04/06/2017, 23:14
Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ "Bài ca Côn Sơn" của Nguyễn Trãi.
Là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi có công lớn cùng Lê Lợi dấy lên khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập cho nước ta. Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lui về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên ...
Là một anh hùng dân tộc, Nguyễn Trãi có công lớn cùng Lê Lợi dấy lên khởi nghĩa Lam Sơn, đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh, giành lại độc lập cho nước ta.
Sau chiến thắng, không được tin dùng, ông lui về quê ngoại làm lều cỏ trên núi Côn Sơn ở ẩn. Bài ca Côn Sơn, bài thơ ca ngợi cảnh đẹp thiên nhiên và bày tỏ tâm sự của mình có lẽ đã được Nguyễn Trãi sáng tác trong thời khoảng này. Tuy phải xa lánh triều đình nhưng ông luôn canh cánh bên lòng hoài bão được mang tài trí ra giúp dân, giúp nước.
Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thơ lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.
Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần. Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những tưởng lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư” dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhở nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhở triều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quản gian nịnh?
Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng đầy tìm cách an hưởng thú nhàn của tác giả. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng "đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng" lo dân, thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, mời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kề vai gánh vác việc dân việc nước.
Phần trích giảng in trong sách giáo khoa là đoạn mở đầu bài thơ chữ Hán vừa nói đã được dịch ra thơ lục bát. Đoạn này chủ yếu ca ngợi cảnh đẹp trên núi Côn Sơn.
Bằng lối đặc tả, tám câu thơ đã làm nên một bức tranh thủy mặc đầy sảng khoái, biểu hiện sự quan sát đầy tinh tế, sự cảm nhận đầy sâu lắng của thi nhân, của tâm hồn một trang hiền sĩ tưởng như không vướng bận bụi trần. Nổi lên trên những đường nét chấm phá hữu tình là suối, là đá, là cây. Suối hiện ra bằng âm thanh róc rách của tiếng đàn trời:
Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Đá hiện ra với những trận mưa dội lên đá và những tưởng lớp rêu xanh biếc êm ái phủ lên bề mặt, khiến tác giả ngồi lên như ngồi trên thảm chiếu hoa
Ta ngồi trên đá như ngồi chiếu êm.
Cây hiện lên trong một bức tranh mênh mông trải rộng ra tít tắp những trúc, những thông:
Trong ghềnh thông mọc như nêm
Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm
Trong rừng có bóng trúc râm
Dưới màu xanh mát ta ngâm thơ nhàn.
Người đọc tha hồ mà tưởng tượng theo sự gợi mở của tác giả. Cây thông đứng reo giữa trời chịu rét là hình ảnh bất khuất của bậc anh hùng. Trúc “tiết trực tâm hư” dầu ở đâu, lúc nào cũng tươi tốt, là dáng dấp từ ngàn xưa của người quân tử. Cây cao tán rợp gợi dáng lọng che. Tiếng đàn suối nhắc nhở nhã nhạc. Thảm êm, lối trúc nhắc nhở triều đình. Phải chăng theo Nguyễn Trãi, thà làm thảo mộc vô tri còn hơn làm trang tài trí mà phải mang thân cúi luồn quản gian nịnh?
Thấp thoáng trong từng câu chữ của đoạn thơ là bóng dáng đầy tìm cách an hưởng thú nhàn của tác giả. Thực ra đó chỉ là bề ngoài. Bên trong tâm hồn Nguyễn Trãi lúc nào cũng "đêm ngày cuồn cuộn nước triều dâng" lo dân, thương nước. Chính vì vậy, khi Lê Thái Tông thấu hiểu lòng ông, mời ông trở lại triều đình, ông lại hăng hái về triều kề vai gánh vác việc dân việc nước.