12/02/2018, 16:29

Thuyết minh giới thiệu về cây lúa Việt Nam

() – Anh(Chị) hãy . ( Bài làm văn đạt điểm 9 trường THPT Thanh Miện II). Đề bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam BÀI LÀM Mồ hôi mà đổ xuống đồng Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương <Ca dao> ...

() – Anh(Chị) hãy . ( Bài làm văn đạt điểm 9 trường THPT Thanh Miện II).

Đề bài: Giới thiệu cây lúa Việt Nam

BÀI LÀM

  Mồ hôi mà đổ xuống đồng
  Lúa mọc trùng trùng sáng cả đồi nương

                                                 <Ca dao>

       Biết từ bao giờ cây lúa đã đi vào thơ ca nhạc họa chứng tỏ nó có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của người dân Việt Nam. Có thể nói cây lúa là nguồn lương thực chính không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người dân.

      Cây lúa có nguồn gốc từ cây lúa dạt theo những mảng trôi dạt trên sông tất vào những khu đất phù sa ven sông. Những cây lúa dại mọc lên cho nhiều hạt, người xưa tuốt về giã dập vỏ nấu lên ăn thấy khỏe người. Từ đó cây lúa được nhân ra trồng rộng khắp đồng bằng lương rẫy.

Lúa có nhiều loại hai loại lớn là nếp và tẻ. Lúa nếp cũng có nhiều loại nhỏ ngon nhất là nếp cái hoa vàng. Nếp này thơm dẻo nhưng khó trồng, loại thứ hai là nếp Lương mang tên nhà khoang học Lương Định Của do ông sáng tạo ra loại này khá dẻo, thơm năng suất cao nhưng chất lượng không bằng nếp cái hoa vàng còn nếp cẩm thì có màu tím thẫm thường để nấu rượu nếp ăn món sữa chua nếp cẩm rất nổi tiếng độc đáo. Nếp mộc tuyền lai rai giữa lúa nếp và và lúa nếp tẻ chất lượng gạo thấp kém nhất trong các loại nếp thường dùng để nấu rượu. 

thuyet-minh-gioi-thieu-ve-cay-lua-viet-namthuyet-minh-gioi-thieu-ve-cay-lua-viet-nam

Ngoài ra còn có nếp Điện Biên cũng rất ngon được trồng trên nương rãy. Về phía lúa tẻ thì ngon nhất là tẻ đỏ còn gọi là tẻ thơm, táng xoan,… Chất lượng vừa dẻo vừa thơm lại rất giòn thơm. Tiếp theo các giống X, Si cơm khá mềm năng suất cao nhưng không ngon bằng tẻ đỏ. Các loại Q, T10, Khang Dân,… Năng suất cao nhưng chất lượng gạo kém thường dùng để chăn nuôi.

Lúa thuộc họ thân thảo, gióng đốt, gióng rỗng ở đốt. Qúa trình sinh trưởng kéo dài từ ba đến bốn tháng từng loại lúa. Lá lúa hình lưỡi mác, dài từ 20 – 40 cm, gân lá song song, rộng khoảng 1cm. Rễ chùm, ưa nước. Nước ta thuộc nền văn minh lúa nước vì thế cây lúa được gieo trồng từ rất lâu đời được cải tiến áp dụng nhiều biện pháp khoa học – Kĩ thuật để nâng cao năng suất. Có thể chia quá trình sinh trưởng thành ba giai đoạn. Giai đoạn mạ non được tính từ lúc ngâm hạt ủ mầm người ta chọn những hạt lúa chắc mẩy làm giống cho uống no nước rồi ủ cứ thế ba ngày là hạt nảy mầm có thể reo sạm < vãi> ở những chân ruộng cao. Còn những chân ruộng trũng người ta reo mạ già để cấy. Thời kì này cây lúa còn non nớt cần ít phân. Thứ hai là giai đoạn lúa con gái thời trổ bông lúa đẻ nhánh nhanh và khỏe lúc này cần nhiều phân đạm để bón thúc và cũng cần phun thuốc trừ sâu bảo vệ cây trồng, lúa đứng cái, có đòng cần nhiều nước để lúa trổ thoát tránh bị nghẻn đòng. Thứ ba là giai đoạn lúa chín. Lúc này lại cần nhiều phân Lân, KaLi cho hạt chắc mẩy thân cây cứng hạn chế bị đổ do gió mưa. Hạt đông sữa uốn cây đến khi ngả vàng là được thu hoạch. Sợ nhất là bệnh rầy nâu cần dùng thuốc đặc trị phun vào gốc cây bởi cháy rầy sẽ mất thu hoạch.

Lúa có nhiều công dụng ngoài vai trò là nguồn lương thực chính nuôi sống con người lúa còn chế biến thành nhiều loại thực phẩm ngon. Bột gạo làm bánh tẻ, gai, mì, phở. Gạo dùng để làm bánh trưng, bánh dầy, bánh bao. Ngoài ra người ta còn dùng lúa gạo nấu rượu phục vụ các bữa tiệc, bữa cơm gia đình cho nam giới. Ngâm thuốc bồi bổ sức khỏe. Lúa gạo dùng để chăn nuôi cung cấp nguồn thực phẩm nâng cao chất lượng đời sống và nước ta còn là nước xuất khẩu gạo nhất, nhì thế giới đem lại nhiều ngoại tệ cho nhân dân làm giàu cho đất nước.

     Cây lúa mãi là người bạn thân thiết nhất của nhà nông chúng ta mong rằng các nhà khoa học sẽ nghiên cứu lai tạo ra những giống lúa dể có nhiều loại lúa gạo ngon, sạch, bổ, rẻ phục vụ đời sống.

Tác giả: ANH ĐÀO

0