Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Văn hay lớp 8
Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Văn hay lớp 8 Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Khánh Hòa Năm 1970, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ đã chọn ngày 22 tháng 4 hằng năm là Ngày Trái ...
Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Văn hay lớp 8
Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Bài làm số 1 của một bạn học sinh giỏi văn tỉnh Khánh Hòa
Năm 1970, một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ đã chọn ngày 22 tháng 4 hằng năm là Ngày Trái Đất. Hiểu rõ mục đích tốt đẹp của nó, cho đến nay đã có hơn 140 nước tham gia. Thông tin về Ngày Trái Đất là văn bản được soạn thào dựa trên nội dung bức thông điệp của 13 cơ quan và tổ chức phi chính phủ phát đi vào ngày 22 tháng 4 năm 2000, nhân dịp lần đầu tiên Việt Nam tham gia phong trào này với chủ đề cụ thể là: Một ngày không dùng bao bì ni lông.
Bố cục văn bản gồm ba đoạn:
Đoạn 1: Từ đầu… đến Một ngày không dùng bao bì ni lông: Hoàn cảnh ra đời của bản thông điệp.
Đoạn 2: Tiếp theo… đến ô nhiễm nghiêm trọng đối với mồi trường: Phân tích tác hại của việc sử dụng bao ni lông và nêu ra một số giải pháp cho vấn đề sử dụng bao ni lông.
Đoạn 3: Phần còn lại: Lời nhắc nhở, kêu gọi mọi người hãy cùng nhau bảo vệ môi trường sống trong sạch.
Trái đất hiện nay đang bị chính con người hủy hoại một cách có ý thức và vô ỷ thức vì kém hiểu biết. Đao bì ni lông chi là một hiện tượng nhỏ có liên quan đến vấn đề lớn là bảo vệ môi trường thiên nhiên, liên quan đến việc giữ gìn Trái Đất, ngôi nhà chung của nhân loại.
Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường chính là đặc tính không phân hủy của pla-xtic. Pla-xtic còn gọi là chất dẻo hay nguyên liệu tổng hợp. Túi ni lông được sản xuất từ hạt PE (polyetylen), pp (polypropylen) và nhựa tái chế. Đặc tính của nó là không phân hủy trong môi trường tự nhiên. Nếu không bị thiêu hủy, nó có thể tổn tại mãi mãi. Tính chất bền vững đó đã gây ra hàng loại tác hại nối tiếp nhau trong nhiều lĩnh vực:
Theo các nhà khoa học, bao bì ni lông lẫn vào đất làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thực vật bị nó bao quanh, cản trở sự phát triển của cỏ dẫn đốn xói mòn ở các vùng đối núi.
Bao bì ni lông bị vứt xuống cống làm tắc các đường dẫn nước thải, làm tăng khả năng ngập lụt ở các đồ thị về mùa mưa. Sự tắc nghẽn hệ thống cống rãnh làm muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh.
Bao bì ni lông trôi ra biển làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
Đặc biệt bao bì ni lông màu đựng thực phẩm làm ô nhiễm thực phẩm do chứa các kim loại như chì, ca-đi-mi gây tác hại cho não và là nguyên nhân gây ung thư phổi.
Nguy hiểm nhất là khi các bao bì ni lông thải bỏ bị đốt, các khí độc thải ra đặc biệt là chất đi-ô-xin có thể gây ngộ độc, gây ngất, khó thở, nôn ra màu, ảnh hưởng đến các tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Hiện nay, mỗi ngày người tiêu dùng sử dụng và thải bỏ hàng triệu bao bì ni lông. Chi một phần nhỏ được thu gom, còn phần lớn bị vứt bừa bãi khắp ndi, nhất là trên đường phố, sông ngòi, trong các công viên và cả ở những di tích, thắng cảnh nổi tiếng… gây ô nhiễm môi trường, làm giảm đi rất nhiều vẻ đẹp của thiên nhiên và đời sống.
Các nhà nghiên cứu đã xác nhận rằng: một trong những nguyên nhân làm cho cá chết nhiều là do lượng rác thải ni lông ném xuống sông hồ quá lớn. Hằng năm, trên thế giới có khoảng trên 100.000 chim, thú biển.chết do nuốt phải rác ni lông…
Có ba cách xử lí loại rác tai hại này, đó là: chôn lấp, đốt và tái chế nhưng đều gặp phải những khó khăn không nhỏ. Việc chôn lấp chiếm mất nhiều diện tích đất trồng trọt, đồng thời làm cho nguồn nước mạch bị ô nhiễm, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người. Túi ni lông qua sử dụng đã là rác thải nhưng nó thường được tận dụng gói các loại rác thải hữu cơ khác. Rác đựng trong túi ni lông buộc kín sẽ khó phân hủy và sinh ra các chất khí độc hại.
Phương pháp đốt rác thải rất tốn kém nên chưa phổ biến lắm ở nước ta. Việc đốt rác ni lông sẽ sinh ra các khí độc cực kì nguy hiểm, gây choáng ngất, khó thở, rối loạn chức năng hô hấp, thần kinh, tim mạch, thậm chí dẫn đến căn bệnh ung thư.
Việc thu gom bao ni lông nhằm để tái chế cũng gặp nhiều khó khăn vì không đem lại lợi ích đáng kể, đã vậy lại gây ô nhiễm môi trường theo kiểu khác.
Tóm lại, việc sử dụng bao bì ni lông là một vấn đề nan giải không chi VỚI Việt Nam mà cả thế giới. Trong khi chưa cổ giải pháp tối ưu thì chỉ có thể khuyến
cáo mọi người hạn chế dùng bao bì ni lông. Các biện pháp nêu trong văn bản là tương đối hợp lí và có tính khả thi:
Vì vậy chúng ta cần phải:
– Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông, cùng nhau giảm thiểu chất thải ni lông bằng cách giặt phơi khô để dùng lại.
– Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết. Sử dụng các túi đựng không phải bằng ni lông mà bằng giấy, lá, nhất là khi dùng để gói thực phẩm.
– Nói những hiểu biết của mình về tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông cho gia đình, bạn bè và mọi người trong cộng đồng để cùng nhau tìm ra giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông trước khi thải bỏ bao bì ni lông bởi mức gây ô nhiễm nghiêm trọng đối với mồi trường.
Kết thúc bài viết, tác giả kêu gọi: Mọi người hãy cùng nhau quan tâm tới Trái Đất hơn nữa!
Hãy bảo vệ Trải Đất, ngôi nhà chung của chúng ta trước những nguy cơ gây ồ nhiễm môi trường đang gia tăng.
Hây cùng nhau hành động:
“MỘT NGÀY KHÔNG DÙNG BAO BÌ NI LÔNG ”
Văn bản này được thể hiện bằng hình thức nghị luận chặt chẽ, khoa học, với tựa đề đầy tính thời sự: Thòng tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Những lời giải thích đơn giản, rõ ràng, dễ Hiểu về tác hại của việc dùng bao bì ni lông đã ttiúc đẩy mọi người quan tâm tới những việc cần làm ngay để cải thiện môi trường sống, bảo vệ Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Bài làm số 2
Từ năm học 2002 trở đi, trong chương trình Ngữ văn THCS và THPT có một loại văn bản mới: văn bản thuyết minh. Đó là kiểu văn bản thông dụng nói về mọi lĩnh vực đời sống từ những sự vật, sự việc lớn lao đến những vật, những việc bình thường nhưng có ý nghĩa đối với cuộc sống con người chúng ta. Sau những áng vãn tự sự đặc sắc của Việt Nam và thế giới như Lão Hạc, Cô bé bán diêm, Người thầy đầu tiên,… chúng ta được đọc và suy ngẫm một số văn bản thuyết minh mà Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 là bài mở đầu. Bài vãn nói về những tác hại của việc dùng túi ni lông một cách tuỳ tiện và kêu gọi mọi người có hành động đúng đối với ni lông, đồ nhựa,… Đây là một vấn đề thông thường mà ai cũng biết, song không phải ai cũng có thể nghĩ đứng và làm đúng. Do đó, nội dung của văn bản vẫn có ý nghĩa quan trọng. Và lời kêu gọi mà người thảo văn bản nêu lên, ngỡ như bình thường nhưng đã được trình bày một cách trang trọng, xứng đáng để chúng ta đọc và suy ngẫm nghiêm túc.
Về bố cục, chúng ta có thể chia vãn bản nói trên thành ba đoạn:
Vào bài (từ đầu đến "… không sử dụng bao bì ni lông "): nguyên nhân ra đời của bản thông diệp Thông tin vê Ngày Trái Đất năm 2000, nguyên cớ Việt Nam kêu gọi "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông ".
Thân bài (từ "Như chúng ta đã biết…" đến "… đối với môi trường"): tác giả giải thích những tác hại của việc sử dụng bao bì ni lông, từ đó, nêu ra một vài giải pháp cho vấn đề sử dụng bao bì ni lông. Phần này có thể chia thành hai đoạn ứng với hai nội dung nêu trên được nối kết bằng từ chuyển tiếp (gọi là từ nối, quan hệ từ) "vì vậy".
Kết bài (ba câu cuối): Kêu gọi mọi người hãy hành động tích cực để góp phần bảo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Bố cục một văn bán thuyết minh như vậy là lô gích và chặt chẽ. Phần mở đầu là cơ sở, nguyên nhân để dẫn đến các nội dung giảng giải, phân tích cụ thể, nêu
nhiệm vụ cụ thể ở phần sau. Thân bài giúp người đọc, người nghe hiểu rõ vấn đề, biết cách làm những việc cụ thể theo yêu cầu của vấn đề. Cuối cùng để nhấn mạnh, khích lệ người đọc, người nghe, tác giả dùng ba câu mệnh lệnh kết hợp điệp từ, điệp ngữ tác động trực tiếp vào cảm xúc: "Hãy cùng nhau…", "Hãy bảo vệ…", "Hãy cùng nhau…". Hãy: "từ biểu thị yêu cầu có tính chất mệnh lệnh hoặc thuyết phục, động viên nên làm việc gì đó, nên có thái độ nào đó". Điệp từ hãy ở cuối văn bản này vang lên liên tiếp ba lần, nhấn mạnh yêu cầu, để thuyết phục, động viên mọi người có thái độ đúng và cố gáng làm theo những điều nói tới trong văn bán với chủ đề "Một ngày không sử dụng bao bì ni lông".
Đi vào tìm hiểu, suy ngẫm về chủ đé này, chúng ta hiểu rõ:
1. Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc dùng bao bì ni lông có thể gây nguy hại đối với môi trường là "đặc tính không phân huỷ của pla-xtíc, chất dẻo hoá học". Vậy mà, như văn bản nêu: "Ở Việt Nam, mỗi ngày thải ra hàng triệu bao bì ni lông… vứt bừa bãi khắp nơi công cộng, ao hổ, sông ngòi". Câu văn không miêu tả mà chỉ là một thống báo có tính khoa học, khách quan nhưng vẫn gợi cho chúng ta một hình ánh quen thuộc hằng ngày ai cũng có thể trông thấy: những tờ ni lông, những bao bì, những túi, những bọc ni lông to nhỏ, xanh, đỏ, tím, vàng,… bị vứt bừa bãi, nằm rải rác mọi nơi, bên lề đường bộ, ven sông hồ, ao chuôm và cả trên những mặt suối. Thật là đáng sợ. Vậy mà, khi nhìn thấy những hình ảnh ấy, nhiều khi vì "quen mắt" nên chúng ta đã bỏ qua, không có chút gì xáo động, hoặc suy nghĩ.
2. Giờ đây, đọc văn bản này, chúng ta mới thấm thìa những tác hại ghê gớm của hiện tượng ni lông bị vứt bừa bãi ấy:
a) Làm cản trở sự sống, quá trình phát triển của cỏ cây, các loài thực vật.
b) Làm tắc các đường dần nước, tắc dòng chảy của sông, suối, tắc cống rãnh,… gây ô nhiễm nước, làm cho muồi sinh sôi, dịch bệnh lan truyền.
c) Những bao bì ni lông nhuộm màu gói thực phẩm, cá thịt, rau quả thấm các màu có chất độc hoá học sang vật được gói dễ dẫn đến các bệnh nguy hiểm tác hại cho não, cho phổi của con người.
d) Nguy hiểm nhất là khi chúng ta đốt các chất thải ni lông, khói bốc lên, thải ra chất đi-ô-xin gây nôn mửa, khó thở, rối loạn các chức năng, gây ung thư dị tật,… thật đáng sợ.
Ngoài những tác hại chính mà bản thông điệp nêu ra, chúng ta còn thấy thêm biết bao tác hại của ni lông. Chẳng hạn bao bì ni lông vứt bừa bãi ở nơi công cộng, đình chùa miếu mạo làm mất mĩ quan, gây ô nhiễm môi trường nơi chôn thiêng liêng. Túi ni lông gói hoặc vứt chung với các rác thải khác sẽ hạn chế sự phân huỷ làm rác thải ứ đọng vô cùng bẩn thỉu, v.v. và v.v.
Việc phát minh ra chất dẻo hoá học đê làm ra những chiếc túi, những tấm vải, những bao bì ni lông là một thành tựu khoa học lớn lao của con người, đã góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống chúng ta: Nhưng chính con người chúng ta lại không biết sử dụng ni lông một cách khoa học. Vứt và dùng ni lông tuỳ tiện, bừa bãi là một hành dộng con người tự làm hại con người, người nọ gây hại cho người kia, mình làm hại chính mình. Phải chăng điều đó nghĩa là: "Gậy ông lại đập lưng ông" như câu tục ngữ ngày xưa tổ tiên ta từng nhắc.
3. Vậy, để sửa chữa những sai lầm trên, chúng ta phải làm gì? Tác giả bản thông điệp viết rành mạch, rõ ràng: "Vì vậy chúng ta cần phải…". Từ chuyển tiếp "vì vậy" như một cầu nối chặt chẽ dẫn dắt suy nghĩ của người đọc một cách tự nhiên. Hiểu thấu những tác hại của việc vứt và sử dụng bao bì ni lông tuỳ tiện, chúng ta dễ dàng đồng tình với những biện pháp mà tác giả nêu ra. Văn bản ncu ra bốn điều, trong đó có ba điều mỗi người phải làm và một điều cần tuyên truyền, vận động mọi người cùng làm theo, nói gọn là:
a) Thay đổi thói quen sử dụng bao bì ni lông… ; không dùng ni lông nếu thấy không cần thiết ; thay túi ni lông bằng các vật liệu khác…
b) Minh làm thật tốt, chưa đủ, mà cần vận động mọi người cùng làm theo.
So với phần nêu nguyên nhân và tác hại của việc dùng bao bì ni lông, phần công việc phái làm ít ngôn từ, câu chữ hơn song nội dung của nó thật sáng tỏ, rành mạch, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ làm theo. Phải chăng đó chính là một nét đặc điểm của loại văn bán thuyết minh. Tác giá vừa thuyết minh – "nói hoặc chú thích cho người ta hiểu rõ hơn về những sự vật, sự viộc…"(1), vừa hướng dẫn chúng ta những việc làm cụ thể.
Cuối cùng, ba câu vãn ở đoạn kết với giọng điệu mạnh mẽ, vang ngân, kêu gọi, động viên khích lệ thiết thực ("Mọi người hãy cùng nhau…, Hãy bảo vệ…, Hãy cùng nhau…"), người viết không nhắc lại chú dề một cách giản đơn mà nâng ý nghĩa của chủ dể ấy lên một tầm cao hơn. "Hãy quan tâm tới trái đất, hãy bảo vệ trái đất…". Sau hai lần nhắc tới trái đất với lời kêu gọi cần được bảo vệ, kết thúc văn bản là câu văn then chốt: "Một ngày không dùng bao bì ni lông" khiến cho ý nghĩa của công việc "không dùng bao bì ni lông" – một việc đơn giản, bình thường trờ nên trang trọng.
Tóm lại, lời kêu gọi "Một ngày không dùng bao bì ni lông" đã được truyền đạt bằng một hình thức rất trang trọng: Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000. Điều đó, cùng với một bố cục chặt chẽ, lô gích, sự giải thích giản dị, sáng tỏ về tác hại của việc dùng bao bì ni lông, vé lợi ích của việc giảm bớt chất thải ni lông, đã gợi cho chúng ta những điểu có thể làm ngay để cải thiện môi trường sống, 'để báo vệ trái đất, ngôi nhà chung của chúng ta.
Phân tích tác phẩm Thông tin về Ngày Trái Đất năm 2000 – Bài làm số 3
Ngày 22-4 hàng năm là ‘Ngày Trái Đất’ do một tổ chức bảo vệ môi trường của Mĩ khởi xướng từ năm 1970.
Việt Nam chúng ta mới gia nhập tổ chức ‘Ngày Trái Đất’ năm 2000 và đã nêu lên chủ đề: ‘Một ngày không sử dụng bao bì ni lông’.
Tại sao chúng ta lại đề ra ‘Một ngày không sử dụng bao bì ni lâng‘?
Bởi vì theo tác giả đã phân tích một cách sáng tỏ cho chúng ta biết về tác hại trong việc sử dụng bao bì ni lông rất đáng lo ngại như sau:
Bao bì ni lông có chứa một chất là pla-xtic, chất này không bị phân hủy nên nếu vứt vào trong đất sẽ làm cản trở quá trình phát triển của các vườn trồng hoa cỏ. Từ đó dẫn đến sự xói mòn đất đai.
Theo tác giả mỗi ngày ta thải ra hàng triệu bao bì ni lông, vứt bừa bãi khắp nơi công cộng như hồ ao sông ngòi, đường sá, chợ búa gây nên tình trạng tắc nghẽn cống rãnh, kênh mương, vừa làm ruồi muỗi phát sinh, lây truyền dịch bệnh vừa làm chết các sinh vật khi nuốt phải.
Bao bì ni lông màu có hàm chứa các chất như chì, ca-đi-mi sẽ làm ô nhiễm thực phẩm gây tác hại cho não và gây nên ung thư phổi.
Khi đốt các bao bì ni lông, khói của nó có chứa chất đi-ô-xin sẽ gây ngộ độc, khó thở, ngạt thở, nôn ra máu, gây rối loạn chức năng, gây nên bệnh ung thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Như vậy việc sử dụng bao bì ni lông sẽ gây độc cho môi sinh, môi trường, tác động đến sức khỏe và cuộc sống của con người. Những điều này nhiều người chúng ta chưa hiểu và chưa hề nghĩ tới.
Do vậy, khi tham gia ‘Ngày Trái Đất’, Việt Nam chúng ta nêu lên một chủ đề hết sức khiêm tốn là 'Một ngày không dùng bao ni lâng’nhưng nếu mọi nhà, mọi người hưởng ứng thì sẽgiảm được hàng trăm ngàn triệu bao bì ni lông trong mỗi ngày.
Có đi quanh các nơi du lịch như Hạ Long, Đồ Sơn, sầm Sơn, Nha Trang, Vũng Tàu… mới thấy, chúng ta đã sử dụng bao bì ni lông một cách bừa bãi như thế nào! Thật là một hành động đáng phê phán, chê trách:
Vì vậy, ‘Ngày Trái Đất năm 2000’tác giả đã kiến nghị rất thiết thực.
– Hãy cố gắng thay đổi thói quen bằng cách sử dụng rất hạn chế bao bì ni lông.
– Khi cần phải dùng mới dùng và dùng xong không vứt bừa bãi.
– Hãy dùng giấy, lá để gói thực phẩm.
– Hãy nói cho mọi người biết về tác hại ghê gớm của việc dùng bao bì ni lông.
‘Thông tin về Ngày Trải Đất năm 2000’là văn bản thuyết minh phổ biến kiến thức khoa học. Tác giả đã phân tích, giải thích ngấn gọn nhưng rất rõ ràng, đầy tính thuyết phục về tác hại của bao ni lông.
Là một học sinh, em có trách nhiệm nói cho gia đình biết về tác hại của việc dùng bao bì ni lông. Nhất là phải quan tâm đến việc bảo vệ môi trường. Phải có ý thức bảo vệ ngôi nhà chung của thế giới.
Hồng Loan tổng hợp
Bài viết liên quan
- Kể lại nội dung Bài ca nhà tranh bị gió thu phá – Văn hay lớp 7
- Phân tích tác phẩm Tương tư (Nguyễn Bính) – Văn hay lớp 11
- Phát biểu cảm nghĩ về bài Qua đèo ngang – Văn hay lớp 7
- Giải bài tập Lịch Sử 8 Bài 12: Nhật Bản giữa thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX
- Phân tích tác phẩm Hoàng Lê nhất thống chí – Văn hay lớp 9
- Phân tích bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất – Văn hay lớp 7
- Phân tích bài Bài toán dân số – Văn hay lớp 8
- Phân tích tác phẩm Tây tiến (Quang Dũng) – Văn hay lớp 12