ung dung. Cuộc sống đó có vẻ gần với cuộc sống của một nhà hiền triết, một vị trích tiên, tuy nhiên lại không hẳn như vậy. Bản lĩnh, ý chí của một người chiến sĩ cách mạng vĩ đại đã hoà nhập cùng tâm hồn một nhà thơ lớn, một nhà văn hoá lớn. Khao khát cống hiến cho Tổ quốc, nhân dân bao nhiêu thì Người lại càng yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống bây nhiêu, vẻ đẹp của các yếu tố ngoại cảnh, từ ngôi nhà, vườn cây, ao cá cho đến cách trang phục, ăn uống, nói năng,… đã thể hiện rất rõ vẻ đẹp tâm hồn Người, rất mạnh mẽ song cũng rất lãng mạn, rất thơ.
III – HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP
Có nhiều câu chuyện viết về lối sống giản dị mà cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quê hương nghĩa nặng tình sâu là một câu chuyện cảm động trong số đó. Em có thể đọc và kể lại câu chuyện sau:.
“Ngày 14 – 6 – 1957, Bác Hồ về thăm quê -làng Sen, Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An sau hơn 50 năm xa quê.
Nghe tin ngày mai Bác về, dân làng thao thức. Mọi người đều nghĩ tới ngày đón người con của quê hương nhưng cũng là vị Chủ tịch nước chắc phải thật long trọng.
Sáng ấy, Bác về với bộ quần áo ka ki và đôi dép cao su quen thuộc. Hình ảnh ấy đã xua tan cái cảm giác xa cách nửa thế kỉ, và bà con cảm thấy gần gũi, thân thiết lạ thường như mới gặp Bác ngày hôm qua vậy. Bác vẫy tay cất tiếng chào mọi người. Một chú mời Bác vào nhà tiếp khách mới xây ở gần nhà Bác, nhưng Bác ngăn lại:
– Tôi xa nhà, xa quê đã lâu, nay mới có dịp về, tôi phải về thăm nhà đã, còn đây là nhà tiếp khách để dành cho khách, tôi có phải là khách đâu!
Ngôi nhà mà Bác Hồ nhắc tới là ngôi nhà năm gian được xây dựng năm 1901. Chú cán bộ hướng dẫn Bác đi vào ngõ cạnh nhà ngang. Chiếc cổng tre gắn một tấm biển nhỏ: "Nhà Bác Hồ”, Bác cười vui:
– Đây là nhà cụ Phó bảng chứ có phải nhà Bác Hồ đâu!
Bác ngập ngừng trong giây lát rồi thong thả dọc theo hàng rào bước tiếp đến góc của mảnh vườn rồi rẽ tay phải dọc theo hàng rào râm bụt ở trước ngôi nhà. Bác nhẹ tay vạch rào râm bụt đi thẳng vào sân, vừa đi Bác vừa nhắc chú cán bộ địa phương:
– Các chú mở lối đi đằng ấy sai rồi. Cổng nhà cụ Phó bảng ở hướng đông này chứ!
Bác đứng giữa sân, nhìn quanh rồi lần lượt chỉ cho mọi người biết, trong vườn này ngày xưa chỗ nào là cây ổi, chỗ nào là cây thanh yên. Bác đi một lượt từ nhà trên xuống nhà dưới. Bác lại đi ra ngõ, nhìn quanh chòm xóm, nhìn ra núi Chung, nơi xưa kia Bác thường chơi thả diều.
Một cụ già chờ Bác ở ngõ, Bác lên tiếng hỏi ngay:
– Có phải ông Điền không?
– Vâng… anh Côông… Bác, Bác Hồ!
Bác nhanh nhẹn bước tới, nắm tay ông cụ đang run run vì cảm động, Bác hỏi:
– Anh Điền, anh vẫn khoẻ chứ!
Cụ già đó chính là ông Điền, người bạn thời niên thiếu của Bác, đã từng cùng nhau đi câu cá, đi thả diều. Hai tiếng “anh Điền” làm cho cụ già cảm động. Trước mặt cụ vẫn là người bạn năm xưa dù Bác đã trở thành Chủ tịch nước.
Bác nói với bà con dân làng:
"Tôi xa quê hương đã năm mươi năm rồi. Thường tình người ta xa nhà, lúc trở về thì mừng mừng tủi tủi. Nhưng tôi không tủi, mà chỉ thấy mừng. BỞi vì khi tôi ra đi, nhân dân ta còn nô lệ, bị bọn phong kiến đế quốc đè đầu cưỡi cổ. Bây giờ tôi về thì đất nước đã được giải phóng, nhân dân ta đã được tự do".
Nói rồi Bác đọc câu thơ:
Quê hương nghĩa nặng tình cao
Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình.
(Theo đồng chí Vũ Kì, Kể chuyện Bác Hồ, tập một, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003)
Mai Thu