03/06/2017, 23:31
Phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Mị trong truyện ngắn Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài (từ khi Mị bị bắt làm con dâu gạt nợ đến khi cùng A Phủ trốn chạy khỏi Hồng Ngài).
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là H’mông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không phải chỉ do nội dung phù ...
Vợ chồng A Phủ là một truyện ngắn xuất sắc của Tô Hoài thể hiện sự trỗi dậy giành lấy sự sống của những con người bị áp bức, bóc lột ở vùng dân tộc Mèo (nay gọi là H’mông) miền Bắc nước ta trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Nhưng tác phẩm gây được ấn tượng sâu sắc không phải chỉ do nội dung phù hợp với xu thế thời đại, mà còn do nghệ thuật miêu tả tâm lí tài tình, chân thật của tác giả. Điều này thể hiện tập trung trong việc miêu tả tâm lí nhân vật Mị.
Mị là nhân vật trung tâm của truyện. Cuộc đời làm dâu trừ nợ đầy cay đắng, tủi nhục của cô cũng như hành động cởi trói cho A Phủ và cùng A Phủ chạy trốn lên khu du kích tạo thành nội dung chủ yếu của truyện. Nhưng đoạn hay nhất của truyện là đoạn miêu tả tâm trạng Mị trong những đêm Tết và cơn thức tỉnh đột ngột vùng lên cứu thoát cho A Phủ. Những đoạn ấy vừa miêu tả được cái không khí tăm tối, phi nhân tính trong nhà thống lí mà ở đó, nhân vật Mị sống như một người chết, một con vật, lại vừa thể hiện được sức sông tiềm tàng không gì dập tắt được, một sức sống đã thức tỉnh ý thức Mị, thúc đẩy cô hành động.
Trước Tô Hoài, hình như chưa có ai miêu tả được cái không khí phi nhân tính khủng khiếp dưới ách thống trị của bọn thống lí đối với đồng bào Tây Bác. Ở đấy, bọn quan lại không coi những người vợ, người làm là người, chúng dửng dưng với mạng sống người khác. Trong hoàn cảnh ấy, ý chí sống của Mị như đã chết. Cảm giác không gian bị thu hẹp, cảm giác thời gian không còn: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cái buồng ấy như cái nhà tù chung thân
Đặc điểm thứ nhất của tâm lí cô Mị là con người phân lập: cô Mị hiện tại và cô Mị quá khứ hòa chung vào nhau. Nhưng nếu như con người hiện tại của Mị đã chết thì con người quá khứ của cô vẫn sống âm ỉ. Mùa xuân đến, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa đã thức tỉnh kí ức... “lòng Mị thì đang sống về ngày trước”. Hai con người ấy đan xen nhau, khi tách ra, khi hòa vào tạo thành một. Con người hiện tại đã chết thì đờ đẫn, mất hết cảm giác về xung quanh. Cô không biết rượu đã tan lúc nào, không biết người về lúc nào, cô cũng không biết là A Sử đã về, coi như không có ai hết. Trái lại, con người của quá khứ thì sống dậy, tha thiết, bồi hồi, tai như nghe tiếng sáo năm nào. Cứ nhớ lại quá khứ thì cô đột nhiên sống lại, nhưng cứ nghe tới hiện tại thì cô muốn chết. Sự đan xen, luân phiên hồi tưởng quá khứ và cảm giác suy nghĩ hiện tại tạo thành dòng ý thức sự sống của Mị. Mị bị A Sử trói đứng vào cột như một đồ vật, mà Mị vẫn như không biết mình đang bị trói. Lòng cô vẫn nghe tiếng sáo đưa cô theo những cuộc chơi. Chỉ khi chân tay đau không cựa được cô mới nhớ đến thực tại và thấy tủi nhục không bằng con ngựa.
Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tô Hoài là miêu tả quá trình chuyển hóa tâm lí. Đây là một việc rất khó . Nếu để nhân vật đổi thay nhanh chóng, giản đơn, bỏ qua quy luật tâm lí thì nhân vật chỉ là con rối chứ không phải người sống. Khắc họa nhân vật Mị hiện tại đã chết là rất hay, nhưng lại rất khó làm cho cô sống lại! Nghệ thuật là sự khắc phục khó khăn. Nhà văn đã miêu tả một quá trình tiên tiến và đột biến. Thoạt đầu là Mị bị trói đứng suốt đêm và rùng mình nghĩ tới một người vợ đã bị trói đứng, bị bỏ quên ba ngày và đã chết. Sau đó tâm hồn Mị trở lại vô cảm, lầm lũi như trước. Lần này A Phủ lại bị trói đứng. Tác giả tiếp đến, tả thói quen sưởi lửa buổi khuya của Mị, để Mị có thể nhìn thấy A Phủ. Rồi quá trình từ thói quen chỉ biết sống với lửa, không biết ai hết, Mị đã chú ý tới A Phủ. Mị thấy A Phủ mắt trừng trừng thì thản nhiên. Chỉ khi thấy nước mắt A Phủ thì Mị mới xúc động vì thương mình, thấy giống mình và thương người. Từ chỗ sợ đến không sợ, rồi liều cắt dây trói cho A Phủ. Từ chỗ đứng lặng trong bóng tối đến lúc Mị cũng vụt chạy ra.. Biết bao diễn biến tinh tế trong tâm hồn cô Mị! Từ thương mình đến thương người, rồi từ cứu người đến cứu mình, một quá trình diễn biến tự nhiên, sinh động.
Tóm lại, sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn. Thành công trong miêu tả tâm lí của Tô Hoài không là ngẫu nhiên. Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng. Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ông có thể phát hiiện ra sự sống và quy luật của nghệ thuật.
Trước Tô Hoài, hình như chưa có ai miêu tả được cái không khí phi nhân tính khủng khiếp dưới ách thống trị của bọn thống lí đối với đồng bào Tây Bác. Ở đấy, bọn quan lại không coi những người vợ, người làm là người, chúng dửng dưng với mạng sống người khác. Trong hoàn cảnh ấy, ý chí sống của Mị như đã chết. Cảm giác không gian bị thu hẹp, cảm giác thời gian không còn: “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa. Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng, không biết là sương hay là nắng. Cái buồng ấy như cái nhà tù chung thân
Đặc điểm thứ nhất của tâm lí cô Mị là con người phân lập: cô Mị hiện tại và cô Mị quá khứ hòa chung vào nhau. Nhưng nếu như con người hiện tại của Mị đã chết thì con người quá khứ của cô vẫn sống âm ỉ. Mùa xuân đến, tiếng sáo, tiếng chó sủa xa xa đã thức tỉnh kí ức... “lòng Mị thì đang sống về ngày trước”. Hai con người ấy đan xen nhau, khi tách ra, khi hòa vào tạo thành một. Con người hiện tại đã chết thì đờ đẫn, mất hết cảm giác về xung quanh. Cô không biết rượu đã tan lúc nào, không biết người về lúc nào, cô cũng không biết là A Sử đã về, coi như không có ai hết. Trái lại, con người của quá khứ thì sống dậy, tha thiết, bồi hồi, tai như nghe tiếng sáo năm nào. Cứ nhớ lại quá khứ thì cô đột nhiên sống lại, nhưng cứ nghe tới hiện tại thì cô muốn chết. Sự đan xen, luân phiên hồi tưởng quá khứ và cảm giác suy nghĩ hiện tại tạo thành dòng ý thức sự sống của Mị. Mị bị A Sử trói đứng vào cột như một đồ vật, mà Mị vẫn như không biết mình đang bị trói. Lòng cô vẫn nghe tiếng sáo đưa cô theo những cuộc chơi. Chỉ khi chân tay đau không cựa được cô mới nhớ đến thực tại và thấy tủi nhục không bằng con ngựa.
Đặc điểm thứ hai trong nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tô Hoài là miêu tả quá trình chuyển hóa tâm lí. Đây là một việc rất khó . Nếu để nhân vật đổi thay nhanh chóng, giản đơn, bỏ qua quy luật tâm lí thì nhân vật chỉ là con rối chứ không phải người sống. Khắc họa nhân vật Mị hiện tại đã chết là rất hay, nhưng lại rất khó làm cho cô sống lại! Nghệ thuật là sự khắc phục khó khăn. Nhà văn đã miêu tả một quá trình tiên tiến và đột biến. Thoạt đầu là Mị bị trói đứng suốt đêm và rùng mình nghĩ tới một người vợ đã bị trói đứng, bị bỏ quên ba ngày và đã chết. Sau đó tâm hồn Mị trở lại vô cảm, lầm lũi như trước. Lần này A Phủ lại bị trói đứng. Tác giả tiếp đến, tả thói quen sưởi lửa buổi khuya của Mị, để Mị có thể nhìn thấy A Phủ. Rồi quá trình từ thói quen chỉ biết sống với lửa, không biết ai hết, Mị đã chú ý tới A Phủ. Mị thấy A Phủ mắt trừng trừng thì thản nhiên. Chỉ khi thấy nước mắt A Phủ thì Mị mới xúc động vì thương mình, thấy giống mình và thương người. Từ chỗ sợ đến không sợ, rồi liều cắt dây trói cho A Phủ. Từ chỗ đứng lặng trong bóng tối đến lúc Mị cũng vụt chạy ra.. Biết bao diễn biến tinh tế trong tâm hồn cô Mị! Từ thương mình đến thương người, rồi từ cứu người đến cứu mình, một quá trình diễn biến tự nhiên, sinh động.
Tóm lại, sự miêu tả tâm lí đã làm cho nhân vật Mị có da có thịt, có hồn. Thành công trong miêu tả tâm lí của Tô Hoài không là ngẫu nhiên. Nghệ thuật là sự tái hiện cuộc đời qua cái riêng. Khi nhà văn thực sự sống với cuộc đời cá thể, cụ thể của nhân vật thì ông có thể phát hiiện ra sự sống và quy luật của nghệ thuật.