Phân tích nội dung quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại? Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật.
1. Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất: – Vị trí quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng. – Khái niệm cơ bản: + Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện ...
1. Nội dung cơ bản của quy luật lượng-chất:
– Vị trí quy luật: là một trong 3 quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật nói lên cách thức của quá trình vận động phát triển của sự vật hiện tượng.
– Khái niệm cơ bản:
+ Chất: là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của các sự vật hiện tượng, là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính, đặc trưng làm cho nó là nó và khác với những cái khác.
> Chất của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về chất của nó, cả chất và thuộc tính về chất đều là khách quan vốn có của sự vật nhưng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ qua lại.
> Chất của hệ thống có liên quan nội tại với chất của các bộ phận cấu thành và phương thức liên kết giữa chúng.
+ Lượng: là khái niệm dùng để chỉ tính qui đinh vốn có của các sự vật về lượng, nó biểu thị quy mô tồn tại của sự vật, quảng tính của sự vật, số lượng các bộ phận, thuộc tính của sự vật.
> Lượng là mặt khách quan vốn có của sự vật.
> Lượng của sự vật bộc lộ ra thông qua các thuộc tính về lượng, thuộc tính về lượng cũng bộc lộ ra thông qua mối quan hệ.
– Mối quan hệ biện chứng giữa sự thay đổi về lượng và thay đổi về chất:
+ Lượng đổi dẫn đến chất đổi
> Mọi sự vật đều có mặt chất và mặt lượng của nó, khi sự vật vận động và phát triển, cả hai mặt chất và lượng đều biến đổi theo. Sự thay đổi lượng có thể diễn ra trong một khoảng nhất định mà chưa làm thay đổi căn bản về chất của sự vật.
> Độ: là khái niệm dùng để chỉ sự thống nhất giữa chất và lượng, đó là khoảng thưòi gian giới hạn mà trong giới hạn đó lượng thay đổi nhưng chất chưa thay đổi về cơ bản.
> Điểm nút: là điểm giới hạn trong sự thay đổi về lượng mà sự thay đổi về lượng đạt tới đó sẽ dẫn đến sự thay đổi căn bản về chất của sự vật.
> Nhảy vọt: là khái niệm dùng để chỉ 1 giai đoạn trong qúa trình vận động và phát triển ở đó sự thay đổi về lượng đang dẫn tới sự thay đổi căn bản về chất của sự vật.
+ Chất mới ra đời tác động trở lại tới sự thay đổi về lượng: làm thay đổi quy mô tồn tại của sự vật, thay đổi nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật đó.
2. Ý nghĩa phương pháp luận:
– Nhận thức: để có tri thức đầy đủ về sự vật, phải có nhận thức cả mặt lượng và mặt chất của nó, khi đạt tới tri thức về sự thống nhất giữa lượng và chất ta sẽ có tri thức hoàn chỉnh về sự vật đó.
– Thực tiễn: cần chống hai chủ quan sai lầm là tuyệt đối hoá qúa trình thay đổi về chất hay tuyệt đối hoá quá trình thay đổi về lượng.