5 thứ dễ khiến con người nghiện nhất
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin. Khi nói về hiện tượng "nghiện" một thứ nào đó, các bác sĩ đều sẽ đề cập đến đường viền ...
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
Khi nói về hiện tượng "nghiện" một thứ nào đó, các bác sĩ đều sẽ đề cập đến đường viền giữa (mesolimbic) của não. Vốn nằm ở giữa các khu vực quản lý các cảm xúc, cơn đau và quá trình ra quyết định của não, đường viền giữa vốn là một "mạch não" có khả năng khuyến khích con người theo đuổi các hành vi có lợi cho quá trình tiến hóa như quan hệ tình dục, uống nhiều nước hoặc ăn uống bổ sung dinh dưỡng.
Về bản chất, đường viền giữa thực hiện nhiệm vụ của mình bằng cách sản sinh ra chất dopamine và opioid ("thuốc phiện tự nhiên") khi chúng ta làm các hành động có lợi cho cơ thể. Trong trường hợp của các con nghiện ma túy, hệ đường viền giữa sẽ bị "cướp" quyền điều khiển: việc sử dụng heroin/cần sa/cocaine…. sẽ tạo ra phản ứng mạnh nhất ở đường viền giữa. Khi dùng ma túy, đường viền giữa sẽ sản sinh ra nhiều dopamine và opioid hơn bất cứ hành động nào khác. Lúc này, bạn sẽ bắt đầu nghiện ma túy.
Nhiều nhà khoa học cũng chưa đồng ý về việc liệu các hành vi nghiện ăn, nghiện đánh bạc giống với nghiện heroin hơn hay là giống với chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD, một chứng rối loạn xảy ra trên một vùng não khác) hơn.
Thật may mắn, các nhà nghiên cứu kỳ cựu đã vào cuộc. Tiến sĩ Reef Karim, giám đốc của The Control Center, một trung tâm điều trị tại Đồi Beverly (Mỹ) chuyên giúp bệnh nhân loại bỏ các chứng rối loạn hành vi đã chỉ ra các hành vi có thể gây nghiện, dựa trên các bằng chứng khoa học.
Sau đây là 5 hành vi gây nghiện nguy hiểm và thường gặp nhất trong cuộc sống của chúng ta:
1. Nghiện cờ bạc
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
9/10 các nhà tâm lý học cho rằng nghiện cờ bạc thực sự giống như một loại ma túy nguy hiểm vậy.
Hiện tại, tỉ lệ rối loạn tâm lý nghiện cờ bạc tại Mỹ lên tới 2%, và chứng nghiện cờ bạc là hành vi gây nghiện duy nhất được liệt kê trong mục "Triệu chứng Mới" của cuốn Cẩm nang Phát hiện và Thống kê Các rối loạn Thần kinh (DSM-5). Các cuộc nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nghiện cờ bạc rất giống với nghiện ma túy xét trên các khía cạnh nguồn gốc trên não, sinh lý học và hướng điều trị.
Ví dụ, những người nghiện cờ bạc cho biết có cảm giác "phê" giống như những người nghiện cocaine. Họ cũng gặp phải các triệu chứng khi cai nghiện như mất ngủ, đau đầu, khó chịu trong bụng, chán ăn, tim đập nhanh và đổ mồ hôi.
Vậy, bản chất của chứng nghiện cờ bạc là gì? Khi một con nghiện cờ bạc chiến thắng, đường viền giữa trong não sẽ sản sinh ra một lượng dopamine khổng lồ, khiến cho anh ta thèm muốn được tiếp tục chiến thắng và thắng nhiều hơn nữa. Khi anh ta thua bạc, lượng dopamine giảm xuống khiến cho cảm giác thèm muốn trở nên mãnh liệt hơn nữa.
Tồi tệ hơn, các nghiên cứu đã chứng minh rằng khi xem các đoạn video đánh bạc, người nghiện cờ bạc sẽ có mức độ hoạt động của vùng vỏ não trước trán (vmPFC) giảm sút, giống như khi những con nghiện cocaine xem các đoạn video về loại ma túy này. Đây là một hiện tượng rất đáng lo, vì vùng não vmPFC có trách nhiệm điều phối các cảm xúc và quản lý rủi ro.
2. "Nghiện" ăn
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
Có rất nhiều loại rối loạn tâm lý ám ảnh có thể gây ra chứng nghiện ăn, thậm chí là cả chứng biếng ăn và chứng thèm ăn. Tất cả các loại rối loạn tâm lý này đều có thể làm hỏng cuộc đời của bạn.
Song, chứng rối loạn ăn uống giống với nghiện ma túy sẽ là chứng rối loạn ăn uống vô độ ("binge eating"). Khi bị mắc chứng rối loạn này, người bệnh sẽ dành ra một lượng thời gian lớn để suy nghĩ và lên kế hoạch cho "trải nghiệm" ăn uống của mình, sau đó sẽ ăn uống một cách vô độ và sẽ không ngừng lại ngay cả khi đã no bụng.
Đây là một vấn đề lớn tại các quốc gia đang phát triển. Tại Mỹ, các nhà khoa học ước tính rằng 3,5% phụ nữ và 2% nam giới đã/đang mắc chứng rối loạn ăn uống vô độ. Quá một nửa trong số này sẽ không bao giờ được điều trị chứng rối loạn ăn uống của mình.
Bạn có thể hiểu được vì sao "nghiện ăn" lại có thể dễ dàng trở thành một triệu chứng rối loạn tâm lý. Từ góc độ tiến hóa, việc khuyến khích con người tự cung cấp đủ chất dinh dưỡng là một trong những lý do chính dẫn tới sự tồn tại của hệ thống "tự thưởng" trong não. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng các món ăn ngon, đặc biệt là món ăn nhiều đường, nhiều chất béo, sẽ kích hoạt hệ thống sản sinh dopamine theo cùng một cách giống như ma túy.
Các nghiên cứu thực hiện trên người mắc chứng béo phì cho thấy họ có ít D2 (một loại thụ thể dopamine) hơn người bình thường. Tương tự như vậy, người nghiện ma túy sẽ cảm thấy ít thỏa mãn hơn khi sử dụng cùng một lượng ma túy.
Việc giảm lượng D2 sẽ khiến những người bị béo phì thậm chí còn ăn nhiều hơn trước nhằm đạt được sự thỏa mãn mà họ vẫn mong chờ. Đồng thời, người béo phì cũng có vùng não chịu trách nhiệm ức chế hoạt động kém hơn. Bởi vậy, khả năng kiểm soát quá trình ăn uống của họ cũng bị giảm sút.
3. Nghiện Internet
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
"Hội chứng nghiện game trên Internet" là một chứng nghiện mới được bổ sung vào cuốn DSM-5, và rõ ràng các bác sĩ cần phải nghiên cứu về chứng nghiện này nhiều hơn nữa.
Hội chứng nghiện Internet thu hút được rất nhiều sự chú ý sau khi Trung Quốc, Hàn Quốc và cả Việt Nam xuất hiện một loạt các trường hợp đau lòng về các thanh thiếu niên nam giới mê mẩn game tới mức bỏ ăn, bỏ bê gia đình hoặc thậm chí là... tự sát.
"Tôi đã gặp 2 bệnh nhân từ Singapore và Trung Quốc, và họ có những vấn đề rất trầm trọng về Internet và game", ông Karim cho biết. "Vấn đề là do các thông tin định danh bản thân của họ sẽ bị ức chế ngay sau khi họ bắt đầu chơi game. Bởi vậy, họ sẽ định danh mình dựa trên nhân vật trong game và chẳng bao giờ phát triển danh tính của (con người) mình. Họ yêu nhân vật mà họ đang chơi, nhưng họ không yêu bản thân họ".
Vào năm 2013, Đơn vị Nghiên cứu Game Toàn cầu của Đại học Nottingham Trent, Anh cho biết việc nghiện game có thể liên quan một phần tới hội chứng "để mất thời gian": cảm xúc đặc biệt khi bạn ngồi xuống chơi game, quên bẵng đi, mải mê chơi game hết đêm và đến buổi sáng mới nhận ra đã đến giờ đi làm.
Các trò chơi có khả năng đem lại cảm xúc này thường là các trò chơi phức tạp, có cốt truyện hay, có nhiều màn chơi hoặc mục đích rõ ràng và cho phép chơi cùng nhiều người khác. Một nghiên cứu trước đó của đơn vị nghiên cứu nói trên chỉ ra rằng World of Warcraft, trò chơi online thành công nhất thế giới, có đầy đủ các đặc tính trên.
4. Tình dục
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
Rõ ràng đây là một chứng "nghiện" đến từ nguyên nhân tiến hóa của con người: Tình dục có thể kích thích đường viền giữa của não không kém gì ma túy. Song, trong khi các vấn đề tình dục luôn là chủ đề giật tít ưa thích của truyền thông, sự thật là chúng ta vẫn chưa hiểu rõ về chứng nghiện sex như các vấn đề hành vi khác.
Khó khăn lớn nhất là làm thế nào để xác định "đâu là điểm bất thường của chứng rối loạn nghiện sex?". Một nghiên cứu của Thụy Điển vào năm 2006 cho thấy không phải cứ quan hệ nhiều thì sẽ là có vấn đề. Trái ngược lại, thường xuyên quan hệ với một bạn tình ổn định cho thấy cơ thể đang hoạt động rất khỏe mạnh.
Các biểu hiện của chứng rối loạn nghiện sex là khi con người tham gia vào các hoạt động tình dục mang tính chất ám ảnh, cô độc hoặc hoàn toàn không mang tính riêng tư: nghiện phim khiêu dâm, thường xuyên đi lại với gái mại dâm hoặc cố tình "khoe của quý" ngoài đường. Hiển nhiên, các hành vi bệnh lý này đã bị Internet và sự cô lập do công nghệ cao mang tới làm cho trở nên tồi tệ hơn rất nhiều.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu chưa thực hiện một nghiên cứu tầm cỡ quốc gia nào về chứng nghiện sex. Các chuyên gia chỉ có thể ước tính được rằng khoảng 3 – 6% dân số Mỹ bị nghiện tình dục. Các nghiên cứu tâm thần học cho thấy những người bị mắc chứng rối loạn nghiện sex sẽ thiếu khả năng kiểm soát ham muốn, giảm sút khả năng đánh giá và kiểm soát tâm lý kém hơn.
5. Nghiện shopping
Bộ não con người là một tuyệt tác hoàn hảo của tự nhiên, song khi "thiết kế" của tiến hóa bị cuộc sống hiện đại thay đổi, con người sẽ gặp phải 5 thói quen "nghiện ngập" nguy hiểm không kém gì heroin.
Nhiều nhà khoa học cho rằng đây không phải là một triệu chứng rối loạn tâm lý, song những người khác lại cho rằng có từ 2 – 8% dân số Mỹ bị chứng rối loạn ám ảnh có liên quan tới hành vi mua hàng.
Thực tế, hiện tượng "nghiện shopping" đã được ghi nhận gần một thế kỷ, và số lượng email quảng cáo khổng lồ cùng các đợt khuyến mại "khủng" trên các trang mạng rõ ràng đã làm cho triệu chứng tâm lý này trở nên trầm trọng hơn.
Trong khi nhiều người cho rằng chỉ có phụ nữ mới "nghiện shopping", nghiên cứu của Đại học Stanford cho rằng cả 2 giới đều bị ảnh hưởng nhiều như nhau: khoảng 6% phụ nữ nghiện mua sắm, trong khi con số này ở nam giới lên tới 5,5%. Một vài nhà khoa học cho rằng chứng nghiện mua sắm có liên quan tới chứng rối loạn "nghiện" tích trữ đồ đạc của con người.
Hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra được hệ thống thần kinh nào trên não là nguyên nhân gây ra triệu chứng này, song các bằng chứng ban đầu cho thấy thủ phạm vẫn chính là đường viền giữa và dopamine. Rất nhiều bệnh nhân Parkinson uống thuốc tăng cường dopamine đã mắc phải chứng nghiện mua sắm.
Nhưng, nếu bạn chỉ thường xuyên "nhìn ngắm" quần áo, giày dép hay các thiết bị điện tử trên mạng, đừng vội lo lắng rằng bạn là người nghiện shopping. Hành động "ngắm nhìn" các món đồ mơ ước sẽ không khiến bạn trở thành người bị nghiện shopping; chỉ có quá trình tự bỏ tiền ra mua mới có thể gây ra chứng rối loạn tâm lý này.