Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân
Phan tich nhan vat ong Hai trong truyen ngan Lang cua Kim Lan – Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân để thấy lòng yêu làng, yêu nước của người dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Kim Lân được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng. Ông rất am hiểu về tâm tư, ...
Phan tich nhan vat ong Hai trong truyen ngan Lang cua Kim Lan – Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của Kim Lân để thấy lòng yêu làng, yêu nước của người dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Kim Lân được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng. Ông rất am hiểu về tâm tư, tình cảm và cuộc sống của người nông dân. Truyện ngắn Làng được ông viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện xoay quanh tình yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai ...
– Đề bài: để thấy lòng yêu làng, yêu nước của người dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp.
Kim Lân được mệnh danh là con đẻ của đồng ruộng. Ông rất am hiểu về tâm tư, tình cảm và cuộc sống của người nông dân. Truyện ngắn Làng được ông viết vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện xoay quanh tình yêu làng, lòng yêu nước của ông Hai – người làng chợ Dầu.
Thành công nhất của truyện là Kim Lân đã sáng tạo ra tình huống đặc sắc: có người đàn bà di tản cự lên báo tin làng chợ Dầu của ông Hai theo giặc. Ông rất yêu làng quê của mình. Đang sống ở làng chợ Dầu thì phải rời quê hương đi tản cư, lòng ông Hai rất buồn, rất não nề. Nhưng đây là lệnh của Chính phủ, ông đành chấp nhận. Ở vùng tản cư, ông Hai luôn nhớ đến làng mình – làng có tinh thần kháng chiến cao. Ông thường qua nhà bác Thứ kể về làng mình để vơi đi nỗi nhớ trong lòng. Ông Hai rất yêu cách mạng và luôn theo dõi thông tin kháng chiến. Khi nghe chỗ kia đánh , thắng, chỗ này giết được nhiều giặc thì “ruột gan ông lão cứ múa cả lên”. Điều này đã chứng tỏ ông có tinh thần giác ngộ cách mạng cao. Ông yêu làng yêu cách mạng đến thế, ấy vậy mà cái tin đồn nghiệt ngã “làng chợ Dầu, Việt gian theo Tây” khiến lòng ông lão quặn đau. Ban đầu khi nghe cái tin đồn ấy, ông Hai vô cùng đau khổ. Da mặt ông tê rân rân, cổ nghẹn đắng lại, giọng lạc hẳn đi. Ông xấu hổ, nhục nhã và uất ức vô cùng, về đến nhà, ông Hai nằm vật ra giường, nước mắt ông lão giàn ra như ứa. Ông kiểm lại từng người một để xem họ có là người theo cách mạng hay không.. Nhưng rồi trước những dẫn chứng cụ thể của người đàn bà tản cư, dù ông Hai không muốn nhưng vẫn phải tin. Ông suy nghĩ rồi lại buồn bã, đau đớn và ông ngượng đến nỗi không dám gặp ai kể cả bà chủ nhà. Ông đã bị dồn đến mức đường cùng, sợ mụ chủ nhà sẽ đuổi bố con ông đi, “biết đem nhau đi đâu bây giờ”. Giờ thì ông còn sợ cả tính khoe khoang của mình nữa bởi ông đã nói những gì tốt đẹp nhất về làng mình, vậy mà nay lại thế.
Ông bị tuyệt đường sinh sống vì mụ chủ nhà đã nói gần nói xa về việc gia đình ông phải dọn đi. Nhưng gia đình ông cũng không biết đi về đâu vì nghe tin ứ đâu người ta cũng đuổi người làng chợ Dầu. Ông Hai cũng không thể về làng vì về làng là theo giặc. Thực sự vào lúc này tình yêu làng chỉ trọn vẹn khi đặt trong tình yêu đất nước. Nói rộng ra, mọi thứ tình cảm khác cũng đều như vậy. Tình yêu nước bao trùm lên tất cả mọi thứ tình cảm riêng tư khác. Và ông Hai đã quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Ông luôn kiêu hãnh và tự hào mình là người làng chợ Dầu nhưng nay ông lại thấy nhục nhã vì nó. Ông chỉ biết trò chuyện với đứa con nhỏ như để ngỏ lòng mình, để tự minh oan cho mình. Mặc dù làng mình đã theo giặc nhưng bố con ông vẫn một lòng theo cách mạng.
Nhưng khi nghe tin cải chính làng mình không theo giặc, ông Hai vui mừng khốn xiết, “cái mặt buồn thỉu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên”. Ông chạy sang nhà bác Thứ, ông đi khắp nơi để khoe cái tin ấy. Dường như ông vui quá nên mất đi nỗi buồn “Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn!”. Nhà bị đốt, làng thì bị phá có nghĩa là làng ông không theo giặc. Và giờ đây ông có quyền tự hào về làng quê mình.
Kim Lân đã đặt ông Hai vào tình huống khó xử để làm nổi bật tình yêu làng, lòng yêu nước của ông. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân Vật đặc sắc kết hợp cùng ngôn ngữ Bắc Bộ, hình thức độc thoại,… khiến người đọc bị thu hút vào vòng xoáy tâm lí của ông.
Ông Hai trong truyện Làng là một nhân vật có sức ấn tượng mạnh mẽ, đã đem đến cho người đọc một bài học về ý thức công dân, tình yêu làng quê, đất nước sâu đậm.