Phản ứng không ai ngờ tới khi đổ đồng nung chảy vào bánh Hamburger
Bạn thử đoán xem số phận của chiếc bánh Hamburger này sẽ ra sao? Được biết, đồng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy lên tới hơn 1.085 độ C, đủ có thể làm tan chảy rất nhiều sự vật. Và đây là kết quả: Chiếc bánh dường như vẫn còn nguyên vẹn, chỉ cháy xém chút xíu! Ngay cả sau khi bỏ ...
Bạn thử đoán xem số phận của chiếc bánh Hamburger này sẽ ra sao? Được biết, đồng là kim loại có nhiệt độ nóng chảy lên tới hơn 1.085 độ C, đủ có thể làm tan chảy rất nhiều sự vật.
Và đây là kết quả:
Chiếc bánh dường như vẫn còn nguyên vẹn, chỉ cháy xém chút xíu!
Ngay cả sau khi bỏ miếng bánh mì phía trên, miếng thịt trong bánh Hamburger cũng dường như "miễn nhiễm" với đồng nóng!
Nhiều người đặt ra câu hỏi, phải chăng chiếc bánh Hamburger có sở hữu "siêu năng lực" nào khiến chúng không hề hấn gì dưới sức nóng của đồng nung chảy? Hoặc giả, đây là mô phỏng về những tác động khủng khiếp của chiếc bánh tới hệ thống tiêu hóa của một người?
Có 2 luồng ý kiến đang tranh cãi về vấn đề này. Nhóm thứ nhất cho rằng, hiện tượng này không có gì quá đặc biệt bởi chỉ áp dụng hiện tượng vật lý, mang tên "hiệu ứng Leidenfrost" mà thôi.
Được biết, Leidenfrost là hiện tượng xảy ra khi chất lỏng tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ lớn hơn gấp nhiều lần nhiệt độ sôi của nó. Lúc này, một phần chất lỏng sẽ hóa hơi, tạo thành một lớp cách nhiệt mỏng.
Giọt nước này không bốc hơi ngay mà thậm chí "chạy lăng xăng" trong chiếc chảo nóng 200 độ nhờ lớp hơi cách nhiệt phía dưới.
Lớp cách nhiệt này sẽ làm chậm quá trình bay hơi của chất lỏng. Đặc biệt, tốc độ bay hơi lúc này còn chậm hơn so với khi chất lỏng tiếp xúc với bề mặt có nhiệt độ tiệm cận với nhiệt độ sôi của nó.
Ở trường hợp này, đồng nóng chảy tác động đến bề mặt của chiếc bánh Hamburger lạnh và hơi ẩm. Khi đổ lên bề mặt sẽ tạo ra những giọt đồng nhỏ và trôi khỏi bề mặt.
Chiếc bánh Hamburger không hề bị tan chảy khi đổ đồng nóng chảy lên.
Lớp cách nhiệt này sẽ làm chậm quá trình bay hơi của chất lỏng và khiến cho đồng nóng chảy không thể "phá hủy" hoàn toàn được bánh Hamburger. Tuy nhiên, chúng sẽ khiến cho các thành phần trong bánh bị cháy xém.
Tuy nhiên, ở nhóm thứ 2 họ cho rằng, thành phần của một chiếc Hamburger rất phức tạp. Cần đến 3 ngày để tiêu hóa hết được một chiếc Hamburger hay dạ dày phải co bóp mạnh để nghiền và tiết ra thêm nhiều axit khác nhau mới phân giải được hết chiếc Hamburger thì việc chúng sở hữu chất "lạ" như chất bảo quản cực mạnh để "chống chọi" lại không có gì quá khó hiểu.
Những người ủng hộ quan điểm này còn đưa ra một vài bằng chứng cho thấy, thức ăn nhanh chứa một lượng chất bảo quản cực mạnh.
Cụ thể, tháng 2 vừa qua, một chuyên viên trị liệu về xương là cô Jennifer Lovdahl sống tại Alaska, Mỹ đã thử nghiệm việc giữ lại suất thức ăn của mình trong một thời gian để các bệnh nhân của cô thấy rằng, chúng không hề lành mạnh và tốt cho sức khỏe.
Cô tuyên bố: "Kể từ 6 năm nay, suất thức ăn nhanh này đã chưa hề bị mốc!".
Suất ăn "6 năm vẫn như mới" của cô Jennifer Lovdahl.
Hay một người đàn ông tên David Whipple ở Utah muốn chứng minh với bạn bè của mình rằng: Một chiếc burger chứa rất nhiều chất bảo quản và nó sẽ chẳng bị hư hỏng sau cả tháng.
Chân dung chiếc bánh Hamburger 14 năm tuổi.
Ông liền gói vào tờ giấy truyền thống của McDonald's đặt trong túi áo khoác của mình và bỏ quên chúng trong cốp xe. Thế nhưng, ông vô cùng bất ngờ khi vợ ông phát hiện ra nó sau 2 năm vẫn không hề biến dạng. Ông quyết định giữ chúng lâu hơn và tới 14 năm sau đó, chúng vẫn y hệt ngày đầu.
Dù cuộc tranh luận vẫn chưa đến hồi kết nhưng cần phải khẳng định rằng, thức ăn nhanh hay Hamburger không phải là loại thực phẩm được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên sử dụng. Do đó bạn hãy nên cân nhắc thật kỹ trước khi gật đầu đồng ý thưởng thức món ăn này.