25/05/2017, 09:59

Phân tích truyện Ông lão đánh cá và con cá vàng

Đánh giá bài viết Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là môt tác phẩm điển hình của đại thi hòa người Nga – Puskin. Qua tác phẩm , tác giả muốn gửi gắm một chân lí, cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, cái ác cái tham lam luôn luôn bị quả báo. Tác phẩm viết về câu chuyện ...

Đánh giá bài viết Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là môt tác phẩm điển hình của đại thi hòa người Nga – Puskin. Qua tác phẩm , tác giả muốn gửi gắm một chân lí, cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, cái ác cái tham lam luôn luôn bị quả báo. Tác phẩm viết về câu chuyện của hai vợ chồng sống nghèo khổ, ngày ngày ông lão ra biển đánh cá, còn mụ vợ thì suốt ngày đay ...

Tác phẩm “Ông lão đánh cá và con cá vàng” là môt tác phẩm điển hình của đại thi hòa người Nga – Puskin. Qua tác phẩm , tác giả muốn gửi gắm một chân lí, cái thiện bao giờ cũng được đền đáp xứng đáng, cái ác cái tham lam luôn luôn bị quả báo.

Tác phẩm viết về câu chuyện của hai vợ chồng sống nghèo khổ, ngày ngày ông lão ra biển đánh cá, còn mụ vợ thì suốt ngày đay nghiến ông lão, bắt ông lão phải làm cái này cái kia mà không hài lòng. Khi ông lão bắt được con cá vàng, con cá van xin ông thả đi thì con cá sẽ báo đáp ông.Nhưng ông chẳng muốn xin gì, ông về và kể lại câu chuyện cho mụ vợ. Thấy ông về nhà ,mụ vợ đay nghiến, mắng mỏ ông là ngu ngốc, rồi bắt ông ra biển để xin con cá vàng cho một cái máng lợn mới.

Nhưng cái máng lợn mới vẫn không thỏa mãn lòng tham của mụ, mụ lại tiếp tục bắt ông lão ra bờ biển để xin ngôi nhà mới. Không dừng lại đó,mụ vợ lại được nước, bắt ông lão bắt con cá vàng cho mình làm trở thành nhất phẩm phu nhân. Nhưng mụ đâu có dừng lại đó, khi lòng tham vô đáy của mụ lên đến tột cùng,mụ đòi làm nữ hoàng và muốn có con cá vàng bên cạnh để hầu hạ cho ý muốn của mụ.

Ông lão trong câu chuyện vốn dĩ là một người nghèo khổ nhưng lương thiện. Ông không quản mưa gió bão tố, làm việc cần cù cần mẫn để kiếm sống, sống một cuộc sống lương thiện. Trước tiên ông lão là một người nghèo khổ nhưng rất lương thiện. Khi ông lão bắt được con cá vàng, lẽ ra ông lão sẽ mang nó về nhà, nhưng khi nghe nó van xin ông lại thương lòng ,thả nó về với biển- về với nhà của nó. Ông sẵn sàng làm những việc mà có lẽ những người ở làng chài không bao giờ làm. Ông là một người bao dung, lương thiện.

Nhưng trái ngược hoàn toàn với ông, mụ vợ của ông lại vô cùng tham lam. Mụ hết lần này tới lần khác bắt ông lão làm theo ý mình, bắt con cá vàng phải làm theo ý của mụ. Xét cho cùng, lẽ ra ông lão là một người đàn ông, phải là một người bản lĩnh trong gia đình,nhưng ông có phần hơi nhu nhược, khi làm theo ý mụ vợ rất nhiều lần. Dù nhiều lần ông khuyên ngăn nhưng trước sự hung hãn của mụ vợ,ông lại không có đủ can đảm để chống lại hay ngăn cản lại ý muốn của mụ. Lẽ ra được phục vụ được chấp thuận thì mụ phải cảm thấy sung sướng, phải cảm thấy biết ơn, cả ông lão và con cá. Nhưng chính lòng tham không đáy của mụ mà khiến mất tất cả mọi thứ biến mất.

Con cá là một biểu tượng cho chân lí cái thiện sẽ luôn được đền đáp, sống lương thiện sẽ được báo đáp. Chân lí này giống như câu “ ở hiền gặp lành” của dân tộc Việt Nam ta. Đồng thời con cá vàng chính là công cụ để nhân dân lương thiện thi hành sự trừng trị thích đáng đối với những kẻ tham lam bạc bẽo.

Câu chuyên kết thúc thật bất ngờ, khi trước mặt ông lão hiện ra với túp lều rách nát ngày xưa và trên bậc cửa , mụ vợ đang ngồi trên cái máng lợn sứt mẻ”. Mọi thứ lại trở lại như xưa cũ và cái kết cục này là tất yếu, và là một bài học xứng đáng cho những kẻ tham lam và không biết giới hạn của sự mong muốn của mình. Mọi thứ nếu tới một giới hạn nhất định, nếu đi qua giới hạn đó, có thể con người đánh đổi và mất tất cả.

Tác phẩm kết thúc thật bất ngờ, qua tác phẩm tác giả muốn tỏ lòng biết ơn đối với những người nhân hậu và sống thương thiện nhưng cũng đưa ra những bài học đích đáng cho những kẻ tham lam, không làm gì mà thích sai khiến người khác và đạt được nguyện vọng của mình.

0