Phân tích tình huống độc đáo của truyện Vợ nhặt
Đánh giá bài viết Nạn đói năm 45 dường như đã trở thành một nỗi ám ảnh sâu sắc đối dân tộc ta. Nỗi đau thương ấy đâu chỉ được diễn tả bằng lời mà nó còn được in dấu trong từng câu văn, từng trang giấy của các nhà thơ, nhà văn. Đó có thể là Chí Phèo của nhà văn Nam Cao hay Chị Dậu của Ngô Tất Tố và ...
Đánh giá bài viết Nạn đói năm 45 dường như đã trở thành một nỗi ám ảnh sâu sắc đối dân tộc ta. Nỗi đau thương ấy đâu chỉ được diễn tả bằng lời mà nó còn được in dấu trong từng câu văn, từng trang giấy của các nhà thơ, nhà văn. Đó có thể là Chí Phèo của nhà văn Nam Cao hay Chị Dậu của Ngô Tất Tố và trong số đó không thể nào thiếu được truyện ngắn vợ nhặt của Kim Lân. Đó được coi là một trong những ...
Nạn đói năm 45 dường như đã trở thành một nỗi ám ảnh sâu sắc đối dân tộc ta. Nỗi đau thương ấy đâu chỉ được diễn tả bằng lời mà nó còn được in dấu trong từng câu văn, từng trang giấy của các nhà thơ, nhà văn. Đó có thể là Chí Phèo của nhà văn Nam Cao hay Chị Dậu của Ngô Tất Tố và trong số đó không thể nào thiếu được truyện ngắn vợ nhặt của Kim Lân. Đó được coi là một trong những tác phẩm có chiều sâu tư tưởng và giá trị nghệ thuật đặc sắc. Trong tác phẩm này, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công tình huống truyện độc đáo, với những diễn biến thăng trầm nhằm khắc tả được thành công nội dung của truyện ngắn và thông qua đó làm nổi bật lên được tình hình chung của đất nước trong những năm kháng chiến đầy gian khổ đó.
Để làm nên thành công của một tác phẩm không chỉ cần nhà văn viết hay, viết tài, nội dung phong phú mà hơn thể nữa tác phẩm phải cần một tình huống truyện tài tình. Và cũng như vậy, nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công đã làm nên một tình huống truyện như thế, và nó đã được thể hiện ở ngay trong chính tiêu đề của tác phẩm: Vợ nhặt. Từ trước đến ngay, người ta nhặt đồ, nhặt nhạnh, lượm lặt chứ ai lại đi nhặt người và thậm chí là nhặt vợ? Vợ là người sẽ chung sống và đồng cam cộng khổ với ta, vợ phải là người được cưới hỏi đàng hoàng, chứ làm gì có ai lại đi nhặt vợ? Nhưng đặt trong bối cảnh của nạn đói khủng khiếp năm 1945, thì những người dân thường, những người bán mặt cho đất bán lưng cho trời may lắm thì mới có thể thoát khỏi được bàn tay tử thần, ấy thế mà “sống là tốt rồi, tự nuôi được mình là tốt lắm rồi chứ còn ai có cái suy nghĩ lấy vợ”. Ấy thế mà anh cu Tràng – cái anh chàng hiền làng, tử tế, nhưng lại quá nghèo mà không thể lấy được vợ lại nhặt được vợ, đó quả là một điều thật là lạ. Cũng bởi vì sống trong cái hoàn cảnh đó thì cái giá trị của con người lại càng trở nên rẻ rung, người ta cũng chỉ vì 1 bát bánh đúc mà lấy được vợ.
Nhà văn Kim Lân với quan niệm “nghệ thuật vị nhân sinh”, đã tạo ra một tình huống truyện độc đáo, hấp dẫn thu hút người đọc và hơn thế nữa là một nội dung truyện mang tính hiện thực nhưng cũng mang giá trị nhân đạo sâu sắc. Cái thú của câu chuyện là chuyện anh cu Tràng trong cái tình huống trớ trêu đã nhặt được vợ như là một nghịch lý. Nếu nói trong thực tế thì việc Tràng có vợ cũng bởi vì người vợ “mới: của Tràng hơi ham sống, chứ không chỉ vì 4 bát bánh đúc mà anh Tràng đã “hào phóng” tặng cho “nàng”. Cái truyện mà nghịch lý, khiến ai ai cũng đều phải bất ngờ nhưng thực chất thì nó lại rất phù hợp với quy luật của cuộc sống. Bởi trong những tình huống khó khăn nhất, bần cùng nhất thì cái nhân cách của con người ta cũng trở nên rẻ rung hơn bao giờ hết. Không phải vì con người ta ngay từ khi sinh ra đã có bản chất như vậy mà do thực tại, do cái xã hội này đã tác động và đẩy con người ta vào những tình huống khiến chính họ cũng không thể nào nghĩ được cái bản chất của mình đã bị “tha hóa” đến như vậy. Bởi vậy mà việc Tràng có vợ không còn chỉ là niềm vui mà hơn thế nữa nó còn là một nỗi đau , một sự thương cảm cho chính thân phận của con người.
Để tạo nên nét độc đáo cho câu chuyện, nhà văn đã xây dựng một khung cảnh thật ảm đạm, đầy thê lương của làng quê Việt Nam khi xảy ra nạn đói. Những người nông dân sống trong cái xã hội ấy, người nào người ấy trông cũng hốc hác, u tối. Đó là những gia đình: “những gia đình từ vùng Nam Định, Thái Bình đội chiếu bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như bóng ma”; bóng người đói dật dờ đi lặng lẽ như những bóng ma”. Cũng chỉ bằng những chi tiết miêu tả đơn giản, nhà văn đã cho người đọc cảm nhận được về cái thời nghèo đói, cái thời mà đến nhân cách của con người cũng bị tha hóa, cái thời mà mạng sống của con người bị rẻ rúm, khi mà ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mong manh như tờ giấy. Cũng chính bởi nhà văn đưa ra tình huống truyện như vậy đã khiến cho người đọc thấm thía được sự tăm tối, đau đớn của một thời.
Nhà văn không xây dựng trong truyện một cuộc sống như mơ hay cố vẽ ra một viễn cảnh ảo mộng mà ngược lại, nhà văn không hề né tránh mà lại săn đuổi hiện thực tới cùng. Nhưng mục đích chính của nhà văn, làm từ chính hiện thực đó để có thể làm sáng tỏ vẻ đẹp trong lòng con người – cái vẻ đẹp mà tưởng chừng như đã bị sự nghèo đói làm cho tha hóa. Nhưng không, chính cái hiện thực ấy lại là một phép đòn bẩy cho tình yêu và tâm hồn của con người trở nên sáng rực hơn lúc nào hết.
Tình huống độc đáo thứ nhất của truyện, chính là khi nhà văn cho Tràng nhặt được vợ. Cũng chính từ lúc đó, nhà văn Kim Lân đã gieo cho những con người một tia hy vọng, dù là một tia hy vọng mong manh nhất. Ấy là trước khi Tràng nhặt được vợ, cái xóm nghèo thê lương là thế: trẻ con thì ngồi rũ rượi 1 góc không thèm nhúc nhích, ba bốn cái thây nằm cong queo bên đường,… thế nhưng từ khi Tràng nhặt được vợ thì mọi thứ dường như đã thay đổi hẳn, cái xóm ngụ cư nghèo ấy dường như đã được thổi một làn gió mới, một tia hy vọng mới. Xóm ngụ cư ấy từ chỗ chả ai nói với nhau câu nào cho đến khi mọi người bàn tán xôn xao chuyện Tràng lấy được vợ. Ai nấy cũng đều cảm giác tò mò, nhưng sâu thẳm trong trái tim của họ lại lóe lên một tia hy vọng sống, một tia hy vọng cho một tương lai mới.
Niềm hạnh phúc của con người đến nhanh lắm, nó nhỏ bé nhưng lại có thể nhanh chóng làm con người ta quên hết những ê trề, mệt mỏi, nó dường như không chân thực lắm mà đôi khi còn khiến con người ta lơ lửng như đi ra từ giấc mơ. Chính vì thế mà khi đi bên cạnh người vợ mới nhặt về, Tràng dường như đã quên hết tất cả cái cuộc sống ê trề, tăm tối hàng ngày và thậm chí còn quên ngay cả cái nạn đói đang đeo bám con người ta hằng ngày. Hóa ra, nhà văn đã hóa thân vào trong tác phẩm để có thể gửi gắm đến nhân vật của mình cái tình cái nghĩa đậm đà, sâu sắc. Hạnh phúc của Tràng được xây dựng trên cái tình, cái nghĩa. Đó là tình yêu thương giữ con người với con người trong cơn khó khăn, hoạn nạn, là cái nghĩ của một người mang hàm ơn – trong cái lúc quẫn cùng ấy lại có một người tự dang rộng vòng tay để mình bấu víu, nương tựa. Cũng chính bởi vậy mà nhà văn Kim Lân đã xây dựng thành công sức sống mãnh liệt của tình cảm con người thiêng liêng mà bất diệt ấy để cùng nhau vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Lúc trở về nhà, cái niềm vui sướng, hạnh phúc ấy đã đã vợi đi muôn phần mà thay vào đó là Tràng đã trở về với hiện thực, trở về với cái nghèo, với nỗi lo về sự không chấp thuận của mẹ. Nhưng, lo lắng là thế nhưng cái niềm hạnh phúc trong anh nào có biến mất, mà ngược lại, nó vẫn ở đó, vẹn nguyên như lúc ban đầu. Niềm vui của anh cũng đã làm cho cả căn nhà vẫn im đìm là vậy mà bỗng nhiên sáng bừng sức sống. Bởi từ đây, Tràng đã nhận ra rằng: sau những ngày dài làm lụng vất vả sẽ vẫn luôn có người chờ đợi mình ở nhà, giờ đây, mọi niềm vui, nỗi buồn của anh đều sẽ có một người bạn để san sẻ, yêu thương.
Nhà văn đâu chỉ cho Tràng được thay đổi, mà ngược lại, qua cuộc trò chuyện ngắn ngủi, tưởng chừng như trêu đùa đã khiến hai con người ấy nên duyên vợ chồng. Thị chỉ là một người cong cớn, chỏng lỏn, chỉ biết quan tâm đến miếng ăn mà giờ đây lại trở thành vợ của người ta, chóng vánh là thế. Ấy vậy mà khi về đến nhà Tràng, khi đã trở thành dâu nhà người ta, thì thị lại trở nên nhẹ nhàng và e lệ là thế. Đọc đến đây, ắt hẳn nhà văn muốn người đọc phải tự hỏi: Cái chỏng lỏn, cong cớn kia đâu mất rồi? để giờ đây, đến chính người đọc còn thấy người vợ Tràng mới mang về lại là một người đàn bà hiền lành, đầy ý tứ và rất lễ phép với mẹ Tràng – bà cụ Tứ khi mới nói: “U đã về đấy ạ!” – Chỉ bằng một lời nói, một hành động, nhà văn đã khiến người đọc hiểu rằng người đàn bà ấy đã trở thành một người con dâu thực sự, biết lắng nghe những sự khuyên dạy của mẹ chồng.
Nếu tưởng như đã người vợ ấy chỉ “làm bộ” như vậy thì đến sáng hôm sau, mọi thứ như một câu trả lời thích đáng nhất. Mới sáng sớm, nàng dâu mới đã tất bật dọn dẹp, sắp xếp lại gia đình – đó chỉ là những thay đổi tưởng chừng đơn giản nhưng lại vô cùng thấm thía đối với cả Tràng và bà cụ Tứ. Và cứ như thế, cuộc sống gia đình, niềm hạnh phúc cũng đã làm thay đổi thị, thay đổi tính cách và cả số phận của thị nữa.
Kim Lân đã cố tình đặt nhân vật người vợ vào tình huống éo le như vậy để có thể nhấn mạnh rằng: “ Cái đó có lúc sẽ làm cho con người ta trở nên hèn mọn, yếu kém, nhưng đôi khi nó sẽ không làm lu mờ hay khiến con người ta trở nên vô nhân cách mà sau cùng thì con người vẫn luôn quay trở lại với những gì vốn có của riêng mình”.
Trong nội dung của cốt truyện ấy, nhà văn còn khéo léo đưa diễn biến tâm trạng của bà cụ Tứ. Khi bà cụ Tứ mới về nhà, bà thấy một người đàn bà trẻ đang ngồi trong nhà cùng con trai của mình. Hàng loạt những câu hỏi dường như ùa về trong bà: “Người đàn bà đó là ai?, Sao lại chào mình bằng u?,…” Để rồi sau tất cả đó, là một tiếng “À”. Bà đã hiểu ra tất cả, bà lặng im không nói. Sự không không nói gì của bà, không phải là sự không đồng ý mà ngược lại bà lại thấy xót xa cho số phận của Tràng và người con dâu mới của mình. Rồi bà lạo tự trách mình, bà trách mình vì nghèo quá, mà không có đủ tiền để làm cho con mình một cái đám cưới, bà tự trách mình đã không thể làm tròn được bổn phận của mình. Nhưng dù gì thì bây giờ bà cũng chỉ biết vui thay cho niềm hạnh phúc của hai con mình.
Cảm động biết bao khi kết thúc câu chuyện bằng hình ảnh nồi cháo cám – đó là món ngon từ tinh thần chứ không phải là về vật chất. Cái đắng, cái chát của cháo cám đã được tình yêu thương của bà cụ Tứ lấp đầy. Nhưng ẩn trong nụ cười của bà cụ Tứ ấy luôn ẩn chứa một nỗi lo: Bà lo cho cuộc sống trước mắt của hai đứa con của mình, làm sao để có thể sống cho qua những ngày tháng mà cái đói, cái nghèo luôn cứ đeo bám cuộc sống của gia đình bà. Phải chăng cái đắng chat và nghẹn bứ của nồi cháo cám cứ thế mà quẩn quanh trong cuộc sống của gia đình bà và ngay cả đối với những người dân sống trong xóm ngụ cư?”.
Chỉ bằng một tình huống Tràng nhặt được vợ mà dường như đã làm nổi bật lên cái nhân đạo của nhà văn. Nó không chỉ giúp xóm ngụ cư ấy xóa tan đi cảnh thê lương, ảm đạm vốn có mà còn giúp cho nhân vật “nên người”. Giúp cho Tràng hiểu được lẽ sống, nhìn thấy được lá cờ đỏ sao vàng như chiếu rọi vào tim. Và cho đến cùng, chỉ là hình ảnh chiếc lá cờ tung bay đã làm Tràng mập mờ hiểu được rõ con đường mà mình sẽ chọn, sẽ hướng tới: đó là theo Cách Mạng. Và chỉ có Cách mạng mới có thể giúp cuộc sống của những người dân như Tràng, như những người dân nơi xóm ngụ cư này mới bớt cơ cực và có thể tìm lại ánh sáng.
Thành công của nhà văn Kim Lân là đã thấu hiểu và phân tích được những trạng thái tâm lý tinh tế của con người. Họ nghèo ấy, họ khổ như thế ấy nhưng họ lại biết vươn lên trong mọi hoàn cảnh để biết yêu thương nhau, để biết khao khát hạnh phúc và để có thể tin tưởng vào tương lai. Chính nhà văn Kim Lân đã làm nên cái hồn của câu chuyện, để có thể tạo nên giá trị sâu sắc và cảm động cho tác phẩm Vợ nhặt này.