21/02/2018, 09:28

Phân tích những đặc sắc nghệ thuật của nhà văn Nam Cao trong truyện ngắn Đôi mắt – Văn hay lớp 12

Trong truyện ngắn “Đời Thừa” Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Chính vì ...

Trong truyện ngắn “Đời Thừa” Nam Cao viết: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi. Khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Chính vì vậy mà Nam Cao luôn tìm được cho mình những chỗ riêng trên văn đàn văn học Việt Nam. Truyện ngắn “Đôi mắt” thể hiện rõ sự tìm tòi sáng tạo của nhà văn để ngày hôm nay chúng ta vẫn luôn luôn tự hào và trân trọng.

“Đôi mắt” được sáng tác năm 1948. Truyện ngắn này được coi là bản tuyên ngôn nghệ thuật của nhà văn. Ở truyện ngắn Đôi mắt Nam Cao đã thể hiện đầy đủ đặc sắc nghệ thuật của mình.

Nghệ thuật thành công nhất đó là nhà văn đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật có giá trị điển hình. Đó là nhân vật Hoàng.

Hoàng là nhân vật điển hình đại diện cho tầng lớp văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Có cuộc sống xung túc và  no đủ.  Khác xa với những người gày gò, ốm yếu vì thiếu ăn thì Nam Cao đã tả dáng bề ngoài của anh ta khá chi tiết. ” Anh bước đi khểnh khảng thong thả bởi vì người anh khí to béo quá, vừa bước vừa bơi hai cánh ta kềnh kệnh ra hai bên, những khối thịt ở hai bến dưới nách kềnh ra trông tủn ngủn như ngắn quá”. Trong khi con chó của anh ta mỗi ngày được một miếng thịt, thì cuộc sống nghèo khổ ngoài kia của nhân dân anh ta không hề quan tâm. Con người không bằng con chó. Chúng ta thật nực cười với con mắt của anh ta, anh ta nhìn đời, nhìn người thật đáng khinh bỉ.

Như vậy qua cách giới thiệu dáng bề ngoài của nhân vật Hoàng, nhân vật Hoàng đã xuất hiện khá sinh động mang dáng dấp của một tên tản cư. Nam Cao để nhân vật Hoàng bộc lộ rõ nét hơn nữa qua dòng hồi tưởng của nhân vật Độ. Độ rất ngưỡng mộ tài văn chương của Hoàng. Anh ta vùa là một nhà văn nhưng đồng thời là một tay chợ đen rất tài tình.  Qua dòng hồi tưởng của nhà văn Độ ta thấy hiện lên nhân vật Hoàng là một tên sống ích kỉ chỉ biết nghĩ cho mình chứ không mải mai quan tâm đến người khác.

Không những thế cách nhìn nhận và đánh giá của hắn cũng có vấn đề. Như chuyện vợ chồng hắn bình giá về người nông dân. Anh cho rằng người nông dân là nhút nhát, nói ngỏng, hát tiến quân ca như buồn ngủ cầu kinh. Nhưng có đôi lúc hắn cũng thể hiện mình là người tốt. Dám bỏ nhà cao cửa rộng để đi tản cư, tiếp đãi Độ niềm nở. Nam Cao thật là tài tình đã diễn tả thật sâu sắc con người Hoàng tốt xấu xen lẫn vào nhau.  Một điều đáng nói ở đây là Hoàng và vợ tuy sống cùng người nông dân nhưng họ không chịu nhìn, không chịu cảm nhận để hiểu được người nông dân vốn hiền lành chất phác, cần cù chịu khó, yêu nước một cách ngây thơ. Hắn ta cũng có tài quan sát, có khiếu miêu tả sinh động nhưng kiêu ngạo, ích kỉ, luôn nhìn người nông dân với con mắt của kẻ bề trên. Trong cuộc kháng chiến gian khổ,khi dân tộc phải chịu sự hi sinh gian khổ để giành lại độc lập tự do, thì Hoàng vẫn sống một cách an nhàn no đủ, hút thuốc lá thơm, đọc Tam Quốc. Hắn ta vẫn hoàn toàn đứng ngoài cuộc, vô trách nhiệm, không những thế hắn còn phê phán cho là Đảng lchỉ là hứa suông chứ không bao giờ làm được cả. Tóm lại đây là một nhân vật vừa có một nét riêng độc đáo vừa đại diện cho lớp văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Đọc “Đôi mắt” chúng ta cứ ngỡ như đã gặp nhân vật Hoàng ở đâu đó trong cái giới văn nghệ sĩ thượng lưu, sống khép kín chỉ biết mình chứ không biết đời, nhìn mọi thứ bằng nửa con mắt. Điều này chứng tỏ sự thành công trong việc xây dựng nhân vật điển hình của nhà văn Nam Cao.

Ngoài ra ở truyện ngắn này Nam Cao còn thể hiện thành công trong phép tương phản. Đó là sự tương phản giữa nhân vật Độ và Hoàng. Độ gầy yếu, xoàng xĩnh, điềm đạm, rụt rè. Hoàng thì béo tốt, sang trọng, sắc sảo, mạnh bảo. Hoàng chỉ nhìn thấy mặt xấu của người nông dân còn Độ luôn có cái nhìn ưu ái hơn, đôn hậu, luôn kính trọng họ. Độ nhìn mọi vật xung quanh bằng con mắt tinh tường, tinh anh, luôn có sự thông cảm và ưu ái hơn. Còn Hoàng chỉ nhìn bằng con mắt phiến diện rồi kết luận cho vấn đề đó.

Không chỉ thành công ở phép ương phản, ở truyện ngắn này Nam Cao còn thành công ở nghệ thuật kể chuyện biến hóa linh hoạt hết sức tự nhiên. Thể hiện rõ nhất cây bút bậc thầy của Nam Cao. Các chi tiết được luôn được phát triển, luôn được biến hóa có vẻ như hết sức phóng túng nhưng kì hực chúng đều tuân thủ theo một lôgic chặt chẽ nhằm tập trung khắc họa đậm nét chủ đề tư tưởng.

Ở “Đôi mắt” Nam Cao còn thành công ở truyện không có cốt truyện. Truyện chỉ xoay quanh hai nhân vật Hoàng và Độ. Độ là nhà văn làm công tác tuyên truyền cách mạng. Còn Hoàng là một nhà văn đàn anh giàu có sống ở Hà Nội nhưng kháng chiến đến hắn không muốn thăm gia nên đưa vợ con đi tản cư. Hai nhân vât với hai tính cách, thái độ cách nhìn nhận hoàn toàn khác nhau.

Qua nhân vật Hoàng nhà văn muốn kháng chiến đến những nhà tri thức như Hoàng có cách nhìn nhận và phải có sự thay đổi chứ không nên đi theo lối mòn chìm đắm trong mộng tưởng mãi.

Truyện ngắn “Đôi mắt” đã thể hiện rất thành công tài năng bậc thầy của nhà văn Nam Cao. Từ việc xây dựng thành công nhân vật điển hỉnh đến sự tương phản, đến nghệ thuật kể chuyện linh hoạt, đến cách đặt nhan đề ngắn gọn nhưng đầy xúc tích. Tất cả những điều này đã khẳng định chỗ đứng vững chắc của nhà văn trên văn đàn văn học hiện thực. “Đôi mắt” xứng đáng được xếp vào hàng những truyện ngắn hay nhất của Nam Cao.

Từ khóa tìm kiếm nhiều:

  • chứng minh những nét đặc sắc nghệ thuật trong bài văn nghị luận Y nghia van chuong của Hoài Thanh
0