25/05/2017, 01:02

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Văn mẫu lớp 6

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Văn mẫu lớp 6 4.8 (96%) 380 votes Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Nhận được tầm quan trọng của trí tuệ, nhân dân ta đã sáng tạo ra những nhân vật trong ...

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Văn mẫu lớp 6 4.8 (96%) 380 votes Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định Nhận được tầm quan trọng của trí tuệ, nhân dân ta đã sáng tạo ra những nhân vật trong truyện cổ tích với trí thông minh phi thường. Truyện Em bé thông ...

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Nam Định

Nhận được tầm quan trọng của trí tuệ, nhân dân ta đã sáng tạo ra những nhân vật trong truyện cổ tích với trí thông minh phi thường. Truyện Em bé thông minh đề cao trí khôn dân gian, từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy.

Trong truyện em bé đã thể hiện sự thông minh của mình qua 4 lần thử thách. Đúng đến lúc khó khăn, cả triều đình đang đau đầu suy nghĩ cách giải quyết thì chính em bé là người giải cứu cho cả một quốc gia. Trí tuệ của cậu bé thật phi thường, khiến người người phải ngưỡng mộ.

Lần đầu, em trả lời câu hỏi éo le của viên quan: Trâu cày một ngày được mấy đường?Lần thứ hai, em hóa giải cái lệch ngược đời của vua về chuyện ban cho dân làng ba con trâu đực, bắt nuôi sao cho chúng đẻ thành chín con trong một năm…Lần thứ ba, em vượt qua thử thách cực kì khó khăn: từ thị một con chim sẻ, phải nấu thành ba mâm cỗ theo yêu cầu của nhà vua.Lần thứ tư là làm được công việc oái ăm mà sứ thần nước ngoài thách đố: xâu một sởi chỉ mảnh qua đường ruột của một chiếc vỏ ốc vặn.

Khi đó đất nước đang thái bình, vua là người biết trọng dụng người tài, vì vậy nhà vua đã lệnh cho viên quan đi khắp các vùng miền để tìm nhân tài. Viên quan ấy đã đi rất nhiều nơi mà vẫn chưa tìm thấy ai như ý. Một hôm, viên quan đi qua làng nọ, thấy hai cho con chú bé đang làm ruộng. Cha đánh trâu cày, con đập đất, những công việc quen thuộc hằng ngày của nhà nông. Khi viên quan cất giọng hách dịch hỏi: – Này, lão kia! Trâu của lão cày một ngày được mấy đường? Thì người cha bất ngờ và hốt hoảng nên cứ đứng ngẩn người ra chưa biết trả lời thế nào. Đứa con trai mới chừng bảy tám tuổi đã nhanh miệng vặn lại quan rằng: – Thế xin hỏi ông câu này đã. Nếu ông trả lời đúng ngựa của ông đi một ngày được mấy bước, tôi sẽ cho ông biết trâu của tôi cày một ngày được mấy đường.

Trong lần đầu tiên này, sự nhanh trí của chú bé thể hiện ở chỗ đã đánh đố lại viên quan. Chú bé biết lợi dụng chính cái lắt léo trong câu hỏi để đẩy ông ta vào thế bí. Chú đã xoay chuyển được tình thế, giành phần thắng về mình. Có ai để ý đếm bước chân ngựa trên đường? Vậy thì có ai đếm được trâu cày trong một ngày bao giờ? Mục đích của viên quan là nêu câu hỏi cắc cớ để dồn kẻ bị hỏi vào thế lúng túng, thì chú bé đã hỏi lại viên quan với ngụ ý: Nếu ông không trả lời được của tôi thì cha tôi không việc gì phải trả lời ông cả. Trái độ mạnh bạo, tự tin cùng câu hỏi thông minh của chú bé khiến viên quan nọ giật mình, há hốc mồm sửng sốt và nghĩ rằng có lẽ chú bé chính là nhân tài mà nhà vua đang cần tìm. Ông ta vội vã trở về triều, trong bụng mừng thầm.

Nghe viên quan tâu lại đầu đuôi câu chuyện về chú bé, nhà vua mừng rỡ nhưng muốn thử lại cho chắc chắn: Vua sai ban cho làng (của chú bé) ba thúng gạo nếp với ba con trâu đực, ra lệnh phải nuôi làm sao ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ, nếu không thì cả làng phải tội.

Nhận được lộc vua ban nhưng dân làng ai cũng lo lắng, sợ hãi. Cả làng họp bàn liên tục mà không tìm ra cách giải quyết. Giải quyết sao được bởi xưa nay trâu đực có đẻ con bao giờ? Nhưng dẫu phi lí đến đâu chăng nữa thì đó cũng là lệnh vua. Không thực hiện đúng lệnh là mắc tội khi quân, ắt cả làng phải chịu tội chết. Đoạn kể về thái độ của dân làng khi nhận được lệnh vua thật cụ thể, sinh động, làm nổi bật không khí lo sợ kinh hoàng. Từ trên xuống dưới, mọi người đều tin là một tai họa.

Chuyện đến tai chú bé, chú bé thản nhiên bảo cha: ' Chả mấy khi được lộc vua ban, cha cứ thưa với làng giết thịt hai con trâu và đồ hai thúng gạo nếp để mọi người ăn một bữa cho sướng miệng. Còn một con trâu và một thúng gạo, ta sẽ xin làng làm phí tổn cho cha con ta trẩy kinh lo liệu việc đó.”Thấy con nói thế, người cha sợ hãi khuyên can, chú bé vẫn khăng khăng quả quyết: "Cha cứ mặc con lo liệu, thế nào cũng xong xuôi mọi việc".

Nghĩ sao làm vậy, chú cùng cha lên kinh đô, tìm cách đến tận trước ngai vàng và ra mắt vua với điệu bộ, lời lẽ cố tình gây chú ý đối với mọi người: lẻn vào sân rồng, khóc um lên. Thấy chuyện lạ, vua sai lính điệu vào, phán hỏi: – Thằng bé kia, mày có việc gì? Sao lại đến đây mà khóc?. Chú bé chỉ chờ có thế để thực hiện mưu kế của mình: – Tâu đức vua! Mẹ con chết sớm mà cha con thì không chịu đẻ em bé để chơi với con cho có bạn, cho nên con khóc. Dám mong đức vua phán bảo cha con cho con được nhờ.

Lời nói ngộ nghĩnh của bé chú khiến nhà vua và quần thần đều bật cười về sự vô lí của nó. Vua phán: – Cha mày là giống đực, làm sao mà đẻ được!. Vậy là chú bé đã lừa nhà vua vào tròng một cách nhẹ nhàng, cậu bé vui mừng nói với nhà vua – Thế sao làng chúng con lại có lệnh trên bắt nuôi ba con trâu đực cho đẻ thành chín con để nộp đức vua? Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ!.

Thật là mưu trí hơn người, chú bé đã tương kế tựu kế, dùng thuật gậy ông lại đập lưng ông để giành phần chủ động về mình, mạnh dạn lấy cái phi lí trong lời lẽ của mình để buộc đức vua phải tự công nhận sự phi lí trong lệnh của đức vua. Trí thông minh nhanh nhạy, tài ứng đối trôi chảy, lí lẽ sắc sảo của chú bé làm cho đức vua và triều thần đều chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc.

Câu chuyện càng trở nên hấp dẫn khi chú bé lần lượt vượt qua hết thử thách này đến thử thách khác. Tuy đã tận mắt chứng kiến khả năng ứng xử thông minh của chú nhưng đức vua vẫn muốn thử một lần nữa. Đức vua sai sứ giả mang tới cho chú bé một con chim sẻ và truyền lệnh chú bé phải làm thịt chim, dọn thành ba mâm cỗ. Không chút bối rối, chú bé bảo cha lấy cho mình một cây kim may rồi đưa cho sứ giả và bảo: – ông cầm lấy cái này về tâu với đức vua xin rèn cho tôi thành một con dao để xẻ thịt chim. Phản ứng của chú bé thật nhanh nhạy và cách xử trí cũng thật là đáng phục. Chú bé đã đẩy trả thế bí cho đối phương bằng cách đánh đố lại với ngầm ý: Nếu nhà vua rèn được cây kim này thành con dao thì tôi cũng sẽ làm được ba mâm cỗ từ thịt con chim sẻ. Tất nhiên, yêu cầu của chú đối với vua là không thể thực hiện được, do vậy sẽ không có chuyện ngược lại. Trí thông minh của chú bé thật tuyệt vời!

Để câu chuyện tăng tính hiện thực và mức độ thuyết phục, người xưa đã đưa vào chi tiết: Hồi đó có một nước láng giềng lăm le muốn xâm chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Kiểu thử tài này thường thấy trong truyện kể dân gian về các nhân vật thông minh, tài giỏi như Trạng Quỳnh, Mạc Đĩnh Chi, Trạng Hiền…

Sự thách đố oái ăm ấy làm cho các vị đại thần vò đầu suy nghĩ mà không sao tìm ra cách. Nhà vua đành phải nhờ đến trí thông minh của chú bé. Nghe qua, chẳng cần suy nghĩ lâu la gì, chú bé liền hát: – Tang tình tang! Tính tình tang. Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng. Bên thời lấy giấy mà bưng. Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang. Tang tình tang… Câu hát hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại chứa đựng một giải pháp cực kì sáng suốt, tuy đơn giản, dễ dàng như một trò chơi con trẻ. Dân gian chẳng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ đó sao? Kiến ngửi thấy mùi mỡ ắt tìm mọi cách lần sang bằng được, do vậy sợi chỉ sẽ được kéo sang theo. Đơn giản thế mà đức vua và các nhà thông thái không sao nghĩ ra. Giải pháp đó chính là trí tuệ, là kinh nghiệm của dân gian được đúc kết từ cuộc sống.

Trí thông minh của chú bé càng ngày càng được bộc lộ ở mức độ cao hơn. Ban đầu, chú bé làm cho viên quan đi tìm người tài phải ngạc nhiên. Sau đó đến đức vua và quần thần trong triều đình. Cuối cùng, sứ thần ngoại bang cũng phải thán phục trước trí tuệ của nhân tài nước Nam. Tài trí thông minh tuyệt vời của chú bé thật xứng đáng với chức Trạng nguyên nhà vua ban tặng, xứng đáng với dinh thự nguy nga bên cạnh cung vua. Chú bé trở thành người được nhà vua tin dùng trong quá trình trị vì đất nước.

Truyện đề cao trí thông minh của người lao động. Trí thông minh của chú bé không thể hiện qua chữ nghĩa, văn chương, thi cử mà là qua thực tế cuộc sống hằng ngày. Cuộc đấu trí của chú bé xoay quanh những chuyện bình thường như đường cày, bước chân ngựa, con trâu, con chim sẻ, con ốc, con kiến vàng. Chú bé tiêu biểu cho trí tuệ dân gian được đúc kết từ đời sống và luôn được vận dụng trong thực tế.Truyện còn mang ý nghĩa hài hước thâm thúy. Cách giải các câu đố của chú bé đều thông minh, hóm hỉnh, tạo ra những tình huống bất ngờ thú vị, đem lại tiếng cười vui vẻ.Trong truyện, từ dân làng cho đến các ông trạng, các nhà thông thái và vua quan đều thua tài em bé. Nhân vật em bé thông minh khiến cho mọi người yêu thích bởi tính chất hồn nhiên, ngây thơ mà sắc sảo tuyệt vời.

Qua câu chuyện này, ông cha ta muốn nhắn nhủ đến con cháu về tầm quan trọng của trí tuệ con người. Những người có trí tuê sẽ được xã hội công nhận và được đền đáp xứng đáng, vì vậy chúng ta cần rèn luyện và tu dưỡng đạo đức tốt để trở thành ngườ có ích cho xã hội và được xã hội vinh danh.

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Bài làm 2

Cùng với loại cổ tích thần kì như truyện Sọ Dừa, truyện Tấm Cám, Thạch Sanh,… kho tàng truyện dân gian nước ta còn có loại cổ tích sinh hoạt, cổ tích sinh hoạt gần như không có yếu tố thần kì, được cấu tạo theo cách "xâu chuỗi" các mẩu chuyện từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, vổ cùng hấp dẫn. Truyện Em bé thông minh là một áng cổ tích như thế. Có thế coi tác phẩm thuộc loại truyện "Trạng". "Trạng" là người thông minh, tài trí hơn người, có khả năng ứng đáp linh hoạt, hoá giải được mọi bài toán, câu đố hiểm hóc. Truyện "Trạng" đề cao trí khôn dân gian, kinh nghiệm sống được vận dụng sáng tạo, đem lại tiếng cười vui vẻ, hồn nhiên mà thâm thuý. Điều thú vị là nhân vật "Trạng" trong các truyện này nhiều người chẳng được học hành, theo đòi sách vở như các ông Tiến sĩ, Trạng nguyên mà chỉ là một anh nông dân nghèo rớt mồng tơi hoặc một em bé còn ăn bám bố mẹ. Chính em bé đó, bằng trí thông minh, tài ứng đối đã khiến mọi người sửng sốt thán phục. Em bé đó là nhân vật trung tâm của truyện Em bé thông minh. Trí khôn của em không chỉ khiến nhiều người khảm phục mà đã nhiều lần cứu nguy cho cả làng, cả nước, cho ngàn vạn người.

1. Trí khôn, mưu kế của em bé được thử thách như thế nào ?

a) Em bé đã phải bốn lần đối mặt với câu đố, bốn bài toán trí tuệ hóc búa. Lần thứ nhất, em phải đáp lại câu đố của quan : "Trâu của lão cày một ngày được mấy đường ?". Lần thứ hai, em phải tìm ra thâm ý của nhà vua : nuôi làm sao cho ba con trâu ấy đẻ thành chín con, hẹn năm sau phải đem nộp đủ. Lần thứ ba cũng là thâm ý, thử thách của vua : từ con chim sẻ "phải dọn thành ba cỗ thức ăn. Và lần thứ tư, vừa là lời thách đố vừa trêu tức, "chơi xỏ" của sứ thần nước ngoài đối với triều đình, với toàn dân tộc ta là xâu một sợi chỉ qua ruột con ốc vặn rất dài.

b) Lời thách đố mỗi lần một tăng lên, lần sau khó hơn lần trước. Lần thứ nhẩt, viên quan đố, lần thứ hai và thứ ba là lời thách đố của nhà vua. Cả hai đều chỉ nhằm tìm người tài giỏi, thông minh. Riêng lần thứ tư thì người đố là "sứ thần" của nước khác. Nhân vật ra đố khác rồi, ý nghĩa cuộc đố cũng khác. Đây không chỉ là tìm người thông minh mà còn hàm ý thử thách trí khôn của cả triều đình, của toàn dân tộc. Xét về tính chất thì sự oái oăm, độ hóc búa của các câu đố, những dữ kiện mà người đố đưa ra mồi lúc thêm kì quặc. Hoặc là một việc làm "lẩn thẩn" : đếm đường cày mỗi ngày, hoặc là một hiện tương vô lí, trái lẽ đời : trâu đực đẻ con, một con sẻ bé tẹo làm thành ba mâm cỗ. Có khi là một việc không chí "lẩn thẩn" mà còn kì quặc, éo le đến độ… chỉ có thánh thần mới làm được. Thêm nữa, tính oái oăm, căng thẳng còn được thể hiện ở sự lựa chọn người giải đố. Lần thứ nhất, viên quan yêu cầu em bé giải đố. Lần thứ hai, nhà vua thử thách hai bố con. Con số gấp đôi. Lần thứ ba, nhà vua thách đố cả dân làng. Số người bị lôi vào trận đấu trí tuệ tăng gấp mười, gấp trăm lần rồi! Đến lần thứ tư thì… đáng sợ quá. Sứ thần nước khác thách đố cả triều đình, gồm toàn những người quyện cao, trí sáng. Cứ mỗi lần như thế, hầu như mọi người, già trẻ, lớn bé, dân thường, vua chúa đểu… bị đẩy vào thế… bí. Dân làng thì "lo lắng, không hiểu thế là thế nào, coi dó là tai hoạ". Vua qiian thì "vò dầu suy nghĩ", "lắc đầu bó tay". Trong khi đó, em bé – nhân vật chính của câu chuyện – vốn bị mọi người thờ ơ, coi thường, thì vẫn bình thản như không, thậm chí "còn đùa nghịch ở sau nhà". Dường như đối với em, mọi sự trên đời, mọi lời thách đố chẳng có gì ghê gớm, khó khăn. Nó là cuộc đời diễn biến hằng ngày mà em từng thấy, từng chơi đùa vui vẻ, hồn nhiên như tâm hồn, trí tuệ của tuổi thơ trong sáng. Mỗi lần kể vẽ một câu đố, tác giả truyện cổ tích này không chỉ đặt ra tình huống đơn giản là sự đối đầu giữa người đố và em bé, một người đối với một người, người lớn đối với trẻ em. Không ! Tình huống đố và yêu cầu giải đố mỗi lúc một tăng cao, cả về số lượng lẫn chất lượng. Từ đó, ngầm một sự so sánh thú vị : lần thứ nhất so sánh em bé với người cha, lần thứ hai so sánh em với dân làng, lần thứ ba khi em bé đố lại thì là so sánh chính em với nhà vua và đến lần thứ tư, rõ ràng người kể chuyện muốn so sánh một mình em bé với cả triều đình gồm vua, quan, các ông trạng, các đại thần. Cả bốn lần, nhờ sự so sánh ấy, vị trí em bé được đề cao, trí tuệ em bé toả sáng dần. Em bé, em là… thần đồng đấy ư ?

2. Vị thần đồng ấy có trí thông minh như thế nào khi giải các câu đố ?

a) Ta hãy lần lượt quan sát cách giải và lắng nghe lời giải của chú bé : Lần thứ nhất, em bé đố lại viên quan : "ngựa của ông đi một ngày được mấy bước". Lần thứ hai, em bé vặn lí với nhà vua : "Giống đực thì làm sao mà đẻ được ạ !". Lần – thứ ba, em cũng đố lại vua, xin vua rèn cái kim thành con dao để xẻ thịt một con chim sẻ làm ba mâm cỗ. Và lần thứ tư, em bé dùng kinh nghiệm sống của nhân dân : kiến thấy mùi mỡ ắt phải tìm đến ! Điều thú vị là mỗi lần giải đố, em bé lại dùng một "chiêu" khác nhau. Lần thì lấy "gậy ông đập lưng ông" để đẩy đối phương vào thế bí mà chịu thua cuộc. Lần thì chỉ ra cái "chiêu" của đối phương vô lí, phi lí, trên đời không thể xảy ra khiến đối phương bị "tóm gáy", mà đầu hàng, hoặc cười xoà vui vẻ… Điều thú vị hơn nữa là tất cả những lời giải đố, những chiêu võ trí tuệ của em bé đều không chép từ sách vở nào cả mà bắt nguồn từ kiến thức đời sống. Nó tươi tắn, hồn nhiên mà bất ngờ, đầy sức thuyết phục. Đó chính là sự tươi tắn, thuần hậu, chất phác trong tâm hồn và trí tuệ của nhân dân. Chính nhân dân – những tác giả của câu chuyện cổ tích này – đã gửi trí khôn vào nhân vật em bé, nhờ nhân vật nói hộ mình những suy nghĩ, tính toán, những kinh nghiệm sống để giúp nhau gỡ rối, hoá giải các thử thách, khó khăn của các bài toán, câu đố trong cuộc sống hằng ngày.

b) Kết thúc câu chuyện, em bé thông minh được, vua phong là "Trạng nguyên", "Vua lại xây dinh thự ở một bên hoàng cung cho em ở, để tiện hỏi han". Đấy là phần thưởng đích đáng để khẳng định, tôn vinh vị thần đồng. Lời tôn vinh, sự khẳng định ấy có phải chỉ vì em bé thông minh, trí sáng hơn người ? Đúng ! Nhưng chưa đủ. Điểu đáng tôn vinh, đáng quý trọng nữa là mục đích, tác dụng, hiệu quả của những bài toán trí tuệ mà em bé đã giải. Trong bốn lần giải đố thì lần thứ hai và thứ tư đặc hiệt thú vị. Lần thứ hai, từ ba thúng gạo nếp vua ban và ba con trâu đực, em bé đã giúp cho dân làng biến "một tai hoạ" thành "một bữa ăn sướng miệng". Lần thứ tư, em bé chỉ cất tiếng hát vui vẻ "tang tình tang, tính tình tang…" mà các triều thần "mừng như mở cờ trong bụng" và sứ giả nước láng giềng phải thán phục. Sau sự "thán phục" này chắc chắn viên sứ giả sẽ trở về tâu với vua nước họ phải bỏ cái ý định ngông cuồng là "lăm le muốn chiếm bờ cõi nước ta". Như vậy, trí khôn của một em bé đã cứu nguy cho ngàn người, hoá giải những âm mưu đen tối. Trí khôn nói riêng, sự thông minh, tài năng sáng tạo của con người nói chung ứng dụng vào cuộc sống không phải để tỏ ra mình thông minh, hơn đời mà cần hướng vào một mục đích cao cả, để gỡ rối, cứu nguy, để đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người. Hiểu như thế, chúng ta càng thêm mến yêu em bé thông minh, coi trọng việc rèn giũa trí khôn, sự sáng tạo.

Tóm lại, truyện cổ tích Em bé thông minh là loại cổ tích sinh hoạt mà nhân vật trung tâm là nhân vật người thông minh – kiểu nhân vật rất phổ biến trong kho tàng cổ tích Việt Nam và thế giới. Truyện đề cao sự thông minh và trí khôn dân gian (qua hình thức giải những câu đố, vượt những thử thách oái oăm), từ đó tạo nên tiếng cười vui vẻ, hổn nhiên trong đời sống hằng ngày. Tôn vinh trí khôn là việc nên làm, nhưng việc cần tiếp tục làm là phải biết dùng trí khôn để phục vụ cuộc sống, đem lại niềm vui, hạnh phức cho mọi người. 

Phát biểu cảm nghĩ về truyện cổ tích Em bé thông minh – Bài làm 3

Trong kho tàng truyện dân gian truyện cổ tích thì không thiếu nhưng câu chuyện về những cô bé cậu bé từ nhỏ đã được biết đến la rất thông minh. Trong đó có câu chuyện em bé thông minh là một câu chuyện khá nổi tiếng nói về một em bé rất thông minh đề cao trí khôn dân gian từ đó tạo ra tiếng cười vui vẻ hồn nhiên nhưng không kém phần thâm thúy.

Trong câu chuyện này thì sự thông minh của em bé được thể hiện tất cả là bốn lần. Lần đầu tiên em trả lời được câu hỏi éo le của viên quan trâu cày một thước được mấy đường. Lần thứ hai em hóa giải được cái lệnh ngược đời của nhà vua về cái lệnh ngược đời khi đưa cho dân làng ba con trâu đực nhưng bắt nuôi chúng đẻ thành chín con trong một năm. Lần thứ ba em vượt được thử thách của nhà vua từ thịt của một con chim sẻ làm sao thịt nó ra được cho ba mâm cỗ. Lần thứ tư là câu đố của vị sứ thần làm sao một sợi chỉ mảnh có thể xuyên được qua một chiếc vỏ ốc vặn.

Lần đầu tiên trước câu hỏi vặn vẹo vô lí của viên quan khiên hỏi “trâu cua nhà ngươi một ngày cày được mấy đường” thì chú trả lới rất khôn khéo nhanh nhậy khi hỏi vặn lại viên quan “thế ngựa ông một ngày đi được mấy bước”khiến cho viên quan ngớ người không biết ứng sử ra sao. Từ thế chủ động chú bé đã đẩy viên quan rơi vào thế bị động khiến cho ông không biết làm thế nào. Sau đó viên quan liền về tâu với vua là có một cậu bé rất thông minh. Nhà vua mừng lắm vì đang cần tìm người tài nhưng vì chưa tin nên vẫn muốn thử em lần nữa. Nhà vua cho mang ba con trâu đực và ba thúng gạo cho làng cậu bé và bảo làm sao mà cho nó một năm cho ra chín con trâu cái. Em bé đã hóa giải bằng cách tương kế tựu kế đưa nhà vua và cận thần vào cạm bẫy của mình để cho ra một sự vô lí giống đực thì không thể đẻ được con. Thật là mưu trí hơn người, chú bé đã tương kế tựu kế, dùng thuật gậy ông lại đập lưng ông để giành phần chủ động về mình, mạnh dạn lấy cái phi lí trong lời lẽ của mình để buộc đức vua phải tự công nhận sự phi lí trong lệnh của đức vua. Trí thông minh nhanh nhạy, tài ứng đối trôi chảy, lí lẽ sắc sảo của chú bé làm cho đức vua và triều thần đều chịu thằng bé là thông minh lỗi lạc. Lần thứ ba là vua muốn thử cậu thêm một lần nữa khi đưa cho cậu một con chim làm sao mà thịt ra được ba mâm cỗ.

Em bé không cần suy nghĩ nhiều đã đưa cho quân lính một chiếc kim rèn hộ em thành một chiếc dao để em mổ thịt chim dồn vua vào thế bí. Tất nhiên chuyện đó không thể nào thực hiện cũng như chuyện vô lí mà nhà vua đã gây ra. Lần cuối cùng để câu chuyện tăng tính hiện thực và mức độ thuyết phục, người xưa đã đưa vào chi tiết: Hồi đó có một nước láng giềng lăm le muốn xâm chiếm bờ cõi nước ta. Để dò xem bên này có nhân tài hay không, họ sai sứ đưa sang một cái vỏ ốc vặn rất dài, rỗng hai đầu, đố làm sao xâu một sợi chỉ mảnh xuyên qua đường ruột ốc. Kiểu thử tài này thường thấy trong truyện kể dân gian về các nhân vật thông minh, tài giỏi như Trạng Quỳnh, Mạc Đĩnh Chi, Trạng Hiền…

Sự thách đố oái ăm ấy làm cho các vị đại thần vò đầu suy nghĩ mà không sao tìm ra cách. Nhà vua đành phải nhờ đến trí thông minh của chú bé. Nghe qua, chẳng cần suy nghĩ lâu la gì, chú bé liền hát: – Tang tình tang! Tính tình tang. Bắt con kiến càng buộc chỉ ngang lưng. Bên thời lấy giấy mà bưng. Bên thời bôi mỡ, kiến mừng kiến sang. Tang tình tang… Câu hát hồn nhiên, nhí nhảnh nhưng lại chứa đựng một giải pháp cực kì sáng suốt, tuy đơn giản, dễ dàng như một trò chơi con trẻ. Dân gian chẳng có câu: Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ đó sao? Kiến ngửi thấy mùi mỡ ắt tìm mọi cách lần sang bằng được, do vậy sợi chỉ sẽ được kéo sang theo. Đơn giản thế mà đức vua và các nhà thông thái không sao nghĩ ra. Giải pháp đó chính là trí tuệ, là kinh nghiệm của dân gian được đúc kết từ cuộc sống.

Câu chuyện ngợi ca trí thông minh của em bé bình dân qua đó ngợi ca trí thông minh của dân gian của người lao động. Ngoài ra câu chuyện còn đem lại cho cuộc sống tiếng cười hồn nhiên vui vẻ.

Từ khóa tìm kiếm

  • trinh bay cam nhan cua em ve nhan vat em bé thông minh

Bài viết liên quan

0