02/07/2018, 20:23

Phân tích nhân vật ông Hai trong trong truyện ngắn Làng

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân. Bài làm Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, người nông dân phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, đau thương, mất mát. Nhưng càng khó khăn, ...

Đề bài: Phân tích nhân vật ông Hai trong trong truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân.

Bài làm

Trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đầy gian khổ, người nông dân phải chịu đựng rất nhiều khó khăn, đau thương, mất mát. Nhưng càng khó khăn, gian khổ  bao nhiêu thì lòng yêu quê hương, đất nước trong họ càng bùng chá. Trải qua thử thách, người dân càng thêm tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng, tin tưởng vào Đảng, vào Bác Hồ muôn vàn kính yêu. Điều đó được phản ánh rõ nét trong các tác phẩm văn học viết về đề tài nông thôn. Nhân vật ông Hai trong tác phẩm Làng của nhà văn Kim Lân là một người nông dân thật thà, mộc mạc, chân chất, tiêu biểu cho những người nông dân yêu nước.

Giặc đến làng càn quét, chiếm đóng, ông Hai cùng nhiều người phải đi tản cư. Trong trái tim mình, ông Hai luôn ấp ủ niềm tin yêu và tự hào về ngôi làng Chợ Dầu mà ông đã sống, tự hào về những người dân làng ông: Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai… Ông có thể nói cả buổi tối, nói liên miên về cái làng Chợ Dầu của ông mà không biết chán. Đây chính là chi tiết cho thấy ông rất nhớ ngôi làng, lúc nào cũng nghĩ và nhớ về làng thể hiện ông là một người đã sống rất gắn bó, yêu thương ngôi làng của mình. Sau những lúc làm việc cực nhọc, nằm gác tay lên trán ông lại nghĩ về làng, muốn cùng mọi người đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá, những công việc xây dựng, bảo vệ quê hương mà trước đây ông và dân làng đã làm.

Phân tích nhân vật ông Hai trong trong truyện ngắn Làng

Phân tích nhân vật ông Hai

Cũng vì quá yêu, quá tự hào về làng nên khi nghe tin đồn cả làng mình đi Việt gian mà ông nghẹn đắng, da mặt tê rân rân, chết lặng… Lúc đầu ông không thể tin, cứ hỏi đi hỏi lại… Rồi có tiếng chửi như những nhát dao chém vào ông, tim ông se thắt, bao đớn đau giằng xé tâm can. Tin đồn ấy với ông thật chăng rkhac sgif sét đánh mang tai, ông coi đó là nỗi nhục không thể gột rửa. Rồi các con ông nữa, chúng lớn lên sẽ phải mang thân phận là dân của dân làng theo giặc. Càng nghĩ càng đau đớn, càng tủi hổ, ông càng không dám nhìn ai.

Trong tâm trạng rối bời, nửa tin nửa ngờ, đêm đó ông không sao ngủ được. Trong sâu thẳm lòng mình ông vẫn tin ở người dân làng ông, ông kiểm đếm gương mặt từng người, không thể nào họ lại phản bội ông, phản bội cách mạng được. Thế nhưng làm thế nào để giữ vững lòng tin ấy khi mà đến ngay cả chủ nhà ông đang ở cũng xa gần muốn đuổi ông đi. Có lúc ông nghĩ hay là quay về làng, Nhưng cái phần tin làng mình theo giặc níu giữ ông, không cho phép ông quay về nơi ấy. Với ông, quay về lúc này là từ bỏ kháng chiến.

Ông Hai, một người nông dân trong lúc đau khổ, tuyệt vọng vẫn một lòng hướng về kháng chiến, hướng về cách mạng. Đó cũng chính là lòng yêu nước trong ông, lòng yêu nước ấy khiến cho ông đau khổ, uất nghẹ trước tin đồn.

Niềm tin yêu của ông đã được đền đáp xứng đáng. Làng ông không theo giặc, làng ông là làng kháng chiến. Tin đồn đã được cải chính. Ông vui sướng vỡ òa, lại trở về với ông ngày nào, yêu và tự hào về làng, đến độ ngôi nhà của ông bị cháy rụi ông vẫn vui như đó là một minh chứng cho tấm lòng yêu nước kiên trung của ông, của người dân làng ông.

Cách bộc lộ lòng quê hương đất nước của ông Hai thật khác lạ, vừa mang vẻ hồn nhiên như trẻ nhỏ mà lại sâu sắc, tinh tế, tự nhiên, chân thật khiến cho người đọc đồng cảm cùng với những cảm xúc yêu thương, buồn, giận, vui sướng của ông.

Truyện ngắn Làng của nhà văn Kim Lân đem đến cho ta cái nhìn toàn diện về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc. Nếu như ta được đọc nhiều tác phẩm cùng thời mà nhiều nhà văn khác đã phản ánh tình yêu quê hương đất nước bằng những hành động cụ thể, bằng những con số, chiến công… thì với truyện ngắn làng là một lối khai thác mới mẻ về nội tâm nhân vật, cho ta thấy tình yêu đất nước ở trong mỗi một người dân, kết thành niềm tin và sức mạnh chiến thắng kẻ thù.

Tuấn Đức

0