01/09/2018, 23:10

Phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt

(Văn mẫu lớp 12) – Em hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Bài văn phân tích của bạn Nguyễn Thị Hồng Hạnh lớp 12A2 trường THPT chuyên Hải Dương). BÀI LÀM Có một câu nói của Nguyễn Minh Châu mà tôi rất thích “viết văn là đi tìm hạt ...

(Văn mẫu lớp 12) – Em hãy phân tích nhân vật Tràng trong tác phẩm Vợ nhặt của Kim Lân (Bài văn phân tích của bạn Nguyễn Thị Hồng Hạnh lớp 12A2 trường THPT chuyên Hải Dương).

BÀI LÀM

Có một câu nói của Nguyễn Minh Châu mà tôi rất thích “viết văn là đi tìm hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn con người”. Kim Lân đã thành công trên hành trình tìm kiếm “hạt ngọc ẩn sâu trong tâm hồn mỗi con người” của mình và cuối cùng chắp bút chạm khắc để nó trở nên lấp lánh. Nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân chính là viên ngọc sáng ấy. 

Kim Lân – nhà văn của người nông dân Việt Nam, một cây bút xuất sắc nhất của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Truyện ngắn “Vợ nhặt” của Kim Lân thuộc tập “Con chó xấu xí” (1962) là tác phẩm tiêu biểu cho tài năng, phong cách và tâm hồn nhà văn. Thông qua bối cảnh hiện thực và tình huống truyện độc đáo, Kim Lân đã thể hiện chân dung của những con người lao động nhỏ bé trong xã hội đương thời mà nhân vật Tràng là điển hình. Trang mang số phận và tính cách tiêu biểu cho con người lao động trong bối cảnh nạn đói có thực năm 1945, qua đó thể hiện tiếng nói đồng cảm, ngợi ca con người và cả bản tố cáo tội ác chế độ của tác giả.

>>>Xem thêm:

  • Phân tích diễn biến tâm trạng bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt
  • Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong Vợ Nhặt
  • Soạn bài Vợ nhặt của Kim Lân
  • Phân tích tình huống truyện độc đáo trong truyện Vợ Nhặt
  • Chứng minh tính nhân đạo trong truyện ngắn Vợ nhặt

Trước hết, nhân vật Tràng điển hình cho những kiếp người nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội, mang số phận sắp chết đói giống như hàng triệu người dân khác đương thời. Nạn đói kinh hoàng nhất lịch sử Việt Nam năm 1945 để lại nỗi khiếp sợ khôn nguôi trong lòng người dân bao thời. Chết chóc gieo rắc khắp nơi và sự sống thì đuối dần trong vô vọng. Cuộc sống trở nên tạm bợ, miếng ăn trở thành chuyện sống còn và sinh mệnh con người trở nên rẻ rúng. Tràng – anh nông dân xóm ngụ cư hiện lên là kẻ cùng nhất trong những người cùng. Tràng xấu xí, ngờ nghệch lại có phần dở hơi, hay ngửa cổ lên trời cười “hềnh hệch”. Ngay cái tên cũng gợi vẻ thô kệch. Tràng tựa món đồ tạo hóa gọt đẽo sơ sài. 

phan-tich-nhan-vat-trang-trong-tac-pham-vo-nhatphan-tich-nhan-vat-trang-trong-tac-pham-vo-nhat

Thứ hai, nhân vật Tràng có tâm hồn nhân hậu, giàu tình thương người và có khát vọng hạnh phúc lớn lao. Tràng gặp thị trong một lần đẩy xe thóc thuê. Mệt quá, Tràng vui miệng hò một câu cho quên sự nhọc. Thị xuất hiện và vin lấy cái câu hò ấy để “đòi” được ăn. Lần thứ hai gặp lại, Tràng vỗ túi “rích bố cu” hào phóng khoản đãi người đàn bà “rách rưới” xa lạ. Đó không phải là hành động của kẻ lắm tiền thích ra oai hay hành động ngu ngốc của kẻ ngờ nghệch. Hành động đó hoàn toàn xuất phát từ nội tâm thương người sâu xa. “Nói đùa chứ có về với tớ thì ra khuân đồ lên xe rồi cùng về”. Câu nói ngoài mặt là ý định nhất thời nhưng phải chăng nó được thôi thúc từ khát khao hạnh phúc gia đình. Hơn ai hết, Tràng là người hiểu hoàn cảnh của mình nhất “chợn nghĩ” “thóc gạo này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Rõ ràng là Tràng cũng sợ hãi hơn ai hết, nhưng rồi lại “Chậc kệ!”. Chỉ một cái “Chậc kệ!” thôi cũng đủ để chứng minh Tràng sẵn sàng vượt qua mọi nỗi sợ hãi để đứng lên vun vén, xây dựng hạnh phúc gia đình. Khi bỗng “nhặt” được vợ, Tràng thay đổi hẳn. Mặt thì “phởn phơ”, “tủm tỉm cười”, không tin đây là sự thật. Đặc biệt, buổi sáng hôm sau khi gia đình có thêm người mới, Tràng trở nên trưởng thành và trách nhiệm hơn. Có lẽ, chính hạnh phúc gia đình đã làm con người thay đổi.

Tóm lại, nhà văn Kim Lân đã dụng công thể hiện hình tượng nhân vật Tràng bằng tình huống truyện độc đáo, ngôn từ giàu hình ảnh, văn phong gần gũi và tài miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật. Thông qua hình tượng nhân vật Tràng trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, Kim Lân đã thể hiện niềm thương cảm khi hướng ngòi bút tới mảnh đời lam lũ, đói khổ. Mặt khác, nhà văn cũng khẳng định vẻ đẹp tình người, biết đùm bọc những người cùng chung hoàn cảnh và khát vọng hạnh phúc gia đình, niềm tin vào cuộc sống. 

>>>Xem thêm:

  • Phân tích nhân vật bà cụ Tứ trong tác phẩm Vợ Nhặt
  • Phân tích giá trị nhân đạo của truyện ngắn Vợ Nhặt
  • Phân tích tác phẩm Vợ Nhặt của Kim Lân
  • Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm Vợ Nhặt
  • Phân tích truyện ngắn Vợ Nhặt
0