08/02/2018, 00:08

Phát biểu cảm nhận của em về hiệu quả nhạc tính trong những câu thơ sau: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: – Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Phát biểu cảm nhận của em về hiệu quả nhạc tính trong những câu thơ sau: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: – Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử) Hướng dẫn “Khách xa ...

Phát biểu cảm nhận của em về hiệu quả nhạc tính trong những câu thơ sau: “Khách xa gặp lúc mùa xuân chín Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: – Chị ấy năm nay còn gánh thóc Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?” (Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tử)

Hướng dẫn

“Khách xa gặp lúc mùa xuân chỉn

Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:

– Chị ấy năm nay còn gánh thóc

Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?".

(Mùa xuân chín – Hàn Mặc Tứ)

Trong đoạn thư trên, người đọc đặc biệt ấn tượng với hiệu quả nhạc tính được tạo nên tir câu thơ: Chị ấy năm nay còn gánh thóc / Dọc bờ sông trắng nắng chang chang?”.

Trong hai câu thơ ấy, có hàng loạt các từ ngữ bắt vần với nhau: “thóc” – “dọc”, “trắng” – “nắng”, “chang chang”. Tiếng cuối của câu trên bắt vần với tiếng đầu của câu dưới khiến hai câu thơ như liền làm một. Điều đó gợi đến không gian dài dặc cua triền sông, của con đường gánh thóc. Không chỉ vậy, hai cặp vần trắc “thóc” – “dọc”, “trắng” – “nắng” được xen giữa những âm vần bằng “sông”, “chang chang” khi đọc lên nghe như nhịp nấy của thanh đòn gánh, nhịp chùng của gánh thóc và nhịp đi cùa cô gái bên sông. Điều đặc biệt là bốn tiếng sau của câu thơ cuối bắt vần với nhau theo cấu trúc vần T-T, B-B. Hơn thế, vần “ang” lại là âm vang. Vì vậy, hai tiếng “trắng nắng” như tạo đà để’ hai tiếng “chang chang” vang xa trên mặt sông lấp lánh. Càu thơ đã trơ thành một câu hát bên sông.

Không chí vậy, bốn tiếng liên tiếp “trắng”, “nắng”, “chang chang”đều gợi đến ánh sáng. Nó khiến câu thơ lòa lên thứ ánh sáng siêu thực thương thấy trong thơ Hàn Mặc Tử (chẳng han như – “áo em trắng quá nhìn không ra”). Điều đó cùng thật dễ hiểu vì không gian ấy là không gian của tâm tưởng, của giây phút “bâng khuâng” mà chợt nhớ về người con gái của dĩ vãng, dòng sông của dĩ vãng, ánh nắng của dĩ vãng…

Thu Trang

0