25/05/2017, 00:28

Phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của Hồ Biểu Chánh.

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của nhà văn Hồ Biểu Chánh văn mẫu 11. Nhắc đến Hồ Biểu Chánh, người ta nghĩ đến một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Ông viết về người nông dân, nông thôn với tất cả những gì chân thực nhất của cuộc sống thời thường, ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của nhà văn Hồ Biểu Chánh văn mẫu 11. Nhắc đến Hồ Biểu Chánh, người ta nghĩ đến một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Ông viết về người nông dân, nông thôn với tất cả những gì chân thực nhất của cuộc sống thời thường, không tô vẽ, không cường điệu mà khắc họa vào trong thơ văn như những gì nó vốn có. Ngôn từ mà Hồ Biểu Chánh sử dụng trong các tác phẩm của mình không phải thứ ngôn ngữ cầu kì, ...

Đề bài: Em hãy phân tích nhân vật cai tuần Bưởi trong Con nhà nghèo của nhà văn Hồ Biểu Chánh văn mẫu 11.

Nhắc đến Hồ Biểu Chánh, người ta nghĩ đến một gương mặt nhà thơ tiêu biểu của văn học Nam Bộ. Ông viết về người nông dân, nông thôn với tất cả những gì chân thực nhất của cuộc sống thời thường, không tô vẽ, không cường điệu mà khắc họa vào trong thơ văn như những gì nó vốn có. Ngôn từ mà Hồ Biểu Chánh sử dụng trong các tác phẩm của mình không phải thứ ngôn ngữ cầu kì, chau chuốt mà nó mộc mạc, dung dị như chính cái vẻ chân chất, thật thà của người nông dân. Ở các lớp dưới ta cũng đã được tìm hiểu một số tác phẩm của Hồ Biểu Chánh như “Cha con nghĩa nặng”, và một tác phẩm tiêu biểu khác của Hồ Biểu Chánh mà ta không thể không kể đến, đó chính là tác phẩm “Con nhà nghèo”, trong đó nhà văn đã khắc họa thành công hình ảnh của cai tuần Bưởi với vẻ lam lũ, chăm chỉ hay lam hay làm của một anh nông dân, một người bị áp bức bóc lột đến khốn cùng cũng là một người anh đầy tình nghĩa, luôn yêu thương, chở che cho em gái của mình.

Trích đoạn “Con nhà nghèo” kể về việc Tư Lựu – em gái của cai tuần Bưởi trở dạ sinh con. Và đứa bé được sinh ra chính là kết quả của một mối tình vụng trộm của Tư Lựu với Hai Nghĩa – con trai của bà cai tổng Hiếu. Nhưng điều đáng nói, Hai Nghĩa là một người tráo trở, hai mặt hắn nhất định không chịu nhận đứa nhỏ của Tư Lựu là con của mình, chối bỏ mọi trách nhiệm. Với tư cách của người anh luôn yêu thương em, cai tuần Bưởi không khỏi xót thương, trăn trở suy nghĩ về tương lai của đứa em gái cũng như đứa cháu bất hạnh, vừa sinh ra đã bị bố chối bỏ của mình. Cùng với đó là bao câu chuyện về sự áp bức của tầng lớp thống trị, mà ở đây đại diện là bà cai tổng Hiếu, sự nhẫn nhục chịu đựng của cai tuần Bưởi , cũng là sự nhẫn nhục của hàng nghìn người nông dân dưới chế độ phong kiến xưa.

Thông qua hàng loạt những tình huống éo le, độc giả có thể thấy được con người và tính cách của cai tuần Bưởi hiện ra rõ nét, sinh động. Trước hết, cai tuần Bưởi là một người nông dân chất phác, lương thiện, anh ta kiếm sống bằng chính sức lao động của mình chỉ mong mang đến một cuộc sống đủ đầy cơm ăn, áo mặc cho vợ con, và cho người em gái của mình là Tư Lựu. Để hoàn thành trách nhiệm trụ cột gia đình của mình, cai tuần Bưởi không ngại khó, không ngại khổ mà siêng năng lao động sản xuất. Trong cuộc nói chuyện với Phùng – một người ở trong gia đình của cai tổng ta có thể thấy rõ được điều này: “ Tao mắc đi nghe, rồi mấy tháng nay tao về tao mắc việc ruộng”. Người đàn ông ấy chưa bao giờ cho phép mình nghỉ ngơi, dù chỉ một phút, vì anh ta ý thức sâu sắc được trách nhiệm nặng nề đang đè nặng lên vai của mình.

Công việc sản xuất, đồng áng: cày bừa, gặt hái, giăng lưới thả câu… bao trùm lên cuộc sống thường ngày của anh. Và trong hình tượng cai tuần Bưởi này, ta cảm nhận có gì đó quen thuộc, như đã từng bắt gặp ở đâu đó rồi. Đó chính là hình bóng của chị Dậu trong “Tắt đèn”, hình ảnh của anh Pha trong “Bước đường cùng”. Họ đều là những người lao động nghèo khổ trong xã hội phong kiến xưa, cuộc sống lam lũ, khó khăn đủ đường, ngày ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, chỉ mong duy trì được cuộc sống đầy khốn khó này. Khó khăn là vậy, nhưng cuộc sống của họ còn bị đẩy đến bước đường cùng khi giai cấp thống trị không ngừng vơ vét, bóc lột đến tàn nhẫn.

Trong trích đoạn này ta có thể thấy rõ được cách thức bóc lột của bà cai tổng Hiếu với cai tuần Bưởi. Để có miếng cơm nuôi sống cả nhà, cai tuần Bưởi phải đi thuê ruộng của bà cai tổng Hiếu, mất tiền nhưng anh ta cũng bị hạch sách, trì chiết đủ điều: “Ừ, phải đấy, mày mà dễ ngươi, tao biểu nó lấy ruộng cho người khác mướn, rồi không còn cơm ăn thì chịu đa”. Với thân phận của người dưới, cai tuần Bưởi chịu đủ thứ đắng cay, lắng nghe những lời tàn nhẫn, cay đắng của bọn thống trị. Nhưng anh đâu có dám phản kháng, vì phản kháng rồi cuộc sống của anh sẽ ra sao, vợ con anh phải dựa vào đâu để sống.

Vì vậy mà trước những đòi hỏi vô lí đến ngang ngược của bà cai tổng Hiếu, anh vẫn phải cúi đầu nhận lỗi dù rằng mình không có lỗi gì:
“Nè, năm nay đong lúa phải rê cho thật sạch chứ đừng làm dơ như năm ngoái nữa đa. Tao nghe nói mợ Hai mày nói, năm ngoái mày đong gạo dơ cảy.
Dạ, thưa bà, con đâu dám làm dơ”.
Ta có thể thấy, hình ảnh của người nông dân trong xã hội xưa, đó là thân phận của những người tôi đòi, vì nghèo khó mà tùy ý người khác chà đạp, đối xử bất công đến vô lí. Họ muốn phản kháng nhưng không dám phản kháng, cuộc sống đầy đáng thương của cai tuần Bưởi còn là số phận chung của hàng ngàn người nông dân trong xã hội phong kiến xưa.

Cai tuần Bưởi hiện lên là một người anh trai đầy trách nhiệm, hết lòng yêu thương người em gái của mình, là Tư Lựu. Khi Tư Lựu trở dạ sắp sinh, cai tuần Bưởi ngồi ngoài nhưng ruột nóng như lửa đốt. Không nóng sao được, bởi đó chính là đứa em gái mà anh ta hết lòng yêu thương, che chở. Biểu hiện sốt sắng ấy vừa biểu hiện tình cảm, sự lo lắng dành cho Tư Lựu, nhưng đồng thời cũng là sự trăn trở, suy nghĩ khôn nguôi của anh ta về cuộc sống, tương lai của Tư Lựu và đứa nhỏ ấy như thế nào. Vì em gái của anh ta chưa lấy chồng mà chửa. Đứa trẻ ấy chính là kết quả của mối tình vụng trộm giữa Tư Lựu và Hai Nghĩa.

Hai Nghĩa liệu có nhận đứa nhỏ ấy là con của mình không, có chấp nhận hai mẹ con Tư Lựu không? Những trăn trở băn khoăn ấy không ngừng xuất hiện trong đầu của cai tuần Bưởi. Ta có thể thấy những suy tư ấy hoàn toàn có cơ sở, vì không ai biết được Hai Nghĩa có thật lòng yêu Tư Lựu hay không, mà điều đáng nói nhất chính là sự khác biệt về giai cấp, giữa Tư Lựu và Hai Nghĩa không môn đăng hộ đối, một bên là một người nông dân nghèo khổ, một bên là công tử con nhà giàu. Suy nghĩ là vậy nhưng cai tuần Bưởi vẫn luôn có những hi vọng tích cực, mong mỏi những điều tốt đẹp nhất của em gái của mình.

Vì vậy mà ngay sau khi nghe tin Tư Lựu đã “mẹ tròn con vuông” thì cai tuần Bưởi như trút được gánh nặng trong lòng và quyết định tự mình sang nhà bà cai tổng Hiếu báo tin cho Hai Nghĩa. Chỉ một câu nói “Để tôi đi” đã thể hiện được phẩm chất đáng quý ở người đàn ông ấy, anh ta muốn tự mình báo tin cho Hai Nghĩa vừa thể hiện được trách nhiệm của một người anh, vừa thể hiện được niềm mong ngóng về cái được gọi là trách nhiệm mà Hai Nghĩa sẽ thực hiện với đứa em dại khờ và đứa cháu đáng thương của mình. Nhưng thật không ngờ, mọi mong ngóng, hi vọng ấy đều tiêu tan khi Hai Nghĩa nhẫn tâm chối bỏ mọi trách nhiệm.

Tâm trạng của cai tuần Bưởi được nhà văn Hồ Biểu Chánh khái quát trong hai từ “chưng hửng” nhưng cũng chỉ hai từ ấy thôi cũng diễn tả sâu sắc tâm trạng rối bời, hụt hẫng đầy tuyệt vọng của anh ta. Dù có căm ghét Hai Nghĩa vì vong ơn bội nghĩa nhưng anh ta cũng không chửi mắng hay gào khóc cho sự bất công của em gái mình mà thẫn thờ ra về. Trên đường đi tâm trạng của anh ta trăm bề ngổn ngang, suy nghĩ rồi chuyển sang đối thoại nội tâm đầy dữ dội, anh thấm thía hơn sự giả dối, tàn nhẫn của giai cấp thống trị, chúng ỷ lại vào quyền lực mà ra sức chà đạp người khác một cách vô nhân tính như vậy.

Thương em, cai tuần Bưởi vừa đi vừa “ứa nước mắt loan trở về” và tự hỏi mình “Nhân nghĩa của kẻ giàu là như thế hay sao”. Rồi anh lại tự lí giải cho mình bằng những minh chứng thực tế đầy nghiệt ngã : “bắt con người ta làm cháy da phỏng trán trót năm, sinh lợi ba phần cho họ lấy hết hai. Họ sai con người ta dãi mưa dầm nắng để con họ ở nhà ăn no ngủ ấm”, còn đối với Hai Nghĩa “ thỏa cái tình dục của họ rồi làm cho con người ta mang nhờ,mang nhục đến trọn đời”. Dù là bà cai tổng Hiếu hay Hai Nghĩa thì chúng đều là thế lực thống trị, chúng không từ thủ đoạn nào để bóc lột, chèn ép người nông dân.

Như vậy, trích đoạn “Con nhà nghèo” thể hiện một cách chân thực cuộc sống nghèo khổ, bị áp bức bóc lột, bế tắc không đường ra của những người nông dân trong xã hội xưa, mà ở đây là cai tuần Bưởi. Cũng qua trích đoạn này, hình ảnh của cai tuần Bưởi hiện lên thật chân thực, cảm động, anh là người nông dân chăm chỉ cần cù, chất phác nhưng cuộc sống của anh bị bủa vây không chỉ vì đói nghèo mà còn vì áp bức, bất công vô lí của giai cấp thống trị. Hồ Biểu Chánh đã rất thành công khi đi xây dựng hình tượng của nhân vật này.

0