28/02/2018, 14:45

Phát hiện mới về điểm chung giữa các ngôn ngữ trên thế giới

Khoảng 60% các ngôn ngữ trên thế giới có sự tương đồng về cách phát âm và ký tự dùng trong nhiều từ thông dụng. Nghiên cứu công bố ngày 12/9 trên tạp chí của Viện Khoa học quốc gia Mỹ phản bác một quan điểm tồn tại lâu đời rằng iữa các ngôn ngữ khác nhau, không tồn tại sự tương đồng về âm của ...

Khoảng 60% các ngôn ngữ trên thế giới có sự tương đồng về cách phát âm và ký tự dùng trong nhiều từ thông dụng.

Nghiên cứu công bố ngày 12/9 trên tạp chí của Viện Khoa học quốc gia Mỹ phản bác một quan điểm tồn tại lâu đời rằng iữa các ngôn ngữ khác nhau, không tồn tại sự tương đồng về âm của một từ và ý nghĩa của từ đó.

Qua nghiên cứu, ông Morten Christiansen, chuyên gia tâm lý học tại Đại học Cornell, nhận định các ngôn ngữ khác nhau trên thế giới có một sự tương đồng trong sử dụng âm của một từ và mối liên hệ này vượt xa hơn cả những tác động như sự phân bố dân cư hay nguồn gốc của ngôn ngữ.

Sự giống nhau này có tác động từ nhân tố con người.
Sự giống nhau này có tác động từ nhân tố con người.

Ông Christiansen cho rằng sự giống nhau này có tác động từ nhân tố con người, song hiện tại các nhà khoa học cần nghiên cứu sâu hơn trước khi đưa ra kết luận cụ thể.

Nghiên cứu đã phân tích 100 từ vựng cơ bản của khoảng 6.000 ngôn ngữ trên thế giới. Kết quả cho thấy một phần đáng kể trong số những từ vựng này ở các ngôn ngữ khác nhau đều có sự tương đồng về cách phát âm cũng như nghĩa từ.

Cụ thể, ở phần lớn các ngôn ngữ, từ miêu tả "mũi" thường bao gồm âm "n" hoặc "u". Từ "lưỡi" thường đi kèm với âm "l", từ "cát" (tiếng Anh là "sand") nhiều khả năng bao gồm âm "s" trong khi âm "r" hay xuất hiện trong các từ như "màu đỏ" (tiếng Anh là "red") hay "tròn" (tiếng Anh là "round").

Ví dụ từ "câu lạc bộ" trong tiếng Anh là "club", tiếng Nga cũng có cách phát âm và ký tự tương tự. Tỷ lệ xuất hiện không tuyệt đối song đủ thường xuyên để bác bỏ giả thuyết ngẫu nhiên. Mối quan hệ này mạnh nhất trong nhóm từ miêu tả bộ phận cơ thể.

Nghiên cứu là công trình hợp tác giữa Đại học Zurich, Đại học Leiden, Viện Khoa học về lịch sử con người Max Planck và Đại học Leipzig.

0