Phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao
Đề bài; Em hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “ Chí Phèo ’ của Nam Cao Bài làm “Chí Phèo” chính là một sự bứt phá, đỉnh cao chẳng những với toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao. “Chí Phèo” cũng chính là moojt tác ...
Đề bài; Em hãy phân tích nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm “Chí Phèo’ của Nam Cao
Bài làm
“Chí Phèo” chính là một sự bứt phá, đỉnh cao chẳng những với toàn bộ sự nghiệp văn học của Nam Cao. “Chí Phèo” cũng chính là moojt tác phẩm nổi trội về cả nghệ thuật đối với nền văn xuôi hiện thực lại một lần nữa như quá chói lòa trên đài văn chương, nó dường như cũng đã đánh dấu thời kỳ sinh ra nó trở thành thời kỳ huy hoàng mới, đỉnh cao hơn trước đây. Chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, Nam Cao không thể xuất sắc được thêm nữa mà ông viết, và đó chính viết để xây dựng nên “Chí Phèo” một chàng trai như thật lương thiện đồng thời cũng là một con quỷ dữ.
Có thể thấy được việc xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo Nam Cao đã viết nên một khúc nhạc buồn, đó cũng chính là một bài ca về một cuộc đời bi kịch cứ nối tiếp bi kịch. Chí cũng chính là cuộc đời Chí là đại diện của sự khổ đau đến tột cùng.
Và ta cũng có thể cảm nhận và đoán biết được chính những sự đau khổ ấy có lẽ đã được báo trước bởi số phận của một đứa trẻ “tứ cố vô thân”. Ngay từ khi sinh ra, Chí đã bị vứt bỏ trong cái lò gạch cũ rồi sau đó có “một anh đi thả ống lương gần một cái lò gạch bỏ hoang thấy hắn trần chuồng và xám ngắt trong một cái váy đụp”. Rồi Chí như lớn lên trong sự đùm bọc, cưu mang của nhiều người tốt bụng. Những người đó chính là anh thả ống lương, bà góa mù, bác phó cối. Cho đến khi ở nhà Bá Kiến thì Chí Phèo như đang bước trên con đường của sự sa ngã không lối thoát. Đó còn chính là những hành hạ, đòn roi của nhà tù đã biến một con người lương thiện thành một kẻ lưu manh, côn đồ, và hơn thế là một con quỷ dữ” có hình hài “nửa người, nửa ngợm” thật đáng sợ. Rồi khi bị đẩy vào nhà tù thực dân anh chí đã biến thành Chí Phèo “Hắn về lớp này trông khác hẳn. Cái đầu trọc lốc, cái răng trắng hớn, cái mặt thì rất cơng cơng”. Cho đến lúc này thì Chí dường như cũng đã mất hẳn “nhân tính”, đâu còn là một anh Chí khỏe mạnh, đẹp trai của ngày xưa nữa chứ. Thật là ghê sợ cái mặt ấy đầy rẫy ngang dọc những vết sẹo, dấu tích của những lần ăn vạ, chém giết. Đời hắn dường như chính là một cơn say dài vô tận, hắn ăn trong lúc say, ngủ trong lúc say, chửi nhau, chém giết, cướp bóc cũng trong lúc say. Cho tới đây, Chí đã thực sự là một kẻ lưu manh, côn đồ, sẵn sàng nhúng tay vào tội ác không hề suy nghĩ. Chính vì điều này mà đã có rất nhiều kẻ lợi dụng sự u mê của Chí làm lợi cá nhân. Và không ai khác đó chính là Bá Kiến.
Ở Chí thì anh đã bán linh hồn mình cho quỹ dữ, chỉ để lại cái thân xác khật khưỡng vì say rượu và hung hăng như con thú say máu. Lúc này đây thì Chí mất hết cả nhân tính lẫn nhân tính.
Nếu như cỉ dừng lại ở đây thì sao tác phẩm có thể coi là kiệt tác văn học được chứ? Đặc sắc hơn nữa là Nam Cao đã hướng ngòi bút của mình vào chiều sâu nội tâm của nhân vật để tìm ra những ánh sáng le lói ẩn sâu sự tăm tối kia.
Chúng ta dường như có thể dễ dàng thấy được ấn tượng mạnh mẽ mà người đọc cảm nhận được đó là “tiếng chửi” như cũng đã mở đầu cho thiên truyện. Khó mà có thể nói lên hết sự tài tình của Nam Cao dường như nhiều khi cũng đã cố ý dẫn dắt cho “tiếng chửi” để có thể mở đầu cả một tác phẩm lớn như thế. Nhưng đó dường như cuối cùng là một thủ pháp nghệ thuật trong cách nét của Nam Cao. Nhà văn cũng đã để nhân vật xuất hiện trong tâm trạng điển hình nhất. Điều này dường như cũng đã vừa gây sự tò mò cho người đọc, vừa làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm.
Có thể thấy được chính tiếng chửi chính là phản ứng của y trước cuộc đời, thể hiện tâm trạng đầy bức bối, bi kịch của Chí. Người đọc có thể hiểu được chửi là để giải thoát sự tan nát, đau đớn. Đó dường như cũng chính là tâm trạng bất mãn cao độ của một con người đã bị làng xóm, đó là tâm trạng mà xã hội gạt ra khỏi cộng đồng. Trong cơn say, dường như ở Chí Phèo hắn vẫn cảm thấy tuy mơ hồ mà thấm thía “nông nổi” khốn khổ của thân phận của chính mình. Đối với Chí ai ai cũng sợ hắn và chỉ có tiếng chửi thì nó như một cách thức giao tiếp với xã hội. Càng buồn thay chẳng có ai tiếp lời với hắn cả. Bởi làng Vũ Đại ai ai cũng nghĩ rằng “chắc nó chừa mình ra”. Trong cuộc đời mà không được giao tiếp, bị xã hội quay lưng thì đoc chính là một tấn bi kịch lớn nhất.
Với nhân vật Chí Phèo, Nam Cao quả thật như đã là một sự vượt trội hơn so với “Đàn anh Tắt Đèn – Ngô Tất Tố; “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan. Trước đây khi chị Dậu được biết đến là một nhân vật khổ trăm bề, khổ đến nỗi chị phải bán cả con đi mà lo thuế cho chồng nhưng chị vẫn đượ ccoi là người. Còn đối với Chí Phèo thì đã phải bán nhân tính của mình mà biến mình thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Và có lẽ sự sống đó như được manh nha khi có cuộc hội ngộ của Chí Phèo với Thị Nở. Thị Nở được hiện lên chính là một người đàn bà xấu đến ma chê quỷ hờn, mãi đến ba mươi tuổi vẫn ế chồng, và còn nữa đó chính là tính cách thì dở hơi, lại có dòng dõi đó là ma hủi. Người đọc như thấy được ở người đàn bà này, hội tụ mọi sự bất hạnh của người phụ nữ. Vậy mà chỉ khi họ ăn nằm với nhau, mọi sự đã thay đổi. Đây là mốc son thứ hai thay đổi cuộc đời Chí Phèo như đã có những khao khát làm người lương thiện.
Đặc biệt sau cuộc gặp gỡ, Chí Phèo lúc đó bị ốm rồi được thị Nở chăm sóc. Lần đầu tiên tính từ những ngày ở tù về thì Chí thấy mình hoàn toàn tỉnh táo và cũng là lần đầu tiên anh nghe và nhận ra những âm thanh quen thuộc của cuộc sống đời thường đó chính là những “Tiếng anh chài gò thuyền đuổi cá”, “tiếng chim hót trong lành”, “tiếng người nói xôn xao”.. và dường như chính trong “lòng hắn mơ hồ buồn”. Chí nhớ về ngày trước nhớ về trước đây có thời Chí cũng thường có những ước mơ giản dị về một cuộc sống gia đình, ở đó chồng cày thuê cuốc mướn vợ dệt vải,..Và cũng chính từ trong sâu thẳm ý thức, Chí dường như cũng vẫn không ngừng hi vọng. Sự xuất hiện của Thị Nở như ánh sáng của ngọn đèn, chiếu vào cuộc đời tối tăm, giằng giặc của Chí. Thị dường như chính là cây cầu nối, như bàn tay đưa ra cứu vớt cuộc đời anh. Thị Nở lúc này đây dường như cũng đã mở dường cho anh men theo bờ vực thẳm dể trở lại làm người. Ta như thấy được chính tiếng gọi của tình yêu cũng là tiếng gọi của đời lương thiện. Chí mong ngóng Thị Nở và cũng dường như cũng đã thật là khao khát cùng thị xây dựng một gia đình.
Người đọc hẳn sẽ không quên được hình ảnh “bát cháo hành” là thuốc giải độc cho cuộc đời Chí, và hiện thân của tình yêu thương, còn cũng chính là hương vị của tình yêu, tình người và tình đời. Chí lúc này lại như rất ngạc nhiên, rồi cảm động biết bao nhiêu. Dường như cái nỗi bâng khuâng vui buồn lẫn lộn, và nhất là anh thấy ăn năn biết bao “Bởi đầy là lần đầu tiên trong đời, hắn được người ta cho…”. Hắn cảm nhận được sự quan tâm chăm sóc của Thị Nở, đó chính là một trong những sự chăm sóc tuy còn vụng về nhưng rất đỗi yêu thương, nhưng lại quá đỗi chân thành. Lúc này đây thì hương thơm bát cháo hành đã tẩy rửa những ô nhục, đã bóc trần sạch sẽ cái mặt nạ quỷ dữ và đưa Chí như đã có thể trở lại làm người. Bát Cháo hành quả thật như có tác dụng đã đánh thức phần người tốt đẹp còn sót lại trong Chí và con quỷ dữ lúc này đây cũng như đã chấp nhận từ bỏ bóng tối để bước ra và vươn lên trong anh sáng. Chí lúc này đây dường như cũng bỗng khao khát, khao khát mãnh liệt cuộc đời lương thiện. Và đó cũng là chi tiết thể hiện tình cảm chứa chan, và tình nhân đạo của nhà văn Nam Cao như đối với nhân vật của mình.
Và giờ đây tác giả Nam Cao cũng đã chú ý tới nhân vật bà cô Thị Nở, đại diện cho định kiến xã hội tàn ác đã phủ nhận sự tồn tại của Chí và chính bà cô của Thị Nở cũng như quyết liệt ngăn cản hạnh phúc của cô cháu gái. Điều đó đã khiến Chí suy nghĩ rất nhiều, hiểu ra rất nhiều và cõi lòng anh tan nát. Chí Phèo lúc này đây cũng đã cố gắng níu kéo, nhưng tình yêu đã ngoảnh mặt đi, cự tuyệt, từ chối anh. Tất cả đã sụp đổ, Chí Phèo quả thực như đã bị nơi vào tình thế tuyệt vọng, đau đớn, vật vã trong bi kịch tinh thần của một con người sinh ra là người mà không được làm người thật là tủi biết bao nhiêu.
Khi lương thiện đã trở về Chí đã quyết định xách dao đi trả thủ muốn giết bà cô đó nhưng lại xách dao đi đến nhà Bá Kiến để đâm Bá Kiến. Chi tiết này minh chứng cho thấy Chí đã hiểu được đâu mới chính là người đã đẩy mình vào con đường không thể về làm người được nữa. Và chính Bá Kiến là nguồn cội gây ra cho Chí một cuộc sống của con quỷ dữ mất hết nhân tính. Chí đã chết ngay trên vũng máu mà vừa lúc cánh cửa hoàn lương đóng sầm lại. Qủa là một tấn bi kịch đầy ám ảnh cho người đọc.
Qua tác phẩm “Chí Phèo” ta như hiểu được tính nhân văn, cũng như tính hiện thực lúc bấy giờ. Và cũng cho tới tận bây giờ, câu nói “Ai cho tao lương thiện” vẫn ám ảnh người đọc bởi lẽ thống thiết, như cũng thật đầy những bi ai, đầy day dứt và chua xót. Có lẽ nếu ai đã từng đọc “Chí Phèo” dường như cũng sẽ như vẫn suốt đời sẽ không bao giờ quên một nhân vật anh Chí Phèo say khướt vừa đi, vừa chửi cũng như sẽ không thể quên một hình tượng nhân vật làm chấn động cả giới văn học một thời và sức hút của nó đến tận ngày nay vẫn không hề giảm đi.