Phân tích truyện "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy" bài số 10 - 10 Bài văn phân tích truyện "An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy"
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu truyện ý ngĩa răn dạy ta nhiều điều trong cuộc sống. Và yếu tố kì ảo đóng góp vai trò rất lớn làm cho các tác phẩm khiến tác phẩm trở nên hay và sinh động nhất.Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một tác phẩm nói về ...
Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều câu truyện ý ngĩa răn dạy ta nhiều điều trong cuộc sống. Và yếu tố kì ảo đóng góp vai trò rất lớn làm cho các tác phẩm khiến tác phẩm trở nên hay và sinh động nhất.Truyền thuyết An Dương Vương và Mỵ Châu Trọng Thủy là một tác phẩm nói về quá trình dựng nước và giữ nước của An Dương Vương chứa đựng yếu tố kì ảo đầy sự thú vị và đặc sắc.
Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” trích từ “Truyện Rùa Vàng” trong “ Lĩnh Nam chích quái” kể về Vua An Dương Vương xây thành nhưng nhiều lần bị đổ, nhờ có thần Kim Quy mà dựng được Loa thành và được tặng cho chiếc vuốt làm lẫy nỏ . Nhờ có nỏ thần, An Dương Vương đánh bại quân Triệu Đà xâm lược. Nhưng vì sự chủ quan khinh thường địch vua đã khiến cơ đồ đắm biển sâu.
Phần mở đầu của câu truyện cuốn hút người đọc bởi nội dung câu chuyện hướng về chủ đề dựng nước và giữ nước. Vua An Dương Vương lại là người chăm lo việc triều chính. Từ khi bờ cõi mở rộng, vua nghĩ đến việc kinh doanh và phòng thủ đất nước. Xuất hiện là một vị vua toàn tài, luôn mang trong mình tinh thần chống giặc mạnh mẽ. Rừng núi có thuận tiện cho việc chống giặc bao nhiêu nhưng muốn phát triển nhất định phải rời đô. An Dương Vương nghĩ ngay phải có một tòa thành kiên cố thì mới giữ được giang sơn xã tắc lâu dài.
Nhưng bởi thiếu sự hiểu biết về vị trí địa lí đồng bằng ông xây thành rất khó cứ hễ xây thành lên cao quá đầu người, thì chỉ trong một đêm tự nhiên đổ sụp. Xây đi xây lại đã mươi bận, lớp dân phu này về có lớp khác đến, ấy thế mà thành vẫn không xong. Điều này khiến vua An Dương Vương lo lắng và suy nghĩ rất nhiều. Nhưng không vì thế mà vua nản lòng, ông liền sai các quan lại lập đàn rồi tự mình trai giới cầu cúng. Và sau đó đã có thần Kim Quy xuất hiện giúp đỡ chẳng mấy chốc mà thành đã xây xong chỉ trong vòng nửa tháng.
Yếu tố kì ảo xuấ hiện khi Thần Kim Quy tặng một cái vuốt và cua An dương Vương đã tạo ra một chiếc nỏ nhờ cái vuốt ấy. Chi tiết kì ảo được hiểu là những điều không có thực, nó được xây dựng để tăng lên sự biểu đạt mà tác phẩm muốn thể hiện, nó hư cấu và được tạo nên để củng cố niềm tin cho con người. Nỏ thần chính là tượng trưng cho niềm tin sức mạnh của nhân dân. Sức mạnh đó có thể vượt xa cái tầm thường, tiêu diệt tất cả bè lũ xâm lược.
Triều Đà cậy có đất rộng, dân đông, lại thiện chiến, mấy lần kéo quân sang đánh, nhưng mỗi lần vượt cõi là một lần chuốc lấy thất bại. Bên này An Dương Vương sai đem nỏ thần ra bắn. Mỗi phát bắn ra, tên bay rào rào, quân Nam-việt chết như rạ. Tuy nhiều lần thất bại thảm hại, Triệu Đà vẫn nuôi âm mưu xâm chiếm nước Âu Lạc. Vì vậy, Triệu Đà mượn cớ giảng hòa, cho sứ giả sang cầu hôn Mỵ Châu cho con trai mình là Trọng Thủy. Mục đích đích của hắn không phải là thắt chặt tình giao hiếu giữa hai nước mà để dò xét tình hình Au-lạc.
Bằng sự ngây thơ và thật thà Trọng Thủy đã lừa Mị Châu – con gái Vua An dương Vương để lấy nỏ thần. Bị đánh cắp nỏ thần mà không hề hay biết cũng chính sự thiếu cảnh giác chủ quan của Vua An Dương Vương. An Dương Vương còn là sự ỷ lại vào nỏ thần mà quên mất sức mạnh dân tộc không chuẩn bị nghênh địch mà lại thản nhiên đánh cờ đến khi biết mất nỏ thần mà địch ngay trước mắt mới vội vã mang con gái lên ngựa bỏ chạy. Đây cũng chính là bài học răn dạy dân tộc ta không nên khinh địch và mất cảnh giác ,bất cứ lúc nào đất nước cũng có thể rơi vào tay địch.
Nạn nhân của chiến tranh chính là Mị Châu – Trọng Thủy. Bi kịch của mối tình éo le này mị Châu đã rắc lông ngống để Trọng Thủy tìm được mình nhưnh không ngờ đã chuốc lấy cái chết bằng nhát chém của cha cho chính mình. Nàng đáng trách là khi không nhận ra ẩn ý rõ ràng trong lời nói ly biệt của Trọng thủy mà chỉ đợi ngày đoàn viên, giặc đuổi giết nhưng vẫn rải lông ngỗng. Đặt tình yêu lên trên vận mệnh quốc gia, Mị Châu vô cùng đáng phê phán.
Nhưng Trọng Thủy cũng thật đáng thương mất Mị Châu chàng như ngây dại và lao đầu xuống giếng mà chết .Tiếng thét “Người ở sau lưng nhà vua chính là giặc đó!” chính là sự giác ngộ thức tỉnh nhà vua. Một lần nữa tinh thần rằng cần phải nâng cao mạnh mẽ được sức mạnh và giá trị to lớn để bảo vệ nền độc lập cho nhân dân. Cái nhìn nhân hậu của nhân dân chính là lòng bao dung, thương cảm cho tình yêu lứa đôi đối mặt với những âm mưu và tương truyền máu Mỵ Châu chảy xuống nước, những con trai con hến ăn vào đều hóa thành ngọc.
Truyền thuyết “An Dương Vương và Mị Châu- Trọng Thủy” đã đẻ lại cho người đọc về bài học dựng nước, không nên chủ quan mất cảnh giác mà khinh thường địch. Yếu tố kì ảo được xây dựng nên nhằm gia tăng lên giá trị của tác phẩm và nhiều ý nghĩa của nó được biểu hiện một cách mạnh mẽ có nhiều giá trị nhất làm cho truyền thuyết trở nên đặc sắc mà hiếm có câu truyện nào được như vậy.