Phân tích truyện cổ tích Pinocchio dưới góc nhìn khoa học
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, cậu bé Pinocchio chỉ có thể nói dối 13 lần nếu không muốn mình bị gãy cổ. Hẳn khi nói đến cậu bé người gỗ Pinocchio, ai trong chúng ta cũng nhớ về hình ảnh cậu bé với chiếc mũi đặc biệt. Sau mỗi lần nói dối, chiếc mũi của cậu bé Pinocchio sẽ dài ra. Một nghiên ...
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra, cậu bé Pinocchio chỉ có thể nói dối 13 lần nếu không muốn mình bị gãy cổ.
Hẳn khi nói đến cậu bé người gỗ Pinocchio, ai trong chúng ta cũng nhớ về hình ảnh cậu bé với chiếc mũi đặc biệt. Sau mỗi lần nói dối, chiếc mũi của cậu bé Pinocchio sẽ dài ra.
Một nghiên cứu mới đây của các sinh viên khoa học thuộc ĐH Leicester (Anh) đã chỉ ra, cậu bé người gỗ Pinocchio này chỉ có thể nói dối được 13 lần trước khi trọng lượng của mũi khiến cậu bị gãy cổ.
Hình ảnh cậu bé Pinocchio
Pinocchio là một nhân vật hư cấu và cũng là nhân vật chính trong cuốn tiểu thuyết dành cho thiếu nhi Những cuộc phiêu lưu của Pinocchio (1883) của nhà văn Ý - Carlo Collodi.
Được tạo ra bởi bác thợ mộc già Mister Geppetto trong một ngôi làng nhỏ của Ý, chú rối gỗ Pinocchio mơ ước trở thành một cậu bé bằng xương bằng thịt. Cậu thường hay nói dối và "chế tác" những câu chuyện vì nhiều lý do khác nhau. Sau mỗi khi nói dối, chiếc mũi của Pinocchio sẽ dài ra.
Sau khi nghiên cứu, Steffan Llewellyn thuộc ĐH Leicester cho biết ban đầu chiếc mũi của Pinocchio nặng khoảng 6 gram, dài 2,54cm. Phần đầu của Pinocchio nặng 4,18kg.
Từ thông tin này, các sinh viên khoa Nghiên cứu Khoa học liên ngành thuộc ĐH Leicester đã tính toán và kết luận, nếu mũi của Pinocchio dài gấp đôi sau mỗi lần nói dối thì sau 13 lần, chiếc mũi của cậu bé sẽ dài tới 140m. Nếu tiếp tục nói dối, chiếc mũi của Pinocchio sẽ khiến cậu bị gãy cổ. Trong câu chuyện gốc của Collodi, Pinocchio chỉ nói dối có 3 lần.
Nhà nghiên cứu Steffan Llewellyn cho biết: "Pinocchio chỉ có thể nói dối 13 lần trước khi chiếc mũi gỗ làm cậu bị thương".
Nghiên cứu được thực hiện khi ĐH Leicester yêu cầu sinh viên áp dụng nguyên tắc khoa học với kịch bản, cốt truyện văn hóa phổ biến. Qua đây các sinh viên sẽ tìm hiểu được tính logic trong mỗi câu chuyện, bài báo mình đọc.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí nghiên cứu khoa học liên ngành.