04/06/2017, 23:12
Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện "Thánh Gióng"
Trong các truyện cổ dân gian nước ta mà em đã được nghe kể hoặc được đọc qua, truyện Thánh Gióng là truyện đã tạo cho em một ấn tượng sâu đậm đặc biệt. Đọc hoặc nghe kể truyện này chắc là các bạn cũng như em, đều tự hỏi chẳng biết vì sao mà người anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc mình ...
Trong các truyện cổ dân gian nước ta mà em đã được nghe kể hoặc được đọc qua, truyện Thánh Gióng là truyện đã tạo cho em một ấn tượng sâu đậm đặc biệt.
Đọc hoặc nghe kể truyện này chắc là các bạn cũng như em, đều tự hỏi chẳng biết vì sao mà người anh hùng chống ngoại xâm đầu tiên của dân tộc mình lại là một cậu bé mới lên ba tuổi. Phải chăng cậu bé ấy chính là tiêu biểu cho hình ảnh của dân tộc ta trong thời bình minh lịch sử khi đất nước mới hình thành còn nhỏ bé và yếu đuối biết bao trước một kẻ thù phương bắc to lớn và hung bạo đường ấy.
Vì thế mà đất nước ta phải nhanh chóng trưởng thành phải trở nên khổng lồ để đủ sức đương đầu, đánh bại giặc thù để gìn giữ toàn vẹn tấc đất ngọn rau của cha ông, để bảo vệ được cuộc sống yên lành cho lương dân trăm họ. Trở lại hình ảnh của nước nhà ta khi ấy, giặc thù xâm lược đã tràn tới Châu Sơn, đi đến đâu bọn chúng cướp bóc và chém giết đến đó gây cho nhân dân ta xiết bao điêu đứng. Rõ ràng là vận nước nguy biến. Máu của dân lành tuôn đổ. Do đó mà đất nước, dân tộc phải lớn nhanh, lớn mau như thổi, phải rời ngay chiếc nôi tre ấm êm của lòng mẹ mà đứng dậy vươn vai mà trở nên khổng lồ. Lịch sử Việt Nam ta đâu chỉ riêng ở buổi đầu mà trong suốt cả chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đều như vậy cả.
Bao lần quật cường “Châu chấu đá xe” trong ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Mấy lần đại thắng Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lịch sử còn ghi dấu. Mười năm “nếm mật nằm gai” mới đuổi sạch quân cuồng Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Một cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng đại phá quân Thanh tiếng tăm còn vang dội. Kể đến Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng (Tố Hữu) lừng lẫy địa cầu. Một chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 bất tử, tất cả những lần ấy dân tộc Việt Nam ta, đất nước Việt Nam ta đều trở thành khổng lồ như thế.
Để trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, dũng mãnh oai phong, cậu bé làng Gióng đã phải nhờ đến thóc gạo, cơm cà của dân làng tự nguyện góp lại dưỡng nuôi. Bởi vậy hạ sinh Thánh Gióng là cha mẹ mà nuôi dưỡng Thánh Gióng chính là nhân dân. Chính nhân dân đã giảm ăn bớt mặc để Gióng lớn nhanh lên, có ngựa sắt, roi sắt, những phương tiện và vũ khí tối tân nhất, hiện đại lúc bấy giờ để Gióng quật ngã tan tành lũ giặc thù hung bạo. Tất cả ước mơ, khát vọng của mình, nhân dân đã gửi cả vào từng hột gạo, chén cơm gửi đến nuôi Gióng.
Ước mơ khát vọng của nhân dân ra sao? Nuôi người anh hùng làng Gióng, nhân dân chỉ mong sao người dũng sĩ này sẽ đánh tan giặc dữ để trên đồng, lũ trẻ được thảnh thơi, lưng trâu thổi sáo và nhà nông yên lòng cuốc bẫm cày sâu để trong nhà, cô thôn nữ an tâm ngồi bên khung cửi và người mẹ yên lòng cất tiếng ru hời bên chiếc nôi tre của con trẻ, trên mái nhà ai, sợi khói chiều uốn lượn một cách thanh thản, yên bình... Đúng là không có nhân dân yêu nước thì làm sao có được người anh hùng cứu nước? Đẹp làm sao hình ảnh người anh hùng trên lưng ngựa sắt, vung roi vun vút vào giặc thù, mỗi bước đi từ miệng ngựa sắt lại phun ra ngọn lửa căm thù của nhân dân muốn thiêu cháy cả bọn giặc.
Thú vị biết bao! Thỏa thích biết bao là hình ảnh Gióng bị gãy roi, nhổ cả bụi tre bên đường để đánh giặc. Người anh hùng làng Gióng không chỉ dùng vũ khí tối tân hiện đại, mà lúc cần cũng sử dụng vũ khí thô sơ truyền thống của dân tộc là tre. Điều kì thú nữa là hóa ra cây tre đã cùng dân tộc ta đánh giặc từ buổi bình minh của lịch sử, chớ phải đâu chỉ mới ngày một ngày hai của thời đánh Tây đuổi Mĩ gần đây thôi.
Hình ảnh người anh hùng cứu nước làng Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho thiếu nhi Việt Nam ta nói riêng Từ xưa đến nay, nối tiếp theo Thánh Gióng đã có bao nhiêu là thế hệ thiếu nhi anh hùng đã liên tục tiếp sức với cha anh mình đánh giặc cứu nước giữ vẹn cõi bờ. Lịch sử vàng son của chúng ta còn ghi lại tên tuổi sáng chói tủa Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu... và biết bao anh hùng tuổi nhỏ khác không kể được hết tên.
Đánh giặc một cách hồn nhiên và vô tư hết mực, đẹp yên giặc dữ, Thánh Gióng cũng đã ra đi một cách hồn nhiên và vô tư như vậy. Hình ảnh đẹp nhất của truyện cổ dân gian này chính là hình ảnh chàng dũng sĩ làng Gióng cởi áo bỏ lại bên chân Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa cùng bay lên trời. Hình ảnh ấy vượt thời gian sống mãi trong trí tưởng mọi con người, mọi thế hệ và chắc chắn sẽ mãi mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam chúng ta.
Vì thế mà đất nước ta phải nhanh chóng trưởng thành phải trở nên khổng lồ để đủ sức đương đầu, đánh bại giặc thù để gìn giữ toàn vẹn tấc đất ngọn rau của cha ông, để bảo vệ được cuộc sống yên lành cho lương dân trăm họ. Trở lại hình ảnh của nước nhà ta khi ấy, giặc thù xâm lược đã tràn tới Châu Sơn, đi đến đâu bọn chúng cướp bóc và chém giết đến đó gây cho nhân dân ta xiết bao điêu đứng. Rõ ràng là vận nước nguy biến. Máu của dân lành tuôn đổ. Do đó mà đất nước, dân tộc phải lớn nhanh, lớn mau như thổi, phải rời ngay chiếc nôi tre ấm êm của lòng mẹ mà đứng dậy vươn vai mà trở nên khổng lồ. Lịch sử Việt Nam ta đâu chỉ riêng ở buổi đầu mà trong suốt cả chiều dài bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước đều như vậy cả.
Bao lần quật cường “Châu chấu đá xe” trong ngàn năm đô hộ giặc Tàu. Mấy lần đại thắng Nguyên Mông trên sông Bạch Đằng lịch sử còn ghi dấu. Mười năm “nếm mật nằm gai” mới đuổi sạch quân cuồng Minh ra khỏi bờ cõi, giành lại nền độc lập cho dân tộc. Một cuộc hành quân tốc chiến tốc thắng đại phá quân Thanh tiếng tăm còn vang dội. Kể đến Chín năm làm một Điện Biên. Nên vành hoa đỏ nên thiên sử vàng (Tố Hữu) lừng lẫy địa cầu. Một chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 bất tử, tất cả những lần ấy dân tộc Việt Nam ta, đất nước Việt Nam ta đều trở thành khổng lồ như thế.
Để trở thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, dũng mãnh oai phong, cậu bé làng Gióng đã phải nhờ đến thóc gạo, cơm cà của dân làng tự nguyện góp lại dưỡng nuôi. Bởi vậy hạ sinh Thánh Gióng là cha mẹ mà nuôi dưỡng Thánh Gióng chính là nhân dân. Chính nhân dân đã giảm ăn bớt mặc để Gióng lớn nhanh lên, có ngựa sắt, roi sắt, những phương tiện và vũ khí tối tân nhất, hiện đại lúc bấy giờ để Gióng quật ngã tan tành lũ giặc thù hung bạo. Tất cả ước mơ, khát vọng của mình, nhân dân đã gửi cả vào từng hột gạo, chén cơm gửi đến nuôi Gióng.
Ước mơ khát vọng của nhân dân ra sao? Nuôi người anh hùng làng Gióng, nhân dân chỉ mong sao người dũng sĩ này sẽ đánh tan giặc dữ để trên đồng, lũ trẻ được thảnh thơi, lưng trâu thổi sáo và nhà nông yên lòng cuốc bẫm cày sâu để trong nhà, cô thôn nữ an tâm ngồi bên khung cửi và người mẹ yên lòng cất tiếng ru hời bên chiếc nôi tre của con trẻ, trên mái nhà ai, sợi khói chiều uốn lượn một cách thanh thản, yên bình... Đúng là không có nhân dân yêu nước thì làm sao có được người anh hùng cứu nước? Đẹp làm sao hình ảnh người anh hùng trên lưng ngựa sắt, vung roi vun vút vào giặc thù, mỗi bước đi từ miệng ngựa sắt lại phun ra ngọn lửa căm thù của nhân dân muốn thiêu cháy cả bọn giặc.
Thú vị biết bao! Thỏa thích biết bao là hình ảnh Gióng bị gãy roi, nhổ cả bụi tre bên đường để đánh giặc. Người anh hùng làng Gióng không chỉ dùng vũ khí tối tân hiện đại, mà lúc cần cũng sử dụng vũ khí thô sơ truyền thống của dân tộc là tre. Điều kì thú nữa là hóa ra cây tre đã cùng dân tộc ta đánh giặc từ buổi bình minh của lịch sử, chớ phải đâu chỉ mới ngày một ngày hai của thời đánh Tây đuổi Mĩ gần đây thôi.
Hình ảnh người anh hùng cứu nước làng Gióng là hình ảnh tiêu biểu cho dân tộc Việt Nam nói chung, cho thiếu nhi Việt Nam ta nói riêng Từ xưa đến nay, nối tiếp theo Thánh Gióng đã có bao nhiêu là thế hệ thiếu nhi anh hùng đã liên tục tiếp sức với cha anh mình đánh giặc cứu nước giữ vẹn cõi bờ. Lịch sử vàng son của chúng ta còn ghi lại tên tuổi sáng chói tủa Trần Quốc Toản, Kim Đồng, Lê Văn Tám, Võ Thị Sáu... và biết bao anh hùng tuổi nhỏ khác không kể được hết tên.
Đánh giặc một cách hồn nhiên và vô tư hết mực, đẹp yên giặc dữ, Thánh Gióng cũng đã ra đi một cách hồn nhiên và vô tư như vậy. Hình ảnh đẹp nhất của truyện cổ dân gian này chính là hình ảnh chàng dũng sĩ làng Gióng cởi áo bỏ lại bên chân Sóc Sơn, cả người lẫn ngựa cùng bay lên trời. Hình ảnh ấy vượt thời gian sống mãi trong trí tưởng mọi con người, mọi thế hệ và chắc chắn sẽ mãi mãi trường tồn cùng dân tộc Việt Nam chúng ta.