25/05/2017, 00:36

Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán”

Phan tich hinh tuong nhan vat Thuy Kieu – Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là áng thơ văn lớn, có giá bị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trung đại, truyện xoay quanh cuộc đời và ...

Phan tich hinh tuong nhan vat Thuy Kieu – Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du. Truyện Kiều là áng thơ văn lớn, có giá bị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trung đại, truyện xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Thúy Kiều, một con người tài sắc xuất chúng song lại có một cuộc đời đầy khổ đau bất hạnh. Suốt mười lăm năm dài đằng đẵng với bao song gió, thăng trầm, đã ...

Phan tich hinh tuong nhan vat Thuy Kieu – Đề bài: Phân tích hình tượng nhân vật Thúy Kiều qua đoạn trích “Thúy Kiều báo ân báo oán” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du.

Truyện Kiều là áng thơ văn lớn, có giá bị bậc nhất của nền văn học Việt Nam trung đại, truyện xoay quanh cuộc đời và số phận của nhân vật Thúy Kiều, một con người tài sắc xuất chúng song lại có một cuộc đời đầy khổ đau bất hạnh. Suốt mười lăm năm dài đằng đẵng với bao song gió, thăng trầm, đã từng hai lần ra vào thanh lâu “thanh lâu hai lượt thanh y hai lần”,  cũng nhiều lần nàng đã cố tự vẫn để chấm dứt cuộc đời đau khổ của mình nhưng bất thành.

Đọc truyện Kiều người đọc sẽ thấy xót xa, đồng cảm với những khổ đau mà người con gái tài hao mà bạc mệnh ấy phải hứng chịu. Những tưởng cuộc đời khổ đau triền miên cứ thế vây hãm lấy cuộc đời nàng, tuy nhiên, trong những khoảng thời gian nhất định, Thúy Kiều cũng đã đòi được công bằng cho mình, có cơ hội được báo ân, báo oán. Sau khi trải qua bao nhiêu biến cố, đau khổ, cuối cùng Thúy Kiều cũng gặp được Từ Hải- người anh hùng “đầu đội trời, chân đạp đất”. Ta cũng có thể thấy đây là khoảng thời gian tươi sáng nhất trong cuộc đời Thúy Kiều kể từ khi sa vào cuộc đời lưu lạc.

Gặp được Từ Hải, Thúy Kiều đã hoàn toàn được thay đổi thân phận, vị trí của mình, từ một người kĩ nữ chốn lầu xanh đã bị người đời chà đạp,đối xử bất công giờ đã trở thành “phu nhân” của một vị chủ tướng tài năng, xuất chúng.

Cũng nhờ Từ Hải mà Thúy Kiều có cơ hội báo ân, báo oán những con người đã đi qua cuộc đời của nàng.

Trước hết, khi đã có được danh vị, khi đã đứng ở một vị trí hơn người thì Thúy Kiều vẫn nhớ đến công ơn của những người đã từng giúp đỡ mình trong quãng đời lưu lạc và mong muốn được báo đáp phần nào công ơn ấy:

“Nàng rằng: “ nghĩa nặng nghìn non”
Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai, há dám phụ lòng cố nhân”

Trước hết, Thúy Kiều nhớ đến ân tình của Thúc Sinh đối với mình. Cuộc sống đầy trốn thanh lâu đã mang đến cho Thúy Kiều bao nhiêu khổ đau, bao nhiêu tủi hờn, bị người đời chà đạp cả về thể xác cũng như tâm hồn.

phan tich hinh tuong nhan vat thuy kieu

Trong hoàn cảnh ấy,Thúc Sinh đã cứu Kiều ra khỏi lầu xanh, mang lại cho cuộc đời Kiều le lói tia hi vọng. Chính ân tình ấy cũng được Kiều khẳng định là “ nghĩa nặng nghìn non”.

Cuộc sống ở bên Thúc Sinh không hề là bằng phẳng, thuận lợi mà đầy trái ngang, cay đắng. Nhưng Kiều vẫn nhớ tình xưa “Lâm Tri người cũ, chàng còn nhớ không?”, tuy nàng và Thúc Sinh có duyên mà không có phận nhưng một ngày mang nghĩa vợ chồng thì nàng cũng ghi nhớ, tạc sâu trong lòng. Lời nói của Kiều với Thúc Sinh cũng đầy tha thiết, ân tình.

Sử dụng điển tích “ Sâm Thương” để nói một cách trang trọng về Thúc Sinh, Thúy Kiều đã thể hiện mình là con người đầy nhân nghĩa, đặc biệt là nó không xuất phát từ sự sòng phẳng “nợ- trả” mà nó xuất phát từ chính tấm lòng đầy yêu thương, chân thành của Kiều “Tại ai ai dám phụ lòng cố nhân”. Tấm lòng của nàng thật đáng quý làm sao.

“Gấm trăm cuốn bạc nghìn cân
Tạ lòng để xứng báo ân gọi là”

Lễ vật mà Thúy Kiều dùng để báo đáp Thúc Sinh cũng thật “ hậu” nhằm để báo đáp ơn nghĩa của “cố nhân”.

Thúy Kiều là người ân oán rạch ròi, những người từng có ơn với nàng thì nhất định nàng sẽ báo đáp, còn những kẻ gieo rắc đau khổ vào cuộc đời nàng thì nàng cũng sẽ trả cho bằng hết.

Giọng nói chân thành, da diết khi nhắc đến nghĩa xưa tình cũ đã chuyển sang sự mạnh mẽ, khảng khái khi nói về Hoạn Thư- vợ của Thúc Sinh:

“Thoắt trông nàng đã chào thưa
Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”

Câu thơ đầu của Thúy Kiều có vẻ trịnh trượng, hình thức khi dùng từ “chào thưa”, nhưng chỉ cần đọc đến câu thơ thứ hai ta sẽ thấy sắc thái của câu thơ khác hẳn “ Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây”.

Thì ra lời chào hỏi của Thúy Kiều cũng mang những hàm ý sâu sa. Gọi Hoạn Thư là “tiểu thư”  như để chế giễu, vừa mang chút gì đấy hả hê với tình cảnh lúc này của Hoạn Thư: xuất hiện với tư cách của một kẻ chờ bị định tội chứ không phải phong thái sang trọng,đài các của một phu nhân danh giá như xưa.

“Đàn bà dễ có mấy tay
Đời xưa mấy mặt, đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”

Giọng điệu của Thúy Kiều đã rất đanh thép,quyết liệt khi kết tội Hoạn Thư- người đã gây cho mình bao nhiêu đau khổ, ê chề. Nàng không chỉ định tội mà còn rõ ràng khẳng định sự trừng phạt của mình sẽ dành cho Hoạn Thư: “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”.

Tuy nhiên, đối với sự khôn ngoan, sắc sảo của Hoạn Thư khi biện minh cho mình là “chút phận đàn bà” .Nhận tội ghen tuông nhưng lại lí giải nó là chuyện thường tình. Hoạn Thư cũng kể nể công lao khi xưa cho Kiều ra Quan âm các chép kinh, rồi khi Kiều bỏ trốn cũng không cho người truy đuổi.Là một con người thông minh nhưng cũng rất thấu tình đạt lí, Thúy Kiều tuy rất hận đối với những hành động của Hoạn Thư đối với mình nhưng cũng nhận thấy sự hợp lí trong những lí lẽ của Hoạn Thư.

Với tấm lòng nhân hậu, sự vị tha, tình nghĩa của mình,Thúy Kiều đã tha cho Hoạn Thư tội chết mà chỉ phạt đánh để cảnh cáo.Hành động này của Thúy Kiều lại làm cho vẻ đẹp nhân cách của nàng trở nên bừng sáng. Tuy yêu, ghét phân minh nhưng cũng là con người biết những lí lẽ ở đời, nàng sẵn sang tha thứ cho người đã đẩy cuộc đời nàng chìm sâu vào “vũng bùn tối tăm” của số phận.

Cuộc đời “bể dâu” biết bao sóng gió, những con người đi qua cuộc đời Thúy Kiều, ơn có, hận có. Khi đã có được “tiếng nói”, khi đã đứng trên vị trí quan tòa để định tội, định ơn thì Thúy Kiều rất rõ ràng, phân minh khi báo ơn, trả oán. Tuy vậy, ngay trong buổi xử phạt thì nhân cách,phẩm chất cao cả, vị tha của nàng vẫn làm cho người đọc khâm phục, ngưỡng mộ.

0