Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Văn mẫu lớp 8
Đánh giá bài viết Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học chuyên Văn tỉnh Thái Bình Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ ...
Đánh giá bài viết Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học chuyên Văn tỉnh Thái Bình Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của ...
Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 1 của một bạn học chuyên Văn tỉnh Thái Bình
Cách đây 86 năm, trên bầu trời văn học nước Mĩ, một ngôi sao sáng đã lặn. Ngôi sao ấy là o. Hen-ri. Sự ra đi của ông quả thật, đã để lại cho nhân dân nước Mĩ nhiều tiếc nuối. Thế nhưng, đúng như có người đã nói: “Văn học nằm ngoài những định luật của băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết” Mặc dù ngôi sáng ấy lặn khá lâu rồi song dư quang của nó vẫn lâp lánh toả sáng trên những trang văn mà ông o. Hen-ri để lại cho đời. Sự nghiệp sáng tác của ông không đồ sộ như M.Gorđki, L.Tônxlôi nhưng hầu hết các tác phẩm mà nhà văn viết ra đều có giá trị lớn. Chiếc lá cuối cùng là một trong những tác phẩm như thế.
Tiếp xúc với thiên truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, ta sẽ được nhà văn đưa đến phía Tây công viên Oa-sinh-tơn của nước Mĩ. Đó là một địa điểm nhỏ, phố xá nhằng nhịt không có lối ra rõ ràng. Hầu như khu công viên nhỏ này bị một màn xám bao phủ, vây quanh. Nó đã làm cho cuộc sống của những con người như Xiu, Giôn-xi và bác Ba-men thiếu sinh khí: “Hãy tưởng tượng một tay thu ngàn nào đó mang hoá đơn đòi tiền sơn hay giấy và vải vẽ đi qua con đường này, đột nhiên lại gặp ngay chính mình quay trở ra, tiền nự không thu một xu nhỏ”. Cách nói rất hình ảnh của tác giả đã cho ta cảm nhận được cái nghèo nàn, đạm bạc của những con người ở đây. ở đây hầu hết là giới nghệ sĩ chung sống với nhau. Họ phải bỏ tiền ra thuê những căn phòng tối om và vẽ những bức vẽ bình thường đổ kiêm sống. Họ chăm chỉ làm ăn là thế mà nghèo vẫn hoàn nghèo, thiếu thốn vẫn hoàn thiếu thốn. Ta tưởng như họ sống trong hôm nay mà chẳng đến hết ngày mai. Những hoạ sĩ (Giôn-xi, Xiu, Bơ-men) trong ý thức họ vẫn muốn hẹn một cuộc sống tốt đẹp, một tương lai xán lạn. Thế nhưng cơ hội lại chưa mỉm cười với họ. Thành ra họ chỉ còn biết chờ đợi với tình cảm mông lung, huyễn tưởng. Rõ ràng ta nhận thấy o. Hen-ri không thi vị hoá cuộc sống. Ngòi bút của ông hướng về hiện thực, tái hiện chân thực những cảnh đời đói khổ.
Nhưng, để tránh hiểu lầm, có lẽ cũng cần phải nói thêm: nhà văn phản ánh hiện thực không chỉ để phản ánh, để phơi bày hiện thực mà cái chính là qua bức ảnh chụp đó, tác giả muốn bày tỏ thái độ đối với con người. Dù chỉ là một góc phố nhỏ thôi – nhà văn cũng lách ngọn bút vào để tìm tòi khám phá. Những tâm tư, tình cảm của Bơ-men, Xiu, Giôn-xi đều được nhà văn chăm chú lắng nghe để rồi khơi lên trong lòng độc giả những tia nước nguồn thương. Nguồn thương của tác giả rung lên khi nhân vật gặp tình huống éo le. Ông tỏ ra rất quan tâm tới số phận của những con người này. Ông thương cảm cho Giôn-xi, một “phụ nữ nhỏ bé”, thiếu máu vì những cơn gió hiu hiu, bị mắc chứng bệnh viêm phổi. Ông đồng tình với ước mơ chính đáng của bác Bơ-men: muốn có một kiệt tác để lại cho đời. Với Bơ-men, tác giả thấy con người này thật đáng thương. Ông đã “ngoài sáu mươi ”, đã “múa cây bút vẽ bốn mươi năm” mà vẫn không “vơi tới được gấu áo vị nữ thần của mình”. Nói chung, cuộc đời cơ cực nào cũng chiếm được trái tim nhân đạo của nhà văn. Ông đã viết về họ như viết về chính mình, cho nên dễ hiểu, dễ đọc, dễ làm xúc động lòng người. Cái dễ làm xúc động lòng người ấy không phải ngẫu nhiên mà có. Ta thấy trong thực tế, cuộc đời của tác giả cũng gặp nhiều nỗi gieo neo. Ông đã từng trải nghiệm qua rất nhiều nghề để kiếm sống, cảnh đời thật đã cho ông yêu sống phong phú. Khi viết truyện, ông đặt cái tâm nóng hồi của mình lên trang giấy. Từ bác Bơ-mcn đến Giôn-xi, Xiu, hầu hết đều có sự hoá thân của tác giả…
Cuộc sống sao mà đắng cay đến thế! Nhưng càng trong sự đắng cay, đen tối tâm hồn con người càng toả sáng và ngát hương. Nhà văn đã phát hiện ra trên đầm bùn, trên thảo nguyên hoang dại bỗng rực cháy sáng lên “ngọn lửa Đan- cô” ngọn lửa của tình thương yêu của con người với con người.
Trước hết, ông muốn bày tỏ thái độ ca ngợi về nét đẹp trung trinh của Xiu và Giôn-xi. Với ông, ở họ có một tình hạn rất đẹp đẽ, trong sáng và rất đáng trân trọng. Cuộc sống nghèo khổ, sở thích tương đồng, tình cờ đã giúp họ xích lại gần nhau. Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không lãnh đạm, không thờ ơ, không bỏ mặc bạn. Ngược lại, cô chăm nom, săn sóc Giôn-xi rất chu đáo. Cô mời bác sĩ về chữa bệnh cho bạn. Tình cảm của Xiu dành cho Giôn-xi thật là gắn bó, thật là cảm động. Nghe bác sĩ nói bệnh tình của Giôn-xi “mười phần chỉ còn hi vọng được một” thì Xiu đã vào phòng làm việc và “khóc đến ướt đẫm cả một chiếc khăn trải bàn Nhật Bản”. Giọt nước mắt ấy là giọt nước mắt của tình thương. Trái tim cô không hề “chai sạn” mà luôn rung lên những nhịp đập đớn đau khi nghĩ đến cảnh: chỉ vài ngày nữa thôi cô bé sẽ mất đi một người bạn yêu quý. Thương thì thương vậy đấy, thế nhưng cô vẫn muốn kìm nén nỗi đau, cố chạy trên thực tại phũ phàng (“thản nhiên”) để Giôn-xi yên tâm. Rồi cô tỏ ra thực sự “lo lắng” khi phải chứng kiến ý nghĩ “kỳ quái” của bạn mình. Xiu luôn muốn được ở “bên cạnh” bạn để săn sóc, luôn tìm cách động viên an ủi Giôn-xi: “Ông bác sĩ đã nói với chị là em sẽ chóng hình phục thôi (…) khả năng khỏe là mười phần chắc chín". Thực ra, đây là một lời nói dối. Nhưng sự nói dối của Xiu, trong hoàn cảnh này không hề có tội. Sự nói dối của cô chẳng qua chỉ là sự bất đắc dĩ, xuất phát từ tình yêu thương bạn, muôn giúp bạn bứt lo lắng và có niềm tin, niềm hi vọng vào cuộc sống. Tình yêu thương của Xiu không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn biểu lộ qua việc làm cụ thể. Cô nấu cháo cho bạn ăn. Cô dồn tâm sức để vẽ nhiều tranh ảnh để kiếm tiền chăm sóc cho Giôn-xi. Tình cảm của Xiu là tình cảm chân thành. Tình cảm ây làm ta rưng rưng cảm động. Trong thâm tâm Xiu, Giôn-xi là một người em ruột. Cô đã chăm bẵm bạn theo cấp độ tình cảm máu thịt, chân tình ấy.
Bơ-men, người hoạ sĩ già, cũng là nhân vật được tác giả Chiếc lá cuối cùng dành cho những dòng văn ưu ái, trân trọng. Như đã nói, cuộc đời ông thất bại trong nghệ thuật và nghèo khổ trong cuộc sống. Do chí riêng không thoả, cuộc sông tẻ nhạt mà ông thưc ng hay cáu gắt với mọi người. Nhưng điều đó không có nghĩa là ông ta đã mất hết tình người. Ông tự nhận là “con chó xồm lớn chuyên gác cửa bảo vệ hai nữ nghệ sĩ trẻ ở phòng vẽ tầng trên”. Khi nghe Xiu kể chuyện, Bơ-men đã quái lo: “Sao trên đời này lại có những người ngớ ngẩn” vậy. “Lời nói của ông đích thực là một lời coi thường, một tiếng chửi. Thế nhưng trong lời chửi “độc mồm” ấy vẫn tiềm ẩn lòng thương con người “Chà, tội nghiệp cô bé Giôn-xi”.
Lòng yêu thương ấy dường như là một điểm gợi hứng, là một điểm khơi nguồn để bác Bơ-men sáng tác lên một bức tranh kiệt tác? Có thể là như thế. Sự nguy kịch có liên quan đến sự sống còn của một con người dường như đã thôi thúc trái tim bác phải làn một điều gì đó để giúp họ. Và thế là trong một đêm khủng khiếp, bất chấp cả mưa gió bác Bơ-men đã âm thầm một mình cùng với chiếc đèn, chiếc thang, chiếc bút lông ngồi hí hoáy vẽ chiếc lá thường xuân. Cuối cùng với sự cố’ gắng, với sức mạnh của tình yêu thương, bác đã vẽ xong bức tranh đó. Tiếc thay, khi bác hoàn thành xong tác phẩm cũng là lúc bác phải vĩnh biệt cõi đời. Sự ra đi của bác chỉ là sự ra đi của xác thịt, còn tâm hồn của bác thì chắc chắn sẽ còn kết tủa lại mãi với thời gian. Với nghị lực của mình, trái tim của mình, bác đã cho đời một kiệt tác. Kiệt tác ấy chính là kết quả của sự tích luỹ tổng hoà hơn 40 năm cầm cọ, là sự dồn tụ cao độ của cái tâm và tài trong đời nghệ sĩ. Đốn đây thì ông đã thực hiện được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình từ trước. “Những rìa lá hình răng cưa đã nhuộm vàng úa” tượng trưng cho tuổi tác, sự ra đi về thân xác của Bơ-men. “Cuống lá còn giữ màu xanh sẫm", tượng trưng cho mảnh tâm hồn sáng trong của cả một đời người hoạ sĩ già tích góp được. Kiệt tác của bác có ý nghĩa lớn lao vô cùng. Nó không chỉ là sự mãn nguyện, thoả ước mơ của bác mà nó còn là bức tranh cứu người. Bức tranh đã đem lại sự sống cho Giôn-xi, đã làm cho hồn Giôn-xi sắp chết bỗng được tái sinh. Bức tranh ấy đã đem lại cho Giôn-xi niềm tin vào cuộc sống, giúp cô nhận ra ý nghĩa của đời người: “Mình đã tộ như thế nào, muôn chết là một tội”. Nó chính là điểm cao trào của tình yêu thương con người. Bác Bơ-men đã hi sinh, đã trút cái sức lực còn lại của mình vì sự sống của Giôn-xi. Chiếc lá cuối cùng đúng là điểm sáng toàn truyện. Nó được vẽ giống như thật; nó đã ra đời trong một hoàn cảnh lao động vất vả, nó dũng cảm bất chấp quy luật, vươn lên tất cả để chiến thắng nghèo đói, bệnh tật. Tình người còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống bất tử. Và đó mới là tác phẩm “đáng thờ”, xứng đáng tồn tại với thời gian.
Ai đó đã nói rằng: Văn học nghệ thuật của ngôn từ. Nếu không có bơi chèo nghệ thuật thì chiếc thuyền nội dung sẽ đứng im, bất động. Nó sẽ không chuyển tải đến được tâm hồn bạn đọc những bức thông điệp giá trị nhân văn.
Ở đây, tác phẩm này có giá trị nghệ thuật rất cao.
Nhà văn đã tạo nên trong tác phẩm một hơi thở riêng độc đáo. Đây là một câu chuyện giàu kịch tính. Nhà văn đã khéo léo đặt nhân vật vào các tình huống, các hoàn cảnh mang tính điển hình để khắc hoạ rõ tính cách của nhân vật. Với cách tạo tình huống này, nhà văn tạo nên sự hấp dẫn ở độc giả (các nhân vật sẽ phản ứng như thế nào, giải quyết như thế nào, buộc họ phải theo dõi tiếp). Theo dõi câu chuyện, ta thấy cách giải quyết từng tình huống của nhà văn rất hợp lý: Khi Giôn-xi bị bệnh, Xiu không bàng quan mà tìm mọi cách (mời bác sĩ, bán tranh kiếm tiền) để cứu bạn; hoặc khi Giôn-xi có những ý nghĩ kỳ quái, cô tỏ ra lo lắng và cố gắng giảng giải để bạn hiểu ra sai lầm.
Câu chuyện này còn có nhiều chi tiết bất ngờ. Độc giả bị bất ngờ ngay từ lúc Giôn-xi có ý nghĩ kỳ quặc: tại sao cô lại mê tín về điều đó. Tâm trạng lo lắng (Giôn-xi sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống) cứ theo độc giả suốt từ đó đến kết thúc chuyện.
Đỉnh điểm của sự thắt nút là chi tiết: Chiếc lá cuối cùng. Trong vô số những chiếc lá thường xuân, vẫn còn một cái trụ lại trên cành. Mạch cảm xúc, suy đoán của người đọc bị đảo ngược: trong cảnh mưa tuyết như thế sao chiếc lá kia không rụng? Sự hồ nghi này được nhà văn cởi nút ở chi tiết cuối truyện: thì ra chiếc lá ấy chính là bức tranh mà bác Bơ-men vẽ, vẽ giống như thật, đến các nhân vật trong truyện cũng không nhận ra đó là chiếc lá giả.
Nội chừng ấy cũng đã đủ nói lên thành công to lớn của tác phẩm.
Với Chiếc lá cuối cùng, o. Hen-ri đã gởi lại cho thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây: hãy thương yêu con người, hãy vì sự sống của con người. Đó là lẽ tồn tại cao nhất của nghệ thuật vì con người.
Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 2
Ai đã đọc tác phẩm Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O.Hen-ri, có thể hình dung khá rõ về một xóm nghèo ở phía tây thành phố Nữu Ước. Có một nhóm các họa sĩ nghèo sống ở đây trong những căn phòng nhỏ bé, tối tăm; trong số đó có cô Giôn-xi mỏng manh, nhạy cảm và bác già Be-man suốt đời mong mỏi sẽ ra đời một kiệt tác. Họ nghèo túng, sống bên những người hàng xóm cùng cảnh với mình. Trong một trận nội dịch viêm phổi, Giôn-xi đã mắc bệnh và bệnh tình ngày một nặng.
Ông già Be-man là người cùng túng nhất trong số các hoa sĩ xóm nghèo này. Ông già đã trải qua bốn chục năm hành nghề mà vần chưa có một tác phẩm nào thành công. Ông chỉ còn kiếm sống bằng cách vẽ quảng cáo, hay ngồi làm mẫu cho các họa sĩ trẻ cùng xóm. Ông lại sa đà vào rượu nặng. Tuy nhiên ông có một tấm lòng nhân ái, quan tâm đến người khác, đặc biệt đối với hai cô họa sĩ trẻ – trong đó có Giôn-xi ở tầng trên.
Đặc điểm đầu tiên ta nhận thấy ở người nghệ sĩ già bất hạnh này là ông yêu nghề, là tinh thần kiên trì với nghệ thuật. Mặc dù suốt mấy chục năm, ông vẫn chưa thực hiện được bức tranh kiệt tác của mình, nhưng ông vẫn kiên trì ý định đó và luôn luôn nói về nó.
Cuối cùng, ông đã hoàn thành được bức kiệt tác một đời mong mỏi ấy. Nhưng điều đáng nói thứ nhất ở đây, không phải là chuyện nghệ thuật, mà là chuyện tấm lòng. Chính vì lòng thương cảm của Giôn-xi, và tinh thần 11 tự coi mình là người chuyên gác cửa bảo vệ hai nghệ sĩ trẻ” mà ông đã nảy ra ý định thực hiện bức kiệt tác ấy, nó cũng là tác phẩm cuối cùng của đời ông. Ông hiểu rõ: mạng sống của Giôn-xi đang lay lắt đáng sợ biết bao. Sự sống chỉ còn lại ở cô họa sĩ trẻ này, chừng nào cô còn hi vọng. Chiếc lá trường xuân cuối cùng trên bức trường phía ngoài cửa sổ chính là tia hi vọng cuối cùng ấy. Nếu nó rụng xuống, Giôn-xi cũng sẽ “buông trôi hết thảy” và chết như “chiếc lá mệt mỏi và tội nghiệp kia”. Được biết Giôn-xi nản lòng muốn chết vì cây leo trường xuân kia rụng hết lá, ông già họa sĩ vừa giận vừa thương “Cặp mắt đỏ ngầu, nước mắt chảy ròng ròng”. Ông già xót xa thấy căn phòng giá lạnh mà một con người tôt như Giôn-xi phải nằm. Ông mòn mỏi, sẽ có thể cùng với họ đi khỏi nơi này, nhờ vào một tác phẩm kiệt xuất của mình.
Bức kiệt tác ấy đã ra đời. Nó ra đời trong một đêm mưa tuyết. Ông già họa sĩ đã vẽ trong đêm ấy, một chiếc lá trường xuân không bao giờ rụng. Và chính chiếc lá thần kỳ ấy đã níu giữ được hi vọng của Giôn-xi, đã cứu sống được nàng. Nhưng để vẽ được nó trong đêm mưa tuyết ấy “cốt giấu không cho Giôn- xi biết”, áo quần ông già ướt sũng và lạnh buốt, ông già Be-man đã chết vì sưng phổi. Người họa sĩ già phải trả giá bằng cả tính mạng của mình cho bức vẽ đó. Đó chính là tác phẩm kiệt xuất mà người họa sĩ già từng mong mỏi. Chính nó cứu sống Giôn-xi, sau cái đêm mà chiếc lá cuối cùng đã rụng.
– Be-man ông ơi, ông thật đầy lòng nhân ái, đã quên mình để cứu người. Ông thật là một nghệ sĩ chân chính với tấm lòng cao thượng. Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn gây ấn tượng mạnh với kết thúc bất ngờ, đầy tính nhân đạo của nó. Cảm ơn nhà văn O.Hen-ri đã dựng được một hình tượng tuyệt đẹp của một nghệ sĩ chân chính, cho ta vừa xúc động với vẻ đẹp của lòng người, vừa thấm thía sức mạnh kì diệu của nghệ thuật.
Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 3
Đọc xong truyện, có người nói: cuộc đời của những nghệ sĩ nước Mĩ nghèo thật. Đúng thế, tài sản của họ chẳng có gì… Nơi ở của họ cũng khôn khổ, đó là ‘những cái cửa sổ quay về hướng Bắc, những cái hồi nhà thuộc thế kỉ mười tám, những căn phòng sát mái kiểu Hà Lan và giá tiền thuê hạ’. Xiu và Giôn-xi thuộc loại ấy. Nhưng tiêu biểu hơn cả là ông già Bơ-men. Vậy truyện nhằm tố cáo nỗi khổ vì nghèo nàn của các nghệ sĩ đậm hơn nhiều, nó là chủ âm của bài ca: tình thương sâu sắc của những con người nghệ sĩ nghèo ấy.
Tình thương chiến thắng nghèo đói, bệnh tật, tình thương còn lớn hơn cả nghệ thuật, nó làm cho nghệ thuật trở thành sự sống. Cái thời điểm làm lộ ra cái tình người ấy là lúc gã viêm phổi lạ mắt, lạnh lẽo và vô hình dùng ngón tay lạnh như băng chạm đến cô gái Giôn-xi bé bỏng máu đã cạn dần bởi những làn gió tây Caliiornia, Xiu đã làm tất cả vì bạn với một tình thương lớn lao. Cô vẽ nhiều hơn nữa những bức tranh minh hoạ để kiếm tiền mua xúp, mua rượu poóc tô. Cô mời bác sĩ đến để chăm sóc bạn. Cô nấu ăn dỗ dành bạn ăn uống và thuốc thang. Với cô, niềm vui lớn nhất là thấy Giôn-xi có thể trở lại với niềm ao ước của mình: vẽ bức tranh về vịnh Naples. Tinh thương ấy thật lớn, thật vô tư, nhưng nó không đủ sức át đi sự tuyệt vọng của Giôn-xi. Đọc những trang truyện này, người đọc dường như cảm thấy nghẹt thở vì nỗi tuyệt vọng ngày càng lớn của nàng: ‘Em muốn nhìn thấy chiếc lá cuối cùng rơi. Chờ đợi làm em chán lắm rồi, nghĩ ngợi cũng làm em chán lắm rồi, em muốn buông tay ra khỏi tất cả những thứ em còn đang nắm và rời bước xuống, lướt xuống hệt như một trong những chiếc lá mệt mỏi đáng thương đó’. Vậy số phận của nàng đã tới phút cuối cùng rồi chăng? Giữa lúc ấy ông già Bơ-men xuất hiện.
Phải nói đây là nhân vật lạ nhất của truyện. Tác giả chỉ dành cho ông có hơn hai trang trong số chín trang của truyện. Cuộc đời ông được giới thiệu là một cuộc đời đầy thất bại và nghèo khổ. Thất bại lớn nhất là trong nghệ thuật. Bốn mươi năm nay ông không đụng được tới đường viền của chiếc áo nàng nghệ thuật, hai mươi năm không đặt nổi nét vẽ đầu tiên cho bức kiệt tác mà ông hằng mơ ước. Công việc lớn nhất của ông là ngồi làm người mẫu. Thế nhưng, đọc xong truyện, ngẫm nghĩ về nó, người đọc lại thấy sáng ngời lên bức chân dung của ông với ‘bộ râu xoăn lại như từ đầu thần Xtin rủ xuống thân một con quỷ con’, với bức tranh kiệt tác ông đã hoàn thành vào những phút cuối cùng của đời mình.
Ông đã trả lại cho Giôn-xi, không phải, ông đã trút sự sống của mình cho Giôn-xi. Cái hành động tự nguyện đầy tình thương ấy diễn ra âm thầm trong bóng đêm nhưng lại đưa ông vào cõi bất tử. Kịp thời làm sao bức vẽ chiếc lá cuối cùng đó. Nó là niềm hi vọng, là sự sống ông truyền cho Giôn-xi cho tất cả những độc giả của truyện. Với nhân vật Bơ-men, chủ đề truyện đã bộc lộ đầy đủ. Với ‘Chiếc lá cuối cùng’, Henri đã gởi lại cho những thế hệ sau bức thông điệp viết trên màu xanh của lá cây hãy thương yêu con người, hãy vì sự sông của con người, đó là lẽ tồn tại cao cả nhất của nghệ thuật và của mỗi người. Bởi những ý nghĩa sau đây:
1. Cuộc đời của nghệ sĩ nghèo ở nước Mĩ đầu thế kỉ XX là:
– Sống ở biệt khu tồi tàn hẻo lánh.
Bị đau ốm nghèo nàn.
– Loay hoay đùm bọc lấy nhau trong cô đơn, lạnh lẽo và bệnh hoạn.
– Thiết tha sáng tác, nhưng những cố gắng vẫn không được công nhận và khuyến khích (bác Bơ-men).
2. Cái cây rụng từng chiếc lá là một hình ảnh nghệ thuật có nhiều ý nghĩa:
– Cái cây dây leo bám vào bức tường, mỗi lúc một chiếc lá rụng, gợi cảm giác cuộc đời tàn lụi dần dần, mỗi phút trôi qua là một phút rơi rụng, mất mát. Sự tươi tốt dần dần tan biến nhường chỗ cho tàn héo, khẳng khiu.
– Giôn-xi là một nữ nghệ sĩ đã chán chường, không còn hi vọng gì về tương lai. Nàng thấy cái chết đến bên nàng mỗi lúc một gần thêm. Mỗi chiếc lá rụng, gợi cho nàng sự liên tưởng: sự lìa đời của nàng sẽ tới. Trong u uất chán chường, sự tưởng tượng bịnh hoạn ấy có thể xảy ra và hợp lí. Cô Xiu và bác sĩ đều còn khoẻ mạnh nên không thể hiểu được tâm trạng này.
3. Chắc chắn là bác Bơ-men hiểu được trạng thái tầm hồn của Giôn-xi, thông cảm với nỗi chán chường u uất của nàng. Bác cũng rất yêu nàng và muốn giật nàng ra khỏi cái chết. Ý nghĩa của bác rất sâu xa cũng rất đơn giản. Cô nghệ sĩ tin rằng chiếc lá cuối cùng rơi rụng thì cô cũng lìa đời. Vậy nếu chiếc lá mà còn thì sự sống của cô cũng tồn tại. Đó là điều đơn giản. Nhưng lá rụng là
điều không cưỡng được. Bác đã tạo ra chiếc lá vĩnh viễn không rơi. Bác chặn lại sự tàn ác vô hình của tự nhiên, của tạo hoá. Chặn lại bằng cả tấm lòng và bằng nghệ thuật. Có tấm lòng cao cả, có nghệ thuật chân chính, bác đã cứu sống Giôn-xi. Ý nghĩa sâu sắc, cao đẹp ở hành động của bác Bơ-men là ở chỗ đó.
Cảnh tượng bác Bơ-men vẽ chiếc lá cuối cùng thật là hồi hộp, đặc sắc có giá trị nghệ thuật và giá trị đạo đức cao:
– Đêm tối mịt mùng, lạnh lẽo, hoang vắng.
– Đường cheo leo.
– Con người già cả, yếu ớt.
– Chiếc lá vẽ trong đêm phải làm sao cho giống.
– Vẽ xong, bị nhiễm lạnh, bác bước chậm chạp vào nhà và nằm vật ra giường.
4. Chiếc lá cuối cùng là kiệt tác của bác Bơ-men:
– Được vẽ với tất cả tấm lòng.
– Được vẽ trong một hoàn cảnh khó khăn đặc biệt.
– Bức tranh cuối cùng trong đời Bơ-men.
– Bức tranh có tác dụng màu nhiệm đã cứu Giôn-xi khỏi chết, trở lại với đời và niềm ước mơ sáng tạo.
– Bức tranh luôn luôn nhắc nhở đến một sự hi sinh vĩ đại, được sáng tác và hoàn thành trong hơi thở cuối cùng của một nghệ sĩ lão thành.
Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn O Hen-ri – Bài làm 4
Chủ đề của “Chiếc lá cuối cùng” là “bức thông điệp màu xanh” nói về tình yêu thương và sự sống của con người mà Ô-Henri đã gửi đến người đọc , ca ngợi tình bạn thủy chung, nhắn nhủ mọi lúa tuổi phải yêu thương con người, hãy biết hy sinh phấn đấu cho sự sống và hạnh phúc của con người.
vơi một bút pháp điêu luyện, nói về những kiếp người lầm than, những nghệ sĩ nghèo giàu tình thương .chứa chan tinh thần nhân đạoÔ-Henri (1826-1910) là một trong những cây bút viết truyện ngắn xuất sắc của nền văn học Mĩ cuối thế kỉ 19 dầu thế kỉ 20. Bốn mươi tám tuổi đời với 15 năm cầm bút, ông để lại cho nhân loại hàng trăm truyện ngắn
“Căn gác xép”, “Qùa tặng của những nhà hiền triết”, “Cái của xanh” , “Chiếc lá cuối cùng”, “Sương mù ở Xentôn”, được xếp vào loại những truyện ngắn hay nhất, hấp dẫn nhất.
Ông là một nhà văn trải qua nhiều bất hạnh: lên ba, mồ côi mẹ; 15 tuổi phải bỏ học , lang thang kiếm sống; 35 tuổi bị cầm tù, chết vì bệnh lao năm 48 tuổi trong niềm cô quạnh…Nhưng thật kỳ diệu, 8 năm sau ngày mất, Hội nghê thuật và khoa học tại Mĩ lập giải thưởng Ô-Henri để tang cho các truyện ngắn hay nhất ở Mĩ hằng năm. Vf tên tuổi ông trở thành bất tử.
Truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” tiêu biểu cho bút pháp nghệ thuật và giá trị tư tưởng của những trang văn của Ô-Henri. Cốt truyện của “Chiếc lá cuối cùng” rất đơn giản nhưng thật cảm động. Tại một căn gác tồi tàn nơi hẻm phố của thành phố Niu-Y- oóc, quấy tụ những họa sĩ nghèo: ông bà Bơ-men và hai thiếu nữ tên là Xiu và Giôn-xi. Hai cô họa sĩ trẻ yêu thương nhau như chi em ruột, dựa vào nhau để vẽ và kiếm sống. Nhưng đau đớn thay, Giôn-xi bị bệnh viêm phổi. Nàng tuyệt vọng trong ám ảnh, khi chiếc lá cuối cùng của cành cây leo trước của sổ rụng xuống thì nàng “chắc chắn cũng sẽ lại đời”. Ngày đêm trôi qua, rồi mưa tuyết, những chiếc lá rụng dàn chỉ còn lại ba bốn chiếc ….Xiu hết lời khuyên em nhưng Giôn-xi vẫn thoi thóp tuyệt vọng. Xiu phải cầu cứu ông bà Bơ-men. Thật kì lạ, “chiếc lá cô đơn vẫn bám vào cuống lá” trong mưa gió. Và khi cụ già Bơ-men phải đưa đi cấp cứu vì cảm lạnh rồi chết sau hai ngày thì cũng là lúc cô Giôn-xi được bình phục. Cô và nhiều người mới hay, “chiếc lá cuối cùng”- chiếc lá dũng cảm – là kiệt tác của bác Bơ-men, bác đã “vẽ” nên trong một đêm mưa gió khủng khiếp “lạnh như băng”.
Chủ đề của “Chiếc lá cuối cùng” là “bức thông điệp màu xanh” nói về tình yêu thương và sự sống của con người mà Ô-Henri đã gửi đến người đọc , ca ngợi tình bạn thủy chung, nhắn nhủ mọi lúa tuổi phải yêu thương con người, hãy biết hy sinh phấn đấu cho sự sống và hạnh phúc của con người.
Một tình bạn cao quý và cảm động. Giôn-xi và Xiu là hai nữ họa sĩ trẻ và nghèo, nhiều yêu thương, lắm mơ ước. Mùa đông năm ấy, một tai họa đã giáng xuống đầu họ. Giôn-xi cảm lạnh, nằm liệt giường. Nàng lại bị ám ảnh, mối khi lá “lìa cành” thì cô “cũng lìa đời”! Thật là nan giải vì chữa bệnh viêm phổi, thầy thuốc có thể làm được, nhưng chữa cho một bệnh nhân tuyệt vọng, sụp đổ về tinh thần thì vô kế khả thi! Chính trong hoàn cảnh bi đát ấy, tình bạn được thử thách. Xiu lo âu. Xiu săn sóc chạy chữa. Xiu làm việc nhiều hơn để kiếm tiền mua thuốc và thức ăn cho Giôn-xi. Khi đứa em tội nghiệp chỉ biết “nắm yên lặng và trắng nhợt như một pho tượng bị đổ” thì Xiu vẫn kiên nhẫn an ủi em:
“Em thân yêu, em dấu yêu!..nếu em không nghĩ tới bản than mình nữa thì cũng nên nghĩ tới chị. Chị biết làm thế nào bây giờ?”
Và rồi, luc thì Xiu khuấy nước súp gà, lúc thì pha sữa với ít rượi pooc-tô, lúc thì đặt thêm gối, lúc thì mời bác sĩ, lúc thì cầu cứu bác Bơ-men. Xiu đã giần giật với tử thần để cứu đứa em nuôi bé bỏng. Xiu lại hiện than cho tấm long trắc ẩn, vị tha, là một con người có trái tim giàu yêu thương, nhân hậu. Xiu là nhân vật rất đẹp làm ta rung động và ngưỡng mộ về một tình bạn thủy chung, cao đẹp.
Một tấm lòng giàu đức hy sinh. Năm ấy, ông Bơ-men đã 60 tuổi, thế mà “ông chưa đưa bút cham tới đường viền chiếc áo của nàng nghệ thuật”, ông vẫn sống trong khắc khổ, âm thầm. Trước lời khần cầu của cô Xiu, ông đã biến ngòi bút vẽ của mình thành một “ngòi bút thần” linh diệu. Ông đã đứng trong mưa gió lạnh lẽo suốt đêm để sáng tạo nên “chiếc lá cuối cùng” – “chiếc lá dũng cảm” và bất diệt, để đánh lui thần chết, cứu sống cô bé Giôn-xi tọi nghiệp. Nếu Chúa bị đóng đinh chịu nạn vì hạnh phúc con người thì Bơ-men, cao đẹp thay, đã xả than vì sự sống của Giôn-xi. Quên mình để cứu người là một hành đông cao cả. Cái chết của cụ già Bơ-men đẹp hơn mọi bài ca. Cụ đã ra đi, nhưng “chiếc lá cuối cùng” là kiệt tác, cụ để lại cho đời vì sự sống và hạnh phúc con người! “Có cái chết hóa thành bất tử” (Tố Hữu). Hàng triệu đọc giả trên trái đát trong nữa thế kỹ nay đã cúi đầu và nghiêng mình trước nghĩa cử và cái chết của họa sĩ già Bơ-men.
Ô-Henri đã viết với tốc độ kinh hồn, như năm 1904, viết 65 truyện, năm 1905, viết trên 50 truyện, vậy mà truyện nào cũng hấp dẫn, độc đáo. Bút pháp nhẹ nhàng, phân tích tâm lí một cách tinh tế. Đặc biệt ông sở trường về bút phát nghệ thuật “đỏa lộn tình thế hai lần” , tạo nên ấn tượng kĩ cảm đột ngột, bất ngờ. Trong truyện ngắn này, tình thế thứ nhất là tình thế tuyệt vọng của Giôn-xi, một bi kịch đày bi thảm , người đọc lo âu, căng thẳng nhưng cuối cùng cô được bình phục. Tình thế thứ hai là ông già Bơ-men âm thàm tìm được cách cứu người nhưng rồi lại bị viêm phổi, chết đột ngột, một bi kịch mang tính chất cao cả. Họa sĩ già vĩnh viễn ra đi nhưng lại để lại cho đời sau một kiệt tác. Sức hấp đẫn của truyện ngắn “Chiếc lá cuối cùng” là ở chân lí nghệ thuật ấy. Nghệ thuật mô tả cái đẹp: thân, thiện,mĩ. Nghệ thuật đến với tình thương sẽ trở thành bất tử. Nghệ thuật đã nâng cao tâm hồn.
“Chiếc lá cuối cùng" của Ô-Henri là một trong những tác phẩm văn học nước ngoài đã đem đén cho chúng ta nhiều hấp dẫn và thú vị. “Bức thông điệp màu xanh” ấy mãi mãi tươi non trong lòng người. Tình chị em, tình bạn bè, tấm lòng nhân hậu, đức hi sinh của những họa sĩ trẻ và già ấy làm cho người đọc tin yêu hơn vào long tốt của con người. Nó nhắn nhũ cho mọi người hãy phấn đấu cho hạnh phúc con người, đem nghệ thuật phục vụ con người. Vẻ đẹp nhân văn, giá trị nhân bản của “Chiếc lá cuối cùng” đã rung đọng tâm hồn chúng ta. Và nghệ sĩ Bơ-men đã ngã xuống vì nghệ thuật, đã hi sinh vì hạnh phúc con người. Nghệ thuật hướng tới con người là nghệ thuật đẹp nhất.
Từ khóa tìm kiếm
- hãy làm rõ giá trị của tình thương trong tác phẩm cô bé bán diêm và chiếc lá cuối cùng
- phân tích truyện ngắn chiếc lá cuối cùng
- viết văn tưởng tượng về cuộc trò chuyện của hai chiếc lá trong một trận gió lớn