Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi
Phat bieu cam nghi ve nhan ve Phuong Dinh trong truyen ngan Nhung ngoi sao xa xoi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn đã in dậm dấu chân anh bộ đội, ...
Phat bieu cam nghi ve nhan ve Phuong Dinh trong truyen ngan Nhung ngoi sao xa xoi – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê. Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn đã in dậm dấu chân anh bộ đội, Trường Sơn gắn liền với hàng vạn thanh niên xung phong ngày đêm bám đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm. Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định trong truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
Trong kháng chiến chống Mỹ, đường Trường Sơn đã in dậm dấu chân anh bộ đội, Trường Sơn gắn liền với hàng vạn thanh niên xung phong ngày đêm bám đường, san lấp hố bom, phá bom nổ chậm. Nhà văn Lê Minh Khuê đã từng là thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn đầy máu lửa. Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm tiêu biểu của chị.
Truyện viết về ba cô gái trong một tổ trinh sát mặt đường làm nhiệm vụ phá bom trên tuyến đường Trường Sơn khốc liệt. Phương Định là nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.
Phương Định là nữ sinh thủ đô Hà Nội. Cái thời áo trắng hồn nhiên, vô tư của cô thật đẹp. Những hoài niệm của Phương Định về thời học sinh thật đáng yêu. Cơn mưa đá ngắn ngủi, đột ngột xuất hiện ở cuối truyện, ngay sau trận phá bom đầy nguy hiểm đã khơi dậy trong cô niềm vui thơ trẻ: cô nhớ mẹ, nhớ những cái cửa sổ ở nhà hoặc nhớ những ngôi sao to trên bầu trời thành phố… Phương Định nhớ bà bán kem trên những chiếc xe đẩy có trẻ con háo hức vây quanh, nhớ những ngọn đèn điện trên quảng trường lung linh như ánh sao trong xứ sở thần tiên, và cô nhớ cả bác bán xôi có cái thúng đội trên đầu,.,.
Quả là Phương Định có nhiều mơ mộng, tâm hồn trong sáng. Tâm hồn ấy đã lạm cô thích hát, thích ca. Lúc ở nhà, Phương Định hát say mê, có lúc hát ầm ĩ đến nỗi làm ông bác sĩ già mất ngủ. Có lần cô hát say sưa đến nỗi suýt ngã lăn nhào từ cửa sổ gác hai xuống đất. Lòng say mê ca hát ấy Phượng Định đã đem vào chiến trường, đem vào Trường Sơn đầy lửa đạn. Cô thích hát những hành khúc bộ đội, những bài dân ca quan họ, dân ca Nga, dân ca Ý. Cô đã mang niềm vui đến cho đồng đội, đem đến cho tể trinh sát sự yêu đời, lạc quan, tin tưởng. Phượng Định là bông hoa tô điểm cho cuộc đời không chỉ ở giọng hát mà còn ở ngoại hình xinh xắn của cô. Chiến trường khốc liệt không đốt cháy nổi tâm hồn trong sáng của người con gái ấy. Đẹp nhất ở Phương Định là đôi mắt, một đôi mắt có cái nhìn xa xăm đã làm cho bao chàng trai để ý. Thế nhưng, cô không để lòng mình xao động vì ai, chưa dành tình cảm cho ai. Cô chỉ thể hiện tình đồng đội, tình đồng chí trong cuộc đời người lính. Có lẽ Phương Định chưa nghĩ về tình cảm riêng tư vì chiến trường đang khốc liệt, vì không muốn tình cảm chi phối lí tưởng và nhiệm vụ của mình.
Lòng yêu hước căm thù giặc đã thôi thúc Phương Định lên đường tham gia vào tổ trinh sát. Cô sinh ra và lớn lên tại thủ đô, cô lại là người xinh xắn, thông minh và nhạy bén, có lẽ cô dễ dàng chiếm lấy một vị trí ở giảng đường đại học. Nhưng nhiệm vụ cứu nước là trên hết nên Phương Định xung phong làm nhiệm vụ trinh sát trên đường Trường Sơn đầy nguy hiểm. Cô đã cùng thế hệ trẻ Việt Nam “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”. Tuy gian khổ, vất vả và đầy nguy hiểm nhưng cô và các đồng đội của mình vẫn đầy tinh thần trách nhiệm. “Sau mỗi trận bom của địch thả xuống, họ lại lao ra trận địa phá bom”. Có thể nói, công việc của Phương Định và hai đồng đội của cô là nguy hiểm tột cùng, là đối diện với cái chết trong gang tấc nhưng ba cô gái trẻ vẫn không hề nao núng. Ba cô gái trong đội thanh niên xung phong ấy không hề run tay, vẫn tiếp tục cái công việc đáng sợ ấy hàng ngày, hàng giờ trên đường Trường Sơn đầy bi tráng. Các cô quyết tâm hoàn thành tốt công việc của mình. Họ quyết tâm châm, mìn, phá bom dù cho mắt cay, tim nghẹt. Có những quả bom hoặc mìn phải châm đến hai lần, ai dám chắc rằng người phá bom sẽ không hi sinh, không bị bom vùi. Bom nổ là tổ trinh sát chiến thắng, nhưng sau cái chiến thắng ấy cổ thể là sự mất mát đau thương, bị tàn phế hoặc hi sinh, bị vùi sâu trong lòng đất. Ba cô gái Định, Thảo, Nho thật gan dạ. Họ biết rằng “khắp xung quanh có nhiều quả bom chưa nổ. Có thể nổ bây giờ, có thể chốc nữa” nhưng họ vẫn lao vào trận địa để phá bom. Công việc “vào sinh ra tử” ấy không tránh khỏi đạn bom. Nho đã bị thương. Phương Định cùng Thảo đã chăm sóc tận tình đồng đội của mình.
Gan dạ, dũng cảm là đặc điểm vốn có của người chiến sĩ trinh sát, họ là “những ngôi sao” soi đường cho thanh niên Việt Nam, tiếp thêm sức manh cho tuổi trẻ. Ngôi sao tiêu biểu nhất là Phương Định. Cô là một nữ sinh nhỏ bé, hồn nhiên, xinh đẹp nhưng cũng rất anh hùng.
Lịch sử đã sang trang mới nhưng trang sử hào hùng ở Trường Sơn vẫn mãi mãi trong lòng dân tộc Việt Nam. Chúng ta làm sao quên được những chiến sĩ Trường Sơn, làm sao quên được những thanh niên xung phong như Phương Định và đồng đội của cô. Có biết bao chiến sĩ đã hi sinh tại Trường Sơn khốc liệt, biết báo chiến sĩ đã vĩnh viễn nằm ở núi rừng, và có vô số chiến sĩ bị tàn phế, bị nhiễm điôxin để cuộc đời họ vẫn tiếp tục khổ đau. Tuy vậy, ta vẫn gặp đâu đó các chiến sĩ Trường Sơn nay trở thành những nhà khoa học, những doanh nhân thành đạt, những cán bộ quản lí tài giỏi đang cùng nhân dân dựng xây đất nước. Có thể Phương Định là một trong số họ.
Tuổi trẻ Việt Nam càng biết ơn các chiến sĩ Trường Sơn, ta càng ra sức học tập để “rèn đức luyện tài”, tiếp bước cha anh để xây dựng đất nước ngày một phồn vinh, tự chủ. Ta biết ơn Phương Định và đồng đội của cô, học tập tinh thần xung phong từ “những ngôi sao xa xôi” ấy vào công cuộc xây dựng đất nước hôm nay.