23/02/2018, 07:16

Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người khi Mị cứu A Phủ, Tràng đối với cô…

Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ( Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo ( Vợ nhặt – Kim Lân) Gợi ý phân tích: 1. Sức mạnh của tình thương yêu thể hiện trongđoạn Mị cứu A Phủ: – Tình yêu thương con người ...

Phân tích sức mạnh của tình thương yêu con người qua đoạn Mị cứu A Phủ(Vợ chồng A Phủ – Tô Hoài) và Tràng đối với cô vợ theo (Vợ nhặt – Kim Lân)

vo-nhat-vo-chong-a-phu

Gợi ý phân tích:

1.  Sức mạnh của tình thương yêu thể hiện trongđoạn Mị cứu A Phủ:

–       Tình yêu thương con người gắn liền với tình yêu cuộc sống, lòng khao khát sống mãnh liệt biểu hiện trước hết ở đêm tình mùa xuân, đặc biệt là khi nghe tiếng sáo gọi bạn tình đêm xuân.

–       Biểu hiện rõ nhất là trong đêm cắt dây trói giải phóng A Phủ và tự giải phóng đời mình (Lúc đầu vô cảm…Nhìn thấy dòng nước mắt: thương người, thương mình. Tình thương lấn át nỗi sợ và cả cái chết -> cắt dây trói…Lòng ham sống bùng cháy mãnh liệt, chạy theo A Phủ…)

2.  Sức mạnh của tình thương yêu Tràng dành cho “vợ nhặt”:

–       Sẵn sàng cho thị ăn và đưa thị về dù Tràng cũng đang trong cảnh đói. Liều lĩnh chấp nhận thị thao làm vợ: Không chỉ là khát khao hạnh phúc mà còn có cá tính thương yêu con người. Đây cũng là vẻ đẹp trong tâm hồn người lao động: sẵn sàng cưu mang, đùm bọc lẫn nhau trong cảnh cơ hàn mà không tính toán, so đo.

–       Tình thương yêu đã giúp họ vơi bớt mọi lo toan, buồn khổ và bước đầu đã tìm thấy niềm vui, hạnh phúc, thể hiện qua cảnh dắt díu nhau về làng:

+ Tràng dường như quên hết cảnh sống ê chề tăm tối hàng ngày, quên cả cái đói khát đang đe dọa. Trong lòng Tràng không gợn một chút coi thường thị, ngược lại anh cảm thấy vô cùng vui sướng, hạnh phúc.

+ Thị cũng không hề có chút mặc cảm nào về thân phận “bị nhặt”, cô thay đổi tính cách theo hướng tích cực. Họ thực sự hướng về nhau, tìm thấy ở nhau những cảm xúc hạnh phúc như bất kì đôi tình nhân nào khác.

+ Ngay cả những người dân xóm ngụ cư, mặc dù có chút ngạc nhiên nhưng trên khuôn mặt u ám của họ bỗng rạng rỡ hẳn lên như có một luồng sinh khí mới hiện về.

–       Tình thương yêu đã làm đổi thay không khí cuộc sống gia đình bà cụ Tứ và đổi thay cả những con người này (Không khí ấm cúng tràn đầy hạnh phúc trong gia đình, mọi người đều thay đổi theo hướng tốt đẹp

3.  Đánh giá chung:

a.  Giống nhau:

–       Sức mạnh của tình thương yêu giúp con người vượt qua tất cả.

–       Bằng cái nhìn nhân ddaoj, nhà văn đã ngợi ca vẻ đẹp của người lao động.

b.  Khác nhau:

–       Hiện thực cuộc sống được phản ánh trong hai tác phẩm khác nhau:

+ Vợ chồng A Phủ là bối cảnh sau cách mạng và trong kháng chiến ở miền núi Tây Bắc.

+ Vợ nhặt lấy bối cảnh là nạn đói trước cách mạng và ở miền xuôi.

–       Số phận cụ thể của các nhân vật khác nhau:

+ Mị là nạn nhân của chế độ chúa đất phong kiến ở miền núi.

+ Vợ nhặt là nạn nhân của nạn đói do bọn phong kiến, thực dân, phát xít gây ra.

–       Phong cách nghệ thuật, bút pháp miêu tả của mỗi tác giả khác nhau:

+ Kim Lân khai thác từ tình huống và tâm lí nhân vật.

+ Tô Hoài có lối miêu tả nhân vật độc đáo.

Xem thêm:

0