24/05/2017, 12:17

Phân tích vé đẹp hình tượng Huấn Cao

Đề: Phân tích vé đẹp hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. BÀI LÀM Nguyễn Tuân là một nhà văn xuất sắc trên vàn đàn Việt Nam. Ông sáng tác nhiều thể loại, nhưng nổi tiếng hơn cả là tùy bút. Trước Cách mạng tháng Tám, nhà văn được ...

Đề: Phân tích vé đẹp hình tượng Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân.

BÀI LÀM

Nguyễn Tuân là một nhà văn xuất sắc trên vàn đàn Việt Nam. Ông sáng tác nhiều thể loại, nhưng nổi tiếng hơn cả là tùy bút. Trước Cách mạng

tháng Tám, nhà văn được nhiều người ngưỡng mộ qua tác phẩm Vang bóng một thời. Đây là tác phẩm tập hợp hơn một chục truyện ngắn viết về một thời vàng son đã qua, nhưng nay vẫn còn “vang bóng”, ở đây, Nguyễn Tuân vừa thể hiện niềm trân trọng vốn văn hóa cổ truyền dân tộc, vừa bộc lộ sự nuối tiếc cái thời xa xưa. Chữ người tử tù là truyện ngắn nổi tiếng rút trong tập Vang bóng một thời. Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân đặc biệt thành công trong việc khắc họa hình tượng nhân vật Huấn Cao.

Đọc tác phẩm Chữ người tư tù, nhiều người đều nhận xét, Nguyễn Tuân đã dựa vào Cao Bá Quát - một nhà thơ, văn hay chữ tốt, có bản lĩnh kiên cường, lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa chống lại triều đình nhà Nguyễn, vào giữa thế kỉ XIX. Bằng tài năng kiệt xuất của mình, Nguyễn Tuân đã từ nguyên mẫu nói trên xây dựng hình tượng nhân vật Huấn Cao với vẻ đẹp kì vĩ, hiếm thấy.

Khác với phần nhiều những nhân vật chính trong Vang bóng một thời, Huấn Cao là một con người hết sức có trách nhiệm trước thời cuộc. Ông vừa là người văn võ song toàn, đồng thời vừa là người có “thiên lương” bền vững, trong sáng.

Lần đầu tiên người đọc được biết Huấn Cao qua cuộc nói chuyện giữa thầy thơ lại và quản ngục; sau khi quản ngục “nhận dược phiếu trát của Sơn Hưng Tuyên dốc bộ dường” nói về sáu người tù án chém, trong số đó người “thủ xướng” là Huấn Cao. Quản ngục đã từng được nghe người ta đồn, Huấn Cao chính là người “văn võ đều có tài cả” như nhận xét của thầv thơ lại trong đề lao. Đọc một vài trang đầu của tác phẩm, người đọc không khỏi hồi hộp chờ đợi được tiếp xúc với một con người kỳ vĩ, tiếng tăm lẫy lừng, khiến cho cá quản ngục lẫn thầy thơ lại - những nhân vật chủ chốt trong bộ máy đàn áp của nhà nước phong kiến, phải bận tâm và kính nể.

Thế rồi, Nguyễn Tuân để cho nhân vật Huấn Cao xuất hiện lần đầu tiên trước quản ngục và thầy thơ lại (lẫn cả người đọc) bằng hành động “vỗ cái gông nặng bảy, tám tạ xuống thềm đá”, “dành thuỳnh một cái” và lãnh đạm không thèm chấp, khi nghe lời dọa dẫm của tên lính áp giải. Trong phòng giam chờ ngày ra pháp trường, Huấn Cao tuyệt nhiên không bận tâm đến cái chết, ông thản nhiên nhận rượu thịt, do quản ngục cung cấp, và coi đó như là một việc làm trong cái hứng của cuộc đời.

Huấn Cao đúng là người hiên ngang, bất khuất. Ông coi khinh những kẻ đại diện cho giai cấp thống trị. Dưới mắt ông, chúng chỉ là một lũ “tiểu nhân thị oai”, ông không thòm chấp. Bằng việc vỗ cái gông, bằng việc than nhiên uống rượu, ăn thịt..., Nguyễn Tuân muôn khắc họa sâu đậm cách sống tự do có phần ngang tàn của Huấn Cao. Trong tù, trong vòng quản thúc chặt chẽ của bộ máy đàn áp đã man, đầy những sự tàn nhẫn, lừa lọc nhưng Huấn Cao vẫn tự do. Kẻ thù có thể giam cầm ông về thể xác, chứ không thê giam cầm được tinh thần của ông, thậm chí nó không thê làm thay đổi nổi cách sống của ông. Có lần, quản ngục khép nép hỏi Huấn Cao, sau nhiều ngày đều đặn dâng rượu và thức nhấm:

“Ngài có cần gi thêm nữa cho biết. Tôi sẽ cố gắng chu tất”. Ông đã trả lời một cách khinh bạc: “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một diều: Là nhà ngươi đừng dặt chân vào đây”.

Huấn Cao còn là một người hết sức tự trọng, “không vi vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”, “tính ông vôn khoanh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”. Theo ông, chỉ có thiên lương, tức là bản chất tốt đẹp của con người, và tình yêu cái đẹp, cái cao thượng với tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” mới là đáng quý, đáng trân trọng. Kiêu sa, cao ngạo là thê nhưng đến khi hiểu được tấm lòng “biệt nhỡn liên tài” mê say cái đẹp của quản ngục, Huấn Cao đâu phải chỉ vui vẻ nhận lời, mà còn chân thành thốt lên những lời thật cảm động, gián tiếp thừa nhận sự sơ suất của mình: “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Nào ta có biết dâu một người như thầy quản dây mà lại có những sở thích cao quỷ như vậy. Thiếu chút nữa ta phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Thếrồi, sau khi cho chữ xong, Huấn Cao còn vỗ về, khuyên bảo quản ngục. Người đọc có cảm tưởng như đây là lời lẽ của người cha khuyên bảo người con: “Tôi bảo thật đấy, thầy quản nên tìm về quê nhà mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này di đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. ũ dây (trong chốn lao tù) khó giữ dược thiên lương cho lành vững và rồi củng nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi”. Qua câu nói này, người đọc có thê cảm nhận được chiều sâu trong tư tưởng của người “thủ xướng” - những kẻ chống lại triều đình. Đúng là cái đep đẽ, cái cao thượng không thế cùng tồn tại với cái xâu xa, thấp hèn. Đồng thời, mỗi một con người chúng ta chi có thể thưởng thức được cái đẹp, nếu như còn giữ được bản chất trong sáng. Như vậy sức hấp dẫn của nhân vật này trước hết là sức hấp dẫn của cái “tâm” cao thượng của nội dung tư tưởng sâu sắc.

Ngoài ra, Huấn Cao cũng như phần đông nhân vật trong Vang bóng một thời đều hết sức tài hoa. Ông nổi tiếng bởi tài năng “viết chữ rất nhanh, rất dẹp”. Chữ của Huấn Cao “đẹp lắm, vuông lắm”, khiến cho quản ngục coi việc xin chữ cùa ông là “có một vật báu trên dời”,“màn nguyện”.

Hình tượng ông Huấn thật sự trở thành kì vĩ, lộng lẫy trong cánh ông cho chữ quản ngục. Đoạn văn tả cảnh cho chữ thường được nhiều độc giá cho là đoạn văn hay nhất, kết tinh nghệ thuật cua toàn tác phẫm. Trong đoạn này, Nguyễn Tuân đã phát huy triệt để sức mạnh của một cây bút lãng man để xây dựng một cảnh tượng siêu phàm “xưa nay chưa từng có”, gây ấn tượng mạnh mẽ, sâu sắc cho người đọc. Trong căn buồng nhà giam ấm ướt, chật chội, đầy Những phân chuột, phân gián, tường chằn chịt mạng nhện - tức là hết sức điển hình cho một buồng giam những người tù, đã diễn ra việc cho chư. Chính nơi đây, ông Huấn để lại cái đẹp, để lại bán di chúc cho đời. Việc cho chữ được miêu tả một cách thiêng liêng. Ông H uấn Cao trở nên uy nghi, lẫm liệt; thành nhân vật trung tâm của cảnh tượng “xưa nay hiếm”. Cô đeo gông, chân vướng xiềng, chỉ sáng mai thôi, người tử tù này sẽ phải giải vào kinh để chịu án tử hình. Nhưng đêm nay,

dưới ánh đuốc đỏ rực, Huấn Cao đang để hết tâm trí ung dung viết đại tự, nhằm lưu lại báu vật cho quản ngục và thầy thơ lại. Huấn Cao ung dung, đường hoàng, còn thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”, và quản ngục thì “khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ rồi chắp tay vái người tù, nói một câu mà dòng nước mắt rĩ vào kẽ răng làm cho nghẹn ngào: Kẻ mê muội này xin bái lĩnh!” Sau khi viết xong, ông Huấn “đỡ viển quản ngục dứng thẳng dậy” và đĩnh đạc khuyên bảo quản ngục nên thay chôn ở để giữ thiên lương bền vững.

Thì ra, ngay trong chôn lao tù này, kì lạ thay, không phải là quản ngục hay thầy thơ lại (tức là những người đại diện cho giai cấp thông trị) làm chủ, mà lại là Huấn Cao kẻ tử thù của xã hội này. Tính khuynh hướng như thế của tác phẩm là quá rõ ràng. Đây chính là một cách phủ nhận xã hội thối nát đương thời, đây chính là sự bày tỏ tấm lòng yêu nước của nhà văn Nguyễn Tuân (trong hoàn cảnh phải tìm cách kín đáo để tác phẩm thoát khỏi hệ thông kiểm duyệt khe khắt đương thời). Qua hình tượng Huấn Cao, đặc biệt là đoạn cho chữ, nhà văn muôn khẳng định sự chiến thắng của tài hoa, của nhân cách đôi với sự xấu xa, thấp hèn. Đoạn cho chữ, một mặt, làm bật được chiều sâu tư tưởng của tác phẩm, mặt khác làm cho hình tượng nhân vật Huấn Cao trở thành phi thường, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc.

Vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao còn được nhà văn khắc họa thông qua việc xây dựng nhân vật quản ngục, niềm khao khát xin được chữ của Huấn Cao, sự lo lắng mai mốt ông Huân bị hành hình, việc “tái nhợt người” khi biết ông Huân sắp bị giải về kinh, thái độ cung kính nhận chữ và nỗi xúc động khi nghe lời người tử tù dạy bảo,... khiên cho quản ngục trở thành nhân vật khá sông động. Nhưng quan trọng hơn, chúng ta cùng tôn vinh Huân Cao, tô đậm thêm những phẩm chất tuyệt vời của nhân vật này theo lối “vẽ mây nảy trăng” như cách nói của người xưa.

Thực ra Huân Cao, quản ngục và thầy thơ lại đều là những nhân cách đẹp đẽ phi thường. Thật chất trong nhà tù, ông Huấn đã tìm được những người tri âm tri kỉ. Như vậy, ngay trong chôn xấu xa, tội lỗi, cũng không ít người tốt đẹp. Cái đẹp, cái cao thượng sẽ được giữ gìn, trân trọng, tuy nhất thời nó có thể bị vùi dập. Phải chăng điều này cũng có thể rút ra thành hình tượng Huân Cao, mà lâu nay hầu như chưa ai nói đến.

Tóm lại, hình tượng Huấn Cao là một hình tượng nhân vật văn học kỳ vĩ, lộng lẫy có chiều sâu tư tưởng thật là đáng quý.

Nguồn:
0