04/06/2017, 23:14

Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”.

Từ năm lớp hai, em đã được nghe thầy giáo kể truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Thế mà năm học lớp sáu, được nghe cô giáo giảng lại truyện ấy trong giờ giảng văn, em vẫn theo dõi hứng thú vô cùng. Truyện cổ dân gian này tuy là một truyện thần thoại nhưng cũng phản ánh ước mơ chiến thắng bão lụt của cha ...

Từ năm lớp hai, em đã được nghe thầy giáo kể truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh”. Thế mà năm học lớp sáu, được nghe cô giáo giảng lại truyện ấy trong giờ giảng văn, em vẫn theo dõi hứng thú vô cùng. Truyện cổ dân gian này tuy là một truyện thần thoại nhưng cũng phản ánh ước mơ chiến thắng bão lụt của cha ông ta ngày xưa.

Truyện kể về Vua Hùng thứ 18 có một người con gái tên là Mị Nương, sắc đẹp tuyệt trần. Nhà vua rất mực yêu thương con nên muốn kén cho nàng một người chồng thật xứng đáng.
 
Một hôm, có hai chàng trai tuân tú đến xin ra mắt Vua đề cầu hôn. Một người tên Sơn Tinh ở núi Ba Vì khôi ngô, tài giỏi có thể chuyển cả núi non, dời cả đồng ruộng. Một người tên là Thủy Tinh ở tận biển Đông có tài gọi gió hô mưa. Vua Hùng lúc bấy giờ băn khoăn chẳng biết nên gả Mị Nương cho ai nên ra điều kiện: “Ngày mai ai đem lễ vật tới đây trước: một trăm ván cơm nếp hai trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi thì được rước dâu về”.
 
Sáng sớm hôm sau, Sơn Tinh đem đủ lễ vật đến trước và được rước vợ về. Thủy Tinh đến sau không lấy được vợ, đùng đùng nổi giận đuổi theo Sơn Tinh để giành lại Mị Nương. Hai bên đều dốc hết phép thuật đánh nhau dữ dội. Cuối cùng Thủy Tinh thua. Thế nhưng hàng năm, anh cưới vợ hụt này vẫn đem quân lên đánh Sơn Tinh để phục hận nhưng năm nào cũng thất bại:
 
Núi cao sông cũng còn dài
Năm năm báo oán đời đời đánh ghen
 
Đọc hay nghe kể chuyện Sơn Tinh xong, hẳn ai cùng thích thú với chi tiết các lễ vật mà Sơn Tinh đã đưa đến để hỏi cưới Mị Nương. Đó “Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”. Các món này đều là bảo vật riêng của miền rừng núi, mà muốn có được trong một thời gian rất ngắn như thế, rõ ràng là Sơn Tinh cũng phải mất nhiều công sức để mà có được các món sinh lễ có một không hai này. Điều đó cũng biểu lộ quyết tâm mãnh liệt của Sơn Tinh muốn cưới Mị Nương làm vợ. Tình yêu của một chàng trai miền rừng núi bình tĩnh thâm trầm, khác hẳn với Thủy Tinh nóng nảy, thù dai và ích kỉ.
 
Thật vậy, khi không rước được Mị Nương, Thủy Tinh đã đùng đùng nổi giận, hô mưa, gọi gió, làm dông bão phá phách thẳng tay. Thủy Tinh dùng phép thuật dâng nước sông lên cuồn cuộn dìm kinh thành Phong Châu lềnh bềnh trong biển nước. Một con người nóng nảy, dữ dằn, vị kỉ lại thù dai. “Năm năm báo oán, đời đời đánh ghen” như thế làm sao cho thể xứng đôi với người đẹp Mị Nương nết na, dịu dàng được? Trong khi đó Sơn Tinh tỏ ra bình tĩnh và thận trọng bốc từng quả đồi, dời từng quả núi làm thế nào để nước sông dâng lên bao nhiêu thì núi đồi cao lên bấy nhiêu.
 
Hình tượng Sơn Tinh phải chăng là thi vị hóa của hình ảnh nhân dân chống bão lụt thiên tai đầy gian khổ mà cũng vô cùng dũng cảm ở vùng đồng bằng sông Hồng ngày xưa, nhằm bảo vệ cửa nhà, hoa lợi non sông gấm vóc? Hình tượng ấy cũng là sản phẩm của trí tưởng tượng đầy tính lãng mạn của người xưa.
 
Tóm lại, tuy là thần thoại đầy tính lãng mạn nhưng truyện “Sơn Tinh Thủy Tinh” mà em được học vẫn có nhiều yếu tố chân thực. Một trong những nét chân thật là truyện phản ánh ước mơ chiến thắng được bão lụt thiên tai của cha ông ta ngày xưa. Trong thực tế đời sống, bão lụt thiên tai đã thường xuyên phá hoại cuộc sống yên lành nhưng mọi người khi ấy chưa đủ sức để thắng được thiên nhiên. Do đó, họ phải dùng thần thoại để chiến thắng được bão lụt và thiên tai trong trí tưởng tượng đầy lãng mạn của mình.

WeagmaZoorm

0 chủ đề

23911 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0