Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán văn lớp 9
Phan tich doan trich Thuy Kieu bao an bao oan – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong “màn đêm tăm tối” của số ...
Phan tich doan trich Thuy Kieu bao an bao oan – Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du. Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong “màn đêm tăm tối” của số phận, không có ngày thoát ra được. Nhưng từ khi gặp được Từ Hải,Thúy Kiều không chỉ được sống cuộc sống của một người bình thường, có danh phận mà còn được Từ Hải giúp đỡ để báo đền ...
– Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn Phân tích đoạn trích Thúy Kiều báo ân báo oán trong Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du.
Trải qua biết bao đau đớn, bất hạnh những tưởng cuộc đời Thúy Kiều mãi chìm trong “màn đêm tăm tối” của số phận, không có ngày thoát ra được. Nhưng từ khi gặp được Từ Hải,Thúy Kiều không chỉ được sống cuộc sống của một người bình thường, có danh phận mà còn được Từ Hải giúp đỡ để báo đền mọi ân oán. Đoạn trích “ Thúy Kiều báo ân báo oán” thể hiện rõ nét của phiên tòa xử phạt ấy.
Cuộc sống nổi trôi thăng trầm,bao nỗi bất hạnh đi qua cuộc đời nhưng những ai đã từng cơ ơn,những ai gieo rắc đau khổ cho mình thì Thúy Kiều đều ghi tạc rất rõ trong lòng.
Nay được Từ Hải cho cơ hội báo ân, báo oán,Thúy Kiều không chỉ cho gọi đến những người có ân để tiện bề đền đáp, mà còn đưa những người đã từng chà đạp, coi thường nàng đến để định tội,trừng phạt. Đoạn trích “Kiều báo ân báo án” như một phiên tòa xét xử,trong đó, người “thẩm phán” chính là Thúy Kiều.
Trước hết, Thúy Kiều tiến hành báo đáp những người có ơn với mình trước:
“Nàng rằng: Nghĩa trọng nghìn non
Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?
Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng
Tại ai,ai há phụ lòng cố nhân”
Người đầu tiên mà Thúy Kiều muốn báo đáp là Thúc Sinh. Với Thúc Sinh, tình nghĩa “nặng trọng như núi”. Người đã cứu Kiều ra khỏi thanh lâu, người đã rất mực yêu thương, đối xử với Thúy Kiều như một người vợ đích thực.“Lâm Tri chàng còn nhớ không?”Lời Thúy Kiều dành cho Thúc Sinh mới chân thành, tha thiết làm sao. Dùng điển tích “Sâm Thương” để nói về sự biết ơn đối với Thúc Sinh đã thể hiện được tấm lòng chân thành ấy đối với “cố nhân”.
Tuy là đối tượng được báo đáp nhưng Thúc Sinh lại tỏ ra rất sợ hãi, lo lắng:
“Mặt như chàm đổ, mình giường giẽ run”
Các từ ngữ như “chàm đỏ”, “run” vừa thể hiện được được cái xám ngắt của sắc mặt, vừa thể hiện được cái run rẩy của đôi chân Thúc Sinh.Khi nghe Thúy Kiều kết tội Hoạn Thư thì trên mặt Thúc Sinh đã “ướt đầm mồ hôi”.Dù chỉ được phác họa bằng vài nét tả xong Nguyễn Du cũng đã khác họa thành công tính cách,con người của Thúc Sinh: hèn nhát, nhu nhược, thiếu bản lĩnh.
Với người có ơn với mình Thúy Kiều hết lòng báo đáp, còn đối với những người mắc oán với mình thì Thúy Kiều cũng phân tính rạch ròi. Điển hình của màn báo oán này là đối với nhân vật Hoạn Thư.Đối với Hoạn Thư,ngay từ lúc nhìn thấy,Thúy Kiều đã lớn tiếng kết tội:
“Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư”
Tiếng kết tội này không chỉ rõ ràng,đanh thép mà còn thể hiện được sự phẫn nộ của Thúy Kiều đối với Hoạn Thư.Không chỉ vậy, khi đối thoại với Hoạn Thư, Thúy Kiều cũng nói bằng giọng điệu đầy châm chọc:
“Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây
Đàn bà dễ có mấy tây
Đời xưa mấy mặt,đời này mấy gan
Dễ dàng là thói hồng nhan
Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều”
“Tiểu thư” là cách nói đầy trào phúng của Thúy Kiều dành cho Hoạn Thư nhằm chế giễu con người sang trọng, quyền quý như Hoạn Thư mà cũng có ngày hôm nay. Với Thúc Sinh lời nói chân thành da diết bao nhiêu thì với Hoạn Thư giọng nói đanh thép,phẫn nộ bấy nhiêu.Cuối cùng là sự kết án rõ ràng “Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều” như định sẵn một bản án dành cho Hoạn Thư.
Tuy nhiên, Hoạn Thư cũng là con người đầy khôn ngoan, lọc lõi sự đời.Khi bị áp giải đến “phiên tòa” thì cũng sợ hãi đến “hồn bay phách lạc” nhưng sự từng trải cùng bản lĩnh hơn người đã khiến nàng ta bình tâm và đưa ra những lí lẽ đầy sức thuyết phục:
“Rằng: Tôi chút phận đàn bà
Ghen tuông thì cũng người ta thường tình
Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo
Lòng riêng riêng những kính yêu
Chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai”
Trước hết, lí lẽ là Hoạn Thư đưa ra đó là mình “chút phận đàn bà” nên ghen tuông, cay nghiệt với vợ bé của chồng cũng là “người ta thường tình”.
Nếu sự biện minh này bước đầu chạm vào tấm lòng vị tha của Thúy Kiều thì câu thơ sau lại khiến Kiều có cảm giác mình mang ơn Hoạn Thư:
“Nghĩ cho khi gác viết kinh
Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo”
Hoạn Thư đã kể nể sự “nhân ái” của mình đã từng dành cho Thúy Kiều, đó là lần cho Thúy Kiều ra Quan Âm Các viết kinh và khi Thúy Kiều bỏ trốn cũng không sai người truy cứu “dứt tình chẳng theo”. Hoạn Thư kể ra nỗi khổ khi sống cảnh chung chồng “Chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Điều này đã “quy đồng” cảnh ngộ của cả mình và Thúy Kiều, đó là cảnh chung chồng, từ đó gợi ra được sự cảm thông của Kiều.Có thể nói Hoạn Thư là con người thông minh, lí lẽ sắc bén, biết cách đánh vào tâm lí người đối diện. Chẳng thế mà Thúy Kiều cũng có lời khen:
“Khôn ngoan đến mực nói năng phải lời”
Như vậy, thông qua đoạn trích này,người đọc không chỉ được chứng kiến cảnh phân xử đầy li kì, hấp dẫn của Thúy Kiều mà thông qua ngòi bút đầy tinh tế, tài năng của Nguyễn Du ta còn có thể hình dung về nhân vật một cách sắc nét, chân thực. Đây quả là một bức kí họa chân dung xuất sắc của một bậc kì tài