24/02/2018, 19:26

Phân tích tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc và tấm lòng của ông đối với làng quê, đất nước và với kháng chiến trong truyện ngắn Làng của Kim Lân.

Gợi ý làm bài 1. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng ...

 

Gợi ý làm bài

1. Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc

Tin làng Chợ Dầu theo giặc đến với ông Hai quá đột ngột. Đột ngột vì đang lúc tâm trạng ông đang phấn chấn vì những tin kháng chiến thắng lợi ông vừa mới nghe được trong phòng thông tin. Vì vậy, cái tin làng theo giặc làm cho ông sững sờ như không tin nổi: “Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại, da mặt tê rân rân, ông lão lặng đi, tưởng như đến không thở được”. Tâm trạng ông đang phấn chấn chuyển thành đau xót, tủi hổ càng lúc càng dâng lên và trở thành nỗi ám ảnh ông thường xuyên. Suốt ngày ông chỉ biết ở trong nhà, không dám ra khỏi ngõ, không dám gặp mặt ai, không dám nói to… Nghe những tiếng lao xao ngoài đường, ông cũng chột dạ nghĩ người ta bàn tán đến chuyện làng mình. Tâm trạng của ông Hai lâm vào bế tắc khi hay tin mụ chủ nhà không cho gia đình ông tiếp tục trú ngụ vì không chứa những người làng Chợ Dầu theo giặc.

Ở đoạn kết, khi hay tin làng mình không phải là Việt gian thì tâm trạng của ông Hai thay đổi hẳn, ông phấn chấn và vui sướng. Một lần nữa, tình yêu làng, yêu nước của ông Hai lại được thể hiện một cách rõ ràng. Ông đã thay đổi như thể trẻ con: “Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung hung đỏ, hấp háy”. Ông vui mừng báo tin với bác Thứ và mọi người xung quanh cái tin làng mình không theo giặc. Ông hoàn toàn vui sướng khi hay tin nhà mình bị Tây đốt. Đó có thể là niềm vui khôn tả đối với ông Hai. Ông lật đật đến các nhà hàng xóm để báo cái tin nhà ông bị Tây đốt và cái tin làng Chợ Dầu không theo giặc. Đoạn trích thể hiện sắc nét diễn biến tâm trạng của ông Hai, qua đó nêu cao tinh thần yêu nước, yêu quê hương của ông.

2. Tấm lòng của ông Hai đối với làng quê, đất nước và với kháng chiến

Trong lúc tuyệt vọng nhất, niềm an ủi duy nhất đối với ông Hai làthằng con út. Ông ôm nó vào lòng, vỗ về nó, trò chuyện với nó, nghe nó thủ thỉ, tâm sự về quê hương, về cuộc kháng chiến.

–   Thế nhà con ở đâu?

–   Nhà ta ở làng Chợ Dầu.

–   Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?

–   Có.

Dù trong hoàn cảnh nào, kể cả trong lúc làng Chợ Dầu đã theo giặc, thằng con út vẫn một mực không quên cuộc kháng chiến, quên Đảng và Bác Hồ, đúng như ông Hai hằng mong muốn.

–   À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai?

Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

–   Ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!

Nghe đứa con nhỏ nói lên những suy nghĩ của mình, ông Hai xúc động và vui sướng vô cùng, “nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên haimá”.Tấm lòng thuỷ chung, son sắt với kháng chiến, với cách mạng của người nông dân chân chất thật cảm động, trở thành một lời nguyền bất diệt: Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

Tình cảm yêu làng và lòng thuỷ chung với kháng chiến của ông Hai lúc này được biểu hiện một cách chân thực và cảm động. Tình yêu làng của ông được đặt trong lòng yêu nước bao la, bởi vậy có lúc ông đã nghĩ: Làng thì yêu thật nhưng nó theo giặc thì phải thù và kiên quyết gạt bỏ ý định quay về làng.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

0