Cảnh ngộ và cái chết của em bé bán diêm trong truyện Cô bé bán diêm (An-déc-xen) gây cho người đọc sự xúc động và nhiều suy nghĩ. Em hãy trình bày những tình cảm và suy nghĩ của mình.
I. Tìm hiểu đề và cách làm bài – Nêu ra những suy nghĩ và tình cảm của bản thân đối với số phận của cô bé bán diêm; xúc động vì cảnh ngộ đáng thương, vì những ước mơ của cô bé, thấy thương cảm vì cái chết của cô, từ đó suy nghĩ đến cảnh ngộ những người ...
I. Tìm hiểu đề và cách làm bài
– Nêu ra những suy nghĩ và tình cảm của bản thân đối với số phận của cô bé bán diêm; xúc động vì cảnh ngộ đáng thương, vì những ước mơ của cô bé, thấy thương cảm vì cái chết của cô, từ đó suy nghĩ đến cảnh ngộ những người nghèo khổ và việc làm của bản thân đối với những người đó.
– Bài viết gắn liền được cảm xúc với cuộc đời nhân vật, từ những tình cảm cao đẹp do hình tượng nhân vật gợi ra việc làm của bản thân đối với những người nghèo khổ xung quanh.
II. Một số điểm cần lưu ý
1. Truyện Cô bé bán diêm không nhiều tình tiết. Khi đọc truyện, cần chú ý đến:
– Cảnh ngộ đáng thương của cô bé (cảnh ngộ gia đình, cảnh ngộ khi đi bán diêm).
– Những cảnh tượng hiện ra trước mắt cô bé khi quẹt các que diêm. Cảnh tượng đó chính là ước mơ của em về một cuộc sống hạnh phúc. Ước mơ vừa có tính trẻ thơ (con ngỗng quay, cây thông Nô-en, hình ảnh bà nội…) vừa có ý nghĩa sâu sắc.
– Cái chết của em bé giữa tuyết lạnh và giữa những bao diêm nhưng đôi môi vẫn đang mỉm cười.
Những tình tiết trên có thể gây nên các cảm xúc và ý nghĩ gì cho ngườiđọc.
2. Nên từ các suy nghĩ, cảm xúc xung quanh nhân vật của truyện nghĩ đến cuộc sống hôm nay, nghĩ đến việc làm đối với những người nghèo khổ hiện tại.
DÀN BÀI
A. Mở bài
Giới thiệu truyện Cô bé bán diêm và cảm nghĩ chung của em về cảnh ngộ và cái chết của cô bé.
Có thể nêu các cảm nghĩ;
– Thương cảm, xót xa trước cảnh ngộ nghèo khổ, trước cái chết của cô bé.
– Suy nghĩ về tình cảm giữa những lớp người, giữa những cá nhân với các sốphận khác nhau trong xã hội: cần có sự thương cảm, có hành vi giúp đỡ, quan tâm đến nhau.
B. Thân bài
1. Thương cảm, ái ngại trước cảnh ngộ nghèo khổ, cơ cực của cô bé và sự phẫn nộ trước thái độ thờ ơ của mọi người trong truyện.
+ Lược thuật ngắn gọn cái chết của em (chú ý các chi tiết quan trọng: em chết nhưng đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười, em chết giữa những bao diêm, ở xó tường, bên ngoài là tuyết phủ kín mặt đất…).
+ Nêu và phân tích tình cảm của em trước cái chết đó: xót xa, nghẹn ngào vì em bé đã chết. Xúc động, thương em bé có những ước mơ bình thường mà không đạt được.
+ Từ cái chết của em bé bán diêm nghĩ đến cuộc sống của biết bao em bé nghèo khổ, bao gia đình không đủ miếng ăn, không có quần áo mặc. Từ đó nghĩ đến trách nhiệm của mọi người đối với những người nghèo khổ khác.
C. Kết bài
– Khẳng định một lần nữa tình cảm nhân hậu mà truyện gợi lên trong lòng người đọc.
– Nêu rõ trách nhiệm và tình thương của mọi người đối với sốphận và cuộc đời những em bé bán diêm, bán báo, nhặt vỏ chai… thời nay.