25/05/2018, 14:36

Phát xít Ý

(tiếng Ý: fascismo) là thời kỳ nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến 1943. Từ "fascism" (chủ nghĩa phát xít) trong tiếng Anh xuất phát từ "fascio" trong tiếng Ý nghĩa là "đồng minh" (league). Chủ ...

(tiếng Ý: fascismo) là thời kỳ nước Ý nằm dưới quyền thống trị của đảng Phát xít do Benito Mussolini lãnh đạo, từ năm 1922 đến 1943. Từ "fascism" (chủ nghĩa phát xít) trong tiếng Anh xuất phát từ "fascio" trong tiếng Ý nghĩa là "đồng minh" (league). Chủ nghĩa phát xít Ý được xem là hình mẫu cho các hình thức chủ nghĩa phát xít khác. cùng Đức Quốc Xã và Đế Quốc Nhật Bản hợp thành khối Trục trong Đệ Nhị Thế Chiến.

Vào thời Đệ Nhất Thế Chiến quân đội hoàng gia Ý chiến đấu cùng phe với Anh Quốc và Pháp. Tháng 11 1918, Ý đánh bại đế quốc Áo-Hung, giành được nhiều đất như Trentino, South Tyrol, Trieste và Istria, cộng thêm Fiume và vài vùng khu bờ biển Dalmatia (Zara). Tuy thế, dân Ý lúc bấy giờ sống rất lầm than vì mất 600.000 dân trong cuộc chiến, lạm phát, thất nghiệp lan tràn và chính phủ Ý mất tín nhiệm.

Nhân cơ hội này, đảng dần dần lên nắm quyền trong nước, vua Ý Vittorio Emanuele III vì sợ nội chiến và cách mạng phải nhượng bộ.

Trong những năm 1922 - 1923, chính phủ phát xít do Benito Mussolini cầm đầu tỏ vẻ tôn trọng và phát huy dân chủ. Nhưng sau cuộc bầu cử dối trá năm 1924, Mussolini và phe đảng thắng thế tối cao trong quốc hội và từ ngày 3 tháng 1 1925 thẳng tay tiêu diệt mọi quyền tự do dân chủ.

Sau đó ông thành lập chính phủ độc tài, giành hết quyền quản lý của quốc gia về đảng chính trị duy nhất của ông, đảng Phát Xít Quốc Gia. Những đảng khác đều bị cấm hoạt động, các công đoàn độc lập đều bị bác bỏ. Hệ thống đàn áp cảnh sát trị này được một số dân Ý xem là cách duy nhất để tránh sự xâm nhập của cộng sản vào nước Ý. Tuy không tàn bạo bằng hệ thống của Hitler, cảnh sát mật vụ của Mussolini khủng bố, hãm hại và thủ tiêu cả chục ngàn người chống đối.

Mussolini kế đến phát huy chủ nghĩa phát xít tại châu Âu. Những lãnh tụ độc tài như Salazar ở Bồ Đào Nha, Franco ở Tây Ban Nha và Hitler ở Đức học hỏi ít nhiều từ chính sách phát xít Ý. Một số chính trị gia tại Anh Quốc và Hoa Kỳ cũng khâm phục thay đổi ở Ý trong những năm đầu. Tuy thế, người Ý hải ngoại không mấy ủng hộ chính sách độc tài này.

Benito Mussolini thủ tướng và lãnh tụ đảng Phát Xít Ý

Năm 1929, Mussolini thực hiện hiệp ước Bể Thánh, và chính quyền độc lập Vatican ra đời ngay trong lòng thủ đô Roma của Ý.

Năm 1935 Ý chiếm Ethiopia. Anh và Pháp lên tiếng phản đối và lánh xa Ý. Mussolini lúc bấy giờ bắt đầu tỏ ý theo Đức Quốc Xã và ký hiệp ước liên minh với Hitler vào năm 1936 và sau đó ký kết liên minh khối Trục năm 1938. Ý ủng hộ Franco trong nội chiến Tây Ban Nha, chấp nhận Đức hoành hành trung Âu và đồng ý khi Hitler bắt Áo xát nhập vào Đức. Tuy nhiên tháng 10 năm 1938, Mussolini hòa giải thành công những va chạm chính trị giữa Anh, Pháp và Đức - với con mồi là Tiệp Khắc.

Tháng 4 1939, chiếm Albania nhưng tháng 9 năm đó Mussolini không cho quân Ý theo Hitler tấn công Ba Lan, viện cớ chưa chuẩn bị hàng ngũ quân đội. Khi thấy Đức thắng ở Pháp, Ý mới chính thức tham chiến vào tháng 6 năm 1940. Nhưng vì quân đội Ý không mấy gì mạnh và tướng tá cũng không lấy gì làm giỏi nên sau khi theo ngả Albania tấn công Hy Lạp bị đẩy lui. Cùng năm 1940, Ý tấn công và chiếm Somalia (thuộc Anh Quốc) nhưng sau đó cũng bị quân Đồng Minh đập tan. Tại mặt trận Bắc Phi, quân đội Ý cũng bị đánh gần tan nát trước khi may mắn được tướng Rommel của Đức cứu thoát.

Sau khi đại bại tại nhiều mặt trận, Ý bị quân đồng minh tấn công vào tháng 5 1943. Tháng 7 1943, vua Ý Vittorio Emanuele III lật đổ chính phủ của Mussolini và ra lệnh truy nã nhà độc tài Ý. Tháng 9 1943, Ý đầu hàng đồng minh nhưng lập tức Hitler cho quân Đức tiến vào chiếm lại. Trong hai năm sau đó, xứ Ý trở thành một chiến địa đẫm máu giữa một bên gồm quân phát xít Ý và Đức Quốc Xã, bên kia là quân kháng chiến Ý và đồng minh. Đến ngày 25 tháng 4 1945 nước Ý mới thật sự được giải phóng và xây dựng lại hòa bình.

0