Phân tích nhân vật Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục vân tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
() – Anh ( Chị ) hãy p hân tích những phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu t rong sách văn học lớp 9. Đề bài: BÀI LÀM Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước ở thế kỉ XIX. Ông là một ...
() – Anh ( Chị ) hãy phân tích những phẩm chất tốt đẹp của Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu trong sách văn học lớp 9.
Đề bài:
BÀI LÀM
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ yêu nước ở thế kỉ XIX. Ông là một tấm gương chói sáng trong lịch sử văn học Việt Nam. Truyện thơ Lục VânTiên là một tác phâm được mọi người yêu thích và truyền tụng cho tới ngày nay bởi nó là bài học lớn về đạo làm người được xây dựng trên luân lý cổ truyền đó là nhân, nghĩa, lễ, trí, tín.
Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được nằm ở phần đầu của tác phẩm kể về chuyện trên đường đi thi Lục Vân Tiên đã gặp cảnh dân chúng bị cướp bóc và đã ra tay cứu giúp, trong đó có Nguyệt Nga. Qua đoạn trích nói làm nổi bật về tính cách cao quý trọng nghĩa khinh tài của đấng anh hùng. Đồng thòi đó còn là mốc son đánh dấu cuộc gặp gỡ giữa Vân Tiên – Nguyệt Nga và khởi đầu mối tình thủy chung son sắt giữa hai người.
Với quan niệm sống của đấng trượng phu cho nên dọc đường gặp cảnh lũ cướp Phong Lai quấy nhiễu dân lành, chàng đã bẻ cây làm gậy nhằm để xông vô, một mình tung hoành “tả đột hữu xông” không sợ nguy hiểm. Hành động đó là hoàn toàn tự nguyện, xuất phát từ lòng thương người, ghét những cái ác. Nhà thơ đã so sánh khí thế của chàng Vân Tiên với Triệu Tử Lọng, một tướng trẻ tài ba thời Tam Quốc:
“Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”.
Hành động dũng cảm đã đánh bại lũ cướp. Tên đầu đảng đã bị triệt hạ và bọn cướp lúc này chẳng khác gì rắn mất đầu.
“Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong”.
Sau khi đã dẹp tan, nghe tiếng phụ nữ than khóc, Vân Tiên vội vàng ân cần thăm hỏi
"Ai than khóc ở trong xe nầy?”
Qua sự thưa bẩm của tỳ Nữ Kim Liên đi cùng Nguyệt Nga thì Vân Tiên đã động lòng thương và lo lắng cho cả hai người. Trước hai cô gái Vân Tiên là một người cư xử hết sức đúng mực theo khuôn phép của lễ nghi phong kiến.
“Khoan khoan ngồi đó chớ ra,
Nàng là phận gái, ta là phận trai”.
Khi Kiều Nguyệt Nga kể đầu đuôi việc mình mắc nạn và xin được lạy tạ đền ơn thì:
“Vân Tiên nghe nói liền cười:
Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
Vân Tiên chỉ cười xòa và giải thích rõ cứu người là một hành động tất yếu mà đấng nam nhi nào cũng phải làm , cũng chỉ là chuyện thường tình. Nếu như thấy việc bất bình mà không ra tay cứu giúp thì không xứng làm người có ích. Quan niệm của Lục Vân Tiên tiêu biểu cho quan điểm trọng nghĩa khinh tài của nhân dân ta.
Trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu kiều Nguyệt Nga, nhà thơ đã khắc họa thực sự sâu sắc về chân dung người mẫu anh hùng lý tưởng của ông và của số đông quần chúng : họ giàu lòng thương người, dám xả thân vì việc nghĩa. Nghĩa và nhân được xem là một yếu tố quan trọng để tạo nên nền tảng đạo lý của một cộng đồng và cũng là thước đo về giá trị của con người. Hình tượng của Lục Vân Tiên luôn sáng mãi trong lòng của mỗi người dân nước Việt.