24/02/2018, 19:11

Phân tích tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao

– Bài làm 1 Tác phẩm viết vào năm 1943, khi ấy Nam Cao cũng đang phải chịu cảnh sống cùng cực của người dân dới chế độ phong kiến, ông hiểu hơn ai hết những khốn cùng, những cay đắng của người nông dân. Đọc Lão Hạc, ta thấy đc bức tranh thu nhỏ của XHVN trước ...

– Bài làm 1

Tác phẩm viết vào năm 1943, khi ấy Nam Cao cũng đang phải chịu cảnh sống cùng cực của người dân dới chế độ phong kiến, ông hiểu hơn ai hết những khốn cùng, những cay đắng của người nông dân. Đọc Lão Hạc, ta thấy đc bức tranh thu nhỏ của XHVN trước CMT8 với sự bần cùng hoá của bao kiếp người. Bằng ngòi bút hiện thực, bằng tài năng miêu tả diễn biến tâm trạng, Nam Cao đã xây dựng thành công nhân vật Lão Hạc.

Lão Hạc là người nông dân lao động nghèo khổ, bất hạnh:

– Lão Hạc sống trong tuổi già cô đơn đầy lo nghĩ.

Cả đời làm lụng vvất vả, vợ chồng lão cũng tậu đc mảnh vườn, nhưng mảnh vườn ấy cũng không giúp lão lo đc h.phúc cho con. Đứa con trai duy nhất của lão đã có người yêu- chúng rất mến nhau, nhưng tiền thách cưới quá nặng, mất " cứng đến 200 bạc. Lão không lo được". Tục lệ cưới xin lạc hậu, lão không làm tròn bổn phận của người cha. Nỗi đau ấy luôn dày vò trong tâm lão.

Phẫn chí, anh con trai bỏ đi phu đồn điền cao su để lão sống một mình. Lão xót xa cay đắng khi nhận ra đưa con cứ tuột đần khỏi tay mình" hình của nó người ta chụp, ảnh của nó người ta giữ., nó là người của người ta rồi chứ đâu còn là con của tôi nữa". Và từ đấy lão sống một mình, bầu bạn với lão chỉ có con vàng. Vợ chết, con đi xa, lão cô đơn làm sao. Đến ông giáo cũng cảm nhậnđc nỗi cô đơn của lão "già rồi mà ngày cũng như đêm, suốt ngày chỉ thui thủi một mình thì ai mà chả phải buồn". ấy vậy mà lão cũng phải bán con Vàng, bán nguồn an ủi động viên, bán người bạn. Giá như ta biết quá trình tính toán, cân nhắc từng bữa ăn của chó, của người, biết đc bao lần lão Hạc đã sang kể cho ông giáo nghe việc mình bán con Vàng, ta mới thấy đc lão đã day dứt, trăn trở, khổ đau thế nào

– Cuộc sống của lão càng ngày càng túng thiếu chật vật.

Già rồi, đến tuổi vui thú điền viên, đc con cháu phụng dưỡng mà lão vẫn phải đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Nhưng ốm đau không chừa lão. Lão đã ốm một trận thừa chết thiếu sống đến hơn tháng trời. Làng lại mất vé sợi, người khoẻ mạnh tranh hết việc, ai thuê người già lão, yếu đau. Lão thất nghiệp, lão sống bằng cái gì đây. không thể tiêu vào tiền của con, lão" chế tạo đc món gì, ăn món ấy", khi bữa trai bữa ốc, khi củ khoai củ dáy. Bữa ăn súi só đắp đổi qua ngày. Cuộc sống đã khổ ngày càng khổ hơn, bế tắc hơn.

– Lão sống khốn khổ như vậy mà có người vẫn không hiểu lão.

Vợ ông giáo không phải là người xấu. C.sống cũng khốn khó, nhưng khi thấy chồng giúp lão thì chị cũng khó chịu" Cho lão chết. Ai bảo lão có tiền mà chịu khổ" Trong con mắt của chị, lão là người keo kiệt bủn xỉn, keo kiệt bủn xỉn với ngay chính bản thân mình, keo kiệt đến gàn dở. Còn Binh Tư – kẻ sống bằng nghề trộm cắp cũng coi thường lão" Lão làm bộ đấy. Lão tẩm mgẩm thế thôi chứ ghê ra phết" Binh Tư như tìm đc một đồng minh. Trong con mắt của Binh Tư, lão chỉ là kẻ sống bất lương núp dưới bộ mặt đạo đức giả. Mỗi người một cách nhìn khác nhau, nhưng rõ ràng lão trở nên xấu xa, gàn dở, tội lỗi.

– Sống đã khổ, đến chết cái khổ cũng không buông tha lão

Ta hãy cùng Nam Cao bước sang nhà lão để cháng kiến những giây phút cuối cùng của đời lão" lão đang vật vã…đầu tóc rũ rượi…hai mắt long sòng sọc…bọt mép sùi ra…"TG tả thực, tả tỉ mỉ từng cử chỉ, hành động của lão trước khi từ giã cõi đời. Cái chết của lão sao mà đau đớn, dữ dội, bất ngờ và bí ẩn đến thế. Xót xa thay, thương cảm thay cho một kiếp người sống trong túng đói, dằn vặt, cô đơn, chết trong đau đớn vật vã.

Sống trong khổ đau bất hạnh, nhưng Lão Hạc vẫn sáng lên vẻ đẹp của nhân cách

– Lão thương yêu con trai.

Lão luôn nhớ đến con. Đang nói chuyện với ông giáo về việc bán con Vàng,lão cũng nhắc đến con" thằng bé nhà tôi dễ đến hơn một năm không có thư từ gì đấy ông giáo a," nói chuyện với con vàng, lão cũng nhắc đến con. Có lẽ hình ảnh đứa con lúc nào cũng hiện lên trong nối nhớ. Lão trông mong từng ngày con trai trở về. Nhớ con bao nhiêu, lão chắt chiu dành dụm cho con bấy nhiêu. Có mảnh vườn vợ chồng lão mua đc, lão coi đó là của con, tiền thu đc từ mảnh vườn, lão tích cóp để dành cho con để phụ với con khi con cưới vợ, hay thêm vào chút vón để làm ăn. Có thể nói mỗi đồng tiền bòn đc từ mảnh vườn thấm đượm mồ hôi, nước mắt và tình thương yêu của người cha với con. Đến khi ốm đau không làm đc, phải tiêu vào tiền của con, lão dằn vặt" bây giờ tiêu một xu cũng là tiêu vào tiền của cháu". Vì vậy, dù yêu quý con vàng, lão cũng phải bán đi. Lão chấp nhận cuộc sống đắp đổi qua ngày chứ quyết không phạm vào tiền của con. Khi không vừa tự kiếm sống, vừa bòn vườn cho con, laoz gửi ông giáo mảnh vườn để " con lão về thì nó nhận vườn làm". Lão hiểu với người nông dân, tấc đất quan trọng ntn. Lão cũng biết mảnh vườn của con lão dang bị kẻ có thế lực dòm ngó. Và thế là lão vờ nhượng lại cho ông giáo để giữ mảnh vườn cho con. Chao ôi, lão sống đầy trách nhiệm và tình thưng với con.

– Thương con trai, lão cũng thương con Vàng.

Con chó vốn là loài vật trung thành với chủ, những cũng thường bị coi thường, xem rẻ. Thế nhưng lão Hạc lại rất quý con Vàng. Lão gọi nó là " cậu Vàng", cho nó ăn trong bát như chó của nhà giàu. Lão bắt rận, tắm rửa, ăn gì lão cũng gắp cho nó. Lão âu yếm trò chuyện, khi dấu dí, khi sừng sộ nạt nộ, nhưng rõ ràng là lão coi nó như một đứa cháu. Con Vàng không chỉ là con là cháu mà còn là người bạn để lão vợi bớt nỗi buồn, cô đơn trống trải. Hơn thế, con Vàng còn là kỉ vật của anh con trai. Lão nuôi con Vàng với nguồn hi vọng mai kia con trở về làm cỗ cưới vợ. Chính vì thế mà khi phải bán con Vàng, lão đã đau đớn, kể chuyện cho ông giáo nghe, lão không kìm đc, bật "khóc hu hu" như con nít.

– Lão Hạc là người nông dân sống lương thiện.

Cả đời lão sống bằng đôi bàn tay lao động của mình. Khi còn khoẻ, lão làm thuê cuốc mướn. Khi ốm đau, kông làm thuê đc nữa thì lão kiếm con trai con ốc, củ khoai củ ráy. Khi không còn tự kiếm sống đc nữa thì lão tự kết liễu đời mình bằng bả chó chứ không đi ăn trộm, ăn cắp như Binh Tư. Lão dã chọn cái chết trong còn hơn sống đục. Quen sống lượng thiện, lão khổ đau dằn vặt khi nghĩ rằng mình đánh lừa con chó:"thì ra tôi gìa bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa con chó". Ánh mắt con Vàng xoáy sâu vào lão nỗi oán trách giận hờn khiến lão thấy ân hận, xót xa. Xử sự không phải với con chó lão dằn vặt, day dứt đến vậy thì hẳn lão không thể làm điều ác với ai bao giờ. Lão sống hiền lành, chân chất, nhân hậu quá, đáng trân trọng biết bao.

– Lão Hạc còn là người giàu lòng tự trọng.

Sống trong túng thiếu nhưng lão không phiền lụy đến ai. Cảm thông cho cuộc sống tạm bợ củ khoai củ ráy qua ngày của lão, ông giáo ngấm ngầm giúp đỡ thì " lão từ chối tất cả. Từ chối đến mức gần như là hách dịch". Sự giúp đỡ của ông giáo chắc cũng chẳng đáng là bao, nhưng trong cảnh khốn cùng"một miếng khi đói, bằng một gói khi no" hẳn là rất đáng quý. Vậy mà lão lại từ chối. Phải chăng lão hiểu rằng nhà ông giáo cũng nghèo, hiểu rằng bà giáo không thoải mái gì. Ông giáo tốt bụng thật, nhưng lão không thể lợi dụng lòng tốt của ngơừi khác, không thể để phiền luỵ đến người khác. Lão đã từng nói với ông giáo "Để phiền cho hàng xóm, chết không nắm mắt được". Ngay đến cả đám ma của mình, lão cũng gửi tiền lại hờ bà con làm ma cho. Một biểu hiện thật cao đẹp mà cũng thật chua xót của lòng tự trọng là lão thà chết để giữ trọn đạo làm cha, nhân cách làm người. không thể đi ăn trộm như Binh Tư, không thể phạm vào tiền của con, lão dã âm thần "dọn cho mình con đường sạch sẽ nhất để đi đến nhà mồ" (Văn Giá). Một nỗi nghẹn ngào trào dâng khi ta hiểu rằng: con người cô đơn bất hạnh ấy đã sống bằng một tình yêu thương sâu sắc, bằng nhân cách cao thượng và chết đi trong ý thức tự trọng vô cùng lớn lao. Cái chết của lão là câu trả lời cho ai đó chỉ thấy vẻ bề ngoài "gàn dở bần tiện" hay chỉ làm bộ đạo đức giả. Lão Hạc – người nông dân bình thường, nhỏ nhoi, nghèo đói, nhưng từ lão lại toả ra ánh sáng rạng ngời của nhân cách

Truyện xây dựng theo cốt truyện tâm lí, đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Xuyên suốt truyện, ta thấy từng suy tính, cân nhắc, lựa chọn của lão Hạc. Nào lão tính toán thời gian con đi, nào tính giá tiền từng bữa ăn của con Vàng, nào tính toán việc bán con Vàng, thậm chí " liệu đâu vào đấy cả" cho cái chết của mình

Qua nhân vật Lão Hạc, nhà văn phơi bày hiện thực về số phận của người nông dân trong XHPK đồng thời lên án gay gắt cái XH bất lương, vô nhân đạo ấy. Từ bi kịch về cái nghèo, về nhân phâme cảu Lão Hạc, nhà văn đã thể hiện tiếng nói đồng cảm, trân trọng và nâng nui vẻ đẹp ở lão Hạc, giúp người đọc có niềm tin yêu vào con người. Truyện thể hiện tinh thần nhân văn, nhân đạo sâu sắc.

– Bài làm 2

Trong các nhà văn hiện thực Việt Nam. Nam Cao là một trong những cây bút sáng giá đã để lại cho đời những tác phẩm xuất sắc sống mãi với thời gian,với bạn đọc.Những nhân vật của ông như đang hiện diện trước mắt chúng ta những cuộc sống  gian  truân,trắc trở, éo le.Với  nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của ông đã bộc lộ rõ điều  đó.

Tác phẩm này được coi là một trong những truyện ngắn mang đậm giá trị hiện thực xuất sắc trong trào lưu hiện thực phê phán của thời kì 1930-1945.Trước xã hộ suy tàn đó nổi bật lên là hình ảnh một lão nông dân đáng kính với phẩm chất của một con người đôn hậu,giàu lòng tự trọng và rất mực yêu thương con.

Điều đầu  tiên  phải nói đến đó là tấm lòng đôn hậu, rất mực yêu thương con của Lão Hạc.Vợ chết sớm một mình sống trong cảnh ngộ  gà trống nuôi con. Khi con đến tuổi trưởng thành,vì nhà nghèo nên làm lỡ mất duyên con khiến lão ân  hận và cảm thấy mình có lỗi. Vì thế,con trai lão phẫn uất đi đồn điền cao su, để lại một mình lão thui thủi ở nhà một mình với cậu Vàng – như cách gọi của  lão.Nó là một hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con trai độc nhất.Hơn thế nữa,cậu Vàng còn là niềm an ủi của một lão già cô đơn không nơi nương tựa.Lão cho cậu ăn trong bát sứ,chia sẻ thức ăn chăm sóc trò chuyện với cậu như một người bạn tâm giao.Bởi thế,cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão Hạc bao lần chần chừ không thực hiện nhưng rồi cuối cùng cậu Vàng cũng được bán đi với giá  năm đồng bạc.

Cậu Vàng bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất của đời lão.Năm đồng bạc Đông Dương kể ra cũng là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo, đói dắt như thế này. Nhưng lão Hạc bán cậu Vàng không phải  vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi”, “ mà mỗi ngày lo ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh  nặng nhưng bán cậu rồi , lão Hạc lại đau khổ,  dày vò chính mình trong tâm trạng năng trĩu. 

Khoảnh khắc “ lão cố làm ra vẻ vui vẻ” cũng không giấu được với khuôn mặt “ cười như mếu và đôi mắt lão ầng ầng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đ ắc dĩ, khiến ông Giáo là người báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông Giáo hiểu được tâm trạng của một  con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận cứ đeo đuổi, giày vò lão Hạc tạo nên sự đột biến trên khuôn mặt “ mặt lão đột  nhiên co rúm l ại . Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho ra nước mắt. Cái đầu  lão nghẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít , lão huhu khóc”.Bản chất của một con người lương thiện, tính chất của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, nghĩa tình, trung thực và giàu lòng vị tha đã được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn này. Lão Hạc chỉ vì bán một con chó mà tự oán trách mình  đau khổ đến thế. Liệu Binh Tư,vợ ông Giáo và bao người  khác nữa, họ có hiểu không,  hay họ chỉ thấy Lão gàn dở, ngu ngốc.Ta cảm thương số phận của lão, ta cảm phục trước đức hi sinh và lòng nhân hậu của lão -một con người cao đẹp.

Trong cuộc sống đói khổ, cùng cực ấy của lão Hạc phải ăn củ chuối, củ ráy… ông Giáo đã mời lão Hạc ăn khoai, uống nước chè nhưng lão xin khất “ông Giáo để cho khi khác”. Vì trận ốm kéo dài, lão Hạc đã suy sụp hẳn, lão  không đủ sức để làm và cũng chẳng có gì để ăn nhưng lòng tự trọng của lão không cho phép mình xâm phạm đến  số tiền của con. Từ lúc đó, lão Hạc bắt đầu cuộc lựa chọn tàn khốc nhưng rồi lão đã chọn cái chết.Trước  khi chết lão đã nhờ ông Giáo giữ tiền làm ma và trông hộ mảnh vườn để đỡ làm phiền hàng xóm.Tấm lòng của lão thật trong sáng lỡ may khi lão chết ông Giáo sẽ lấy mảnh vườn đó thì sẽ sao? Lão không nghĩ đến điều đó, lão luôn nghĩ mọi người đều tốt cả. Nói đến lòng tự trọng thì có lẽ đó cũng là một điều đáng quý,lòng tự trọng của lão Hạc đẹp biết bao,lão từ chối sự giúp đỡ của mọi người kể cả ông Giáo nữa.Kết cục của lão đã được báo trước.Lão đã trải qua những chua chát, tủi cực của một kiếp người, khi phải đối mặt với hiện thực nghiệt ngã đó là phải đứt ruột tiễn đưa người  con trai ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi cậu Vàng. Suy cho cùng việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha yêu thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con sau này. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông Giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu nó cũng là những lời trăng trối cuối cùng của lão Hạc.Tuy cái chết đã  được báo trước nhưng mọi người cũng vẫn bất ngờ, thương cảm cho lão Cái chết của lão thật giữ dội,  lão chết “ vật vã ở trên giường, đầu tóc rũ rượi…; khắp người chốc chốc lại bị giật mạnh một cái nảy lên” Lão Hạc tượng trưng cho người nông dân bước tới đ ường cùng, không còn lối thoát  đành phải tìm đến  cái chết – cái chết đó cũng không thanh thảnh như bao người. Nếu lão Hạc muốn đứng vững trên bờ  lương thiện thì cái chết là giải pháp cuối cùng  để lão khỏi ngã quỵ giữa vực sâu của sự tha hoá.

Kết thúc bi kịch cũng là sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão.Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của  một thân thể.Không vì cánh tay trái xấu xa mà đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi thì chính thân thể này sẽ đau đớn chứ không phải là cánh tay trái.

Cũng như nhân vật Chí Phèo ở làng Vũ Đại  trong tác phẩm “ Chí Phèo” Nam Cao đã  dựng lên hình ảnh của những người thuộc tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đ ời sống bần cùng nhưng lại có phẩm chất cao đẹp.Lão Hạc thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi “thẻ của nó người ta giữ,hình của nó người ta đã chụp rồi.Nó lại đã lấy tiền của người ta rồi nó là của người ta chứ đâu còn là con tôi nữa”.T ừng lời nói của lão Hạc là những tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ con tim, từ tận đáy lòng của người cha dường như không còn chút uất ức, cam chịu. Lòng tự trọng của lão đã bị vắt kiệt, xoá sạch nỗi cao ngạo đối với một con chó và đầy ắp nỗi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm của niềm luân lí Á Đông.

Thời gian cứ thế trôi qua, nhưng hình ảnh người nông dân Việt  Nam trước Cách mạng Tháng Tám vẫn luôn thắm đượm  trong mỗi chúng ta những hình ảnh về một Lão Hạc với bao phẩm chất tốt đẹp.

– Bài làm 3

“Lão Hạc” của Nam Cao ra mắt bạn đọc năm 1943. Câu chuyện về số phận thê thảm của người nông dân Việt Nam trong bối cảnh đe doạ của nạn đói và cuộc sống cùng túng đã để lại xúc động sâu xa trong lòng độc giả. Đặc biệt, tác giả đã diễn tả tập trung vào tâm trạng nhân vật chính – lão Hạc – xoay quanh việc bán chó đã giúp ta hiểu thêm tấm lòng của một người cha đáng thương, một con người có nhân cách đáng quý và một sự thực phũ phàng phủ chụp lên những cuộc đời lương thiện.

Con chó – cậu Vàng như cách gọi của lão là hình ảnh kỷ niệm duy nhất của đứa con. Hơn thế, cậu Vàng còn là nguồn an ủi của một ông lão cô đơn. Lão cho cậu ăn trong bát, chia xẻ thức ăn, chăm sóc, trò chuyện với cậu như với một con người. Bởi thế, cái ý định “có lẽ tôi bán con chó đấy” của lão bao lần chần chừ không thực hiện được. Nhưng rồi, cuối cùng cậu Vàng cũng đã được bán đi với giá năm đồng bạc.

Cậu Vàng bị bán đi! Có lẽ đó là quyết định khó khăn nhất đời của lão. Năm đồng bạc Đông Dương kể ra là một món tiền to, nhất là giữa buổi đói deo đói dắt. Nhưng lão bán cậu không phải vì tiền, bởi “gạo thì cứ kém mãi đi” mà một ngày lo “ba hào gạo” thì lão không đủ sức. Cậu Vàng trở thành gánh nặng, nhưng bán cậu rồi lão lại đau khổ dày vò chính mình trong tâm trạng nặng trĩu.

Khoảnh khắc “lão cố làm ra vui vẻ” cũng không giấu được khuôn mặt “cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậng nước”. Nỗi đau đớn cố kìm nén của lão Hạc như cắt nghĩa cho việc làm bất đắc dĩ, khiến ông giáo là người được báo tin cũng không tránh khỏi cảm giác ái ngại cho lão. Ông giáo hiểu được tâm trạng của một con người phải bán đi con vật bầu bạn trung thành của mình. Cảm giác ân hận theo đuổi dày vò lão tạo nên đột biến trên gương mặt: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc…”.

Những suy nghĩ của một ông lão suốt đời sống lương thiện có thể làm người đọc phải chảy nước mắt theo: “Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đánh lừa một con chó”. Bản chất của một con người lương thiện, tính cách của một người nông dân nghèo khổ mà nhân hậu, tình nghĩa, trung thực và giàu lòng vị tha được bộc lộ đầy đủ trong đoạn văn đầy nước mắt này. Nhưng không chỉ có vậy, lão Hạc còn trải qua những cảm giác chua chát tủi cực của một kiếp người, ý thức về thân phận của một ông lão nghèo khổ, cô đơn cũng từ liên tưởng giữa kiếp người – kiếp chó: “Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hoá kiếp cho nó để nó làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút… kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn”. Suy cho cùng, việc bán chó cũng xuất phát từ tấm lòng của một người cha thương con và luôn lo lắng cho hạnh phúc, tương lai của con. Tấm lòng ấy đáng được trân trọng! Hiện thực thật nghiệt ngã đã dứt đứa con ra khỏi vòng tay của lão, cái đói cái nghèo lại tiếp tục cướp đi của lão người bạn cậu Vàng. Bản thân lão như bị dứt đi từng mảng sự sống sau những biến cố, dù cho cố “cười gượng” một cách khó khăn nhưng lão dường như đã nhìn thấy trước cái chết của chính mình. Những lời gửi gắm và món tiền trao cho ông giáo giữ hộ sau lúc bán chó có ngờ đâu cũng là những lời trăng trối. Kết cục số phận của lão Hạc là cái chết được báo trước nhưng vẫn khiến mọi người bất ngờ, thương cảm. Quyết định dữ dội tìm đến cái chết bằng bả chó là giải pháp duy nhất đối với lão Hạc, để lão đứng vững trên bờ lương thiện trước vực sâu tha hoá. Kết thúc bi kịch cũng là thật sự chấm dứt những dằn vặt riêng tư của lão Hạc, nhưng để lại bao suy ngẫm về số phận những con người nghèo khổ lương thiện trong xã hội cũ.

Đọc truyện ngắn Lão Hạc của Nam Cao, ta bùi ngùi thương cảm cho kiếp sống béo bọt nổi lên trên mặt bể hiện tượng, rồi bọ đánh chìm trong quên lãng nghìn đời.

Không! Cái chết của Lão Hạc dù kết thảm bi thảm như thế nào, lão vẫn giữ lại cho chúng ta bức thông điệp về nổi trăn trở của một con người trong niềm đau nhân cách. Ta không đưa Lão Hạc đên tận huyệt mồ quên lãng, nhưng vẫn thấy sâu thẳm huyệt lòng một niềm rưng rưng không nguôi. Người cha “Thà chết chứ không chịu bán đi một sào…” cái mãnh vườn thân yêu dành cho đứa con khốn khổ. Nam Cao lạnh lùng đẩy nấc thang đạo đức đến ranh giới của thị phi, khiến chúng ta dầu không bắng lòng vẫn không giám vội vàng phê phán.

“Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm và hiểu họ, thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỏ ổi,,, toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giớ ta thấy họ là những người đáng thương…” Nam Cao đã quá thương Lão Hạc. Cái đẹp và cái xấu xa bao giờ cũng là cánh tay của một thân thể, không vì cánh tay trái xấu mà lại đem tay phải chặt đứt cánh tay trái đi, vì chặt đi thì chính thân thể này đau chứ không phải cánh tay đau. Thứ từ bi đầy trí huệ này không phải chỉ giành cho con người, mà đến cả một con chó. Một ngưởi đã khóc vì trót lừa một con chó! Một người như thế có thể lừa được người đạo đức, lừa được cả tên ăn trộm, nhưng tuyệt đối không lừa được chính bản thân mình. “Con người đáng kính ấy bây giờ cũng theo gót binh. Tư để có ăn ư? Cuộc đời quả thật cứ một ngày một thêm đáng buồn!”. Nam Cao tạm ngắt câu chuyện ở đó. Ta chưng hửng: thì ra Lão hạc “cũng ta phết chứ chả vừa đâu”. Chính chung ta cũng bị lừa. Khi con người chưa về với ba tấc đất tì mọi gia trị vẫn chưa xác định. Kẽ vội vàng hoặc ngợi ca, hoặc phê phán. “Không! cuộc đời chưa hẳng đã đáng buồn, hay vẫn đáng buồn mà buồn thepo nghĩa khác”. Theo nghĩa nào vậy” Đó là cái bi đát của thân phận con người? hay sự bất công của Thượng đế? Nam Cao nói lững, không giải thích, không biện minh. Cái văn phong lạnh lùng của hiện thực ấy lại có lúc triêt lý một cách siêu thực đến không ngờ.

Cũng như những nhân vật Thứ trong “Sống Mòn”, Chí Phèo ở làng Vũ Đại trong tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao đã dựng lên hình ảnh đặt sắc- đôi lúc đến dị hợm- nhưng dều đáng thương, họ là những tầng lớp thấp cùng của xã hội phong kiến, họ có đời sống bần cùng, nhưng lại có phẩm chất cao đẹp. Cao đẹp chứ không phải “cao thượng”, những cái dõm đáng, nặt thiệp, tế nhị dường như không có chổ đứng trong tác phẩm của Nam Cao. Ông để cho nhân vật Lão Hạc của mình suy nghĩ một cách tầm thường. Lấy vợ cho con mình thì “xem có đám nào khá mà nhẹ tiền hơn sẽ liệu, chẳng lấy đứa này thì lấy đứa khác lang này đã chết con gai đâu mà sợ” Thương con đứt ruột nhưng lại bất lực khi thấy con ra đi. “Thẻ của nó người cha giữ. Hình của nó, người ta đã chụp rồi. Nó lại đã lấy tiền của người ta. Nó là người người ta rồi, chứ đâu còn là con tôi”. Tiếng nấc nghẹn ngào bật ra từ đáy lòng của người cha dường như không còn chút gì ấm ức, cam chịu.

Lời lẽ ngậm ngùi đó khiến ta có cảm tưởng của một bà mẹ hơn một người cha. Ở đây Nam Cao dựng lên một gười cha bị cái đói khổ đến cùng cực kéo lão ra giữa vòng lẩn quẩn, và lão đã trụ lại một cách vững chãi trên mãnh đất nhân phẩm trơn tru và mờ nhạt, khó mà phân biệt ranh giới của chúng. Tronh cái nền xám xịt âm u đó, Lão Hạc đã chọn cho mình một cái chết. Chết nhưng không rơi vào đáy mồ hư vô chủ nghĩa. Ta lặng lẽ đi phúng điếu Lão Hạc, và cũng ngậm ngùi đón nhận cái nghĩa cử thiêng liêng của lão giành cho người ở lại, “Bởi không muốn liên luỵ đến hàng xóm, láng giềng”.

Tình thương lão giành cho người ở lại giường như đã vắt cạn hết lòng tự trọng của một con người, xoá sạch nổi cao ngạo đối với một con chó, và đầy ắp nổi cưu mang đối với giá trị nhân phẩm trót vời của nền luân lý Á Đông. Cái chết của Lão Hạc dù “vật vã trên giường… vật vã đến hai giờ đồng hồ rồi mới chết”, nhưng ai hiều được cái bên trong tội nghiệp đến rùng mình ấy còn tàn trử một hòn ngọc vô giá lấp lánh rạng ngời niềm vui tiếc hạnh. Có hai người hiểu Lão: một ông giáo và một tên ăn trôm hàng xóm. Chỉ ở hai thái cực luân lý này mới hiểu được con người trong xã hội thực dân nữa phong kiến đầy hư danh thực lợi đó.

Nam Cao đã từng trên quan điểm nhân bản của Thánh hiền, lặn sau xuống đáy tột cùng của xã hội để hiểu một con người. Tình thương yêu và sự trong sáng của ông đã được đền bù thoả đáng. Ông thông cảm cho cuộc đời, vì “một người đau chân có lúc nào quên được cái chân đau của mình để nghĩ đến một cái gì khác đâu”. Ở đây ông “chỉ buồn chứ không nở giận”, mà buồn là “… buồn theo một nghĩa khác..” Trong cái bi đát của con người torng xã hội hỗn mang ấy, ông tìm ra một ý nghĩ cho cuộc sống: Tình thuông yêu (Nhân) và lẽ sống cao đẹp (Nghĩa). Ý nghĩa đó là ngôi sao Bắc đẩu lấp lánh rọi đường cho những nhân vật trong truyện của ông mò mẫm đi giữa bối cảnh mờ mịt của chế độ phong kiến thực dân đương thời, nhờ đó họ có thể ngẩng mặt sống trườn qua cơn trốt xoáy ác liệt của hư vô.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

Nguyễn Minh

0 chủ đề

23664 bài viết

Có thể bạn quan tâm
0