12/02/2018, 15:24

Phân tích hình ảnh người nông dân trong “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” của Nguyễn Đình Chiểu

Đề bài: Phân tích hình ảnh người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu Bài làm Trong nền văn học thế kỷ thứ XIX thì nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một người tiêu biểu và gây được nhiều tiếng vang lớn bởi những bài thơ của ông đều mang ý nghĩa ...

Đề bài: Phân tích hình ảnh người nông dân trong "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của Nguyễn Đình Chiểu

Bài làm

Trong nền văn học thế kỷ thứ XIX thì nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu là một người tiêu biểu và gây được nhiều tiếng vang lớn bởi những bài thơ của ông đều mang ý nghĩa yêu nước, thương dân gắn liền với những sự kiện của dân tộc.

Bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giộc" thể hiện hình ảnh người nông dân mới vô cùng hào hùng, anh dũng, bi tráng như những tượng đài sừng sững qua thời gian. Họ đã không quản ngại thân mình hy sinh xương máu để bảo vệ nền độc lập của quê hương, tổ quốc.

Chính những người nông dân ấy, họ sinh ra không phải để làm Tháng Gióng, Lê Lợi, Quang Trung… Nhưng trong bối cảnh nước nhà bị lâm nguy thì tất cả đều hóa anh hùng.

Những người nông dân nghèo khổ ấy quanh năm chỉ biết khoắc lên mình chiêc áo nâu của đất, giản dị, mộc mạc gần gũi nhưng khi đất nước lâm nguy họ đã đứng trong khung cảnh bão táp trở thành những người hùng dân tộc.

Hỡi ôi! Súng giặc đất rền, lòng dân trời tỏ

Những người nông dân quanh năm chỉ biết cày cuốc, vun trồng, cuộc sống nghèo khó nhưng bình yên lắm thay. Họ không hề quen tiếng súng đạn. Mỗi ngày trôi qua họ đều làm công việc đồng áng của mình, bán mặt cho trời bán lưng cho đất để kiếm kế sinh nhai.

Sự nghèo khó lạc hậu khiến cho mỗi người dân chỉ biết cui cút làm ăn. Bằng một câu vô cùng ngắn gọn nhưng tác giả Nguyễn Đình Chiểu đã khắc họa thành công cuộc sống của người nông dân Việt Nam thời xưa, khi quanh năm suốt ngày suốt tháng chỉ biết cắm mặt vào làm lụng lo cái ăn cái mặc. Sự chân chất thật thà của họ thể hiện qua hai từ "Cui cút"

Phân tích hình ảnh người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

Ai cũng nghĩ cuộc đời của họ mãi như vậy, từ đời này sang đời khác người nông dân thì vẫn mãi là người nông dân cho tới một ngày quân giặc xâm lăng đất nước ta . Chúng chà đạp lên cuộc sống vốn đã nghèo khổ của người dân, giày xéo những mảnh đất quê hương thân thuộc.

Khiến cho những người dân hiền lành, chất phác quanh năm lam lũ phải sống trong thấp thỏm lo âu, vì sự chết chóc tàn phá của lũ giặc trên quê hương của mình.

Chính bọn giặc xâm lăng cướp nước kia đã lấy đi những gì gắn bó máu thịt với họ, chúng phá tan ước mơ bình dị, giấc mơ yên bình của những người dân lam lũ nơi thôn quê. Nỗi uất hận, nghẹn ngào ấy đã biến những người nông dân bình thường giản dị thành những chàng Thánh Gióng anh hùng.

Một khi tổ quốc chịu cảnh thê lương lầm than thì mỗi người dân đều là một chiến sĩ, họ cần phải chung vai góp sức cho đất nước bảo vệ quê hương tổ quốc của mình. Đó là trách nhiệm không phải của riêng ai.

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan.
Ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ
Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắng đuổi hươu
Hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó”

Chính tình yêu quê hương đất nước đã khiến trái tim họ trở nên anh hùng, đẹp đẽ lấp lánh biến họ từ những người nông dân nghèo khổ lam lũ trở thành những anh hùng cháu con của dòng máu lạc hồng.

Khát khao được ra chiến trường giết giặc được chiến đấu với kẻ thù bảo vệ mảnh đất quê hương chính là mong muốn ước mơ vô cùng mạnh mẽ thôi thúc họ khiến họ lên đường, dù trên người không có áo giáp chỉ có manh áo vá, hay không có giày đinh xông trận mà chỉ chân đất dép lê.

Những người chiến sĩ Cần Giuộc dù chỉ là những người nông dân nhưng khi ra chiến trường họ đã làm mọi người phải vô cùng kinh ngạc, bởi sự anh dũng mưu trí, quả cảm của mình.

Cuộc chiến có thể mãi mãi lấy đi tính mạng sự sống của những người nông dân nghèo khổ này những tinh thần xả thân vì quê hương đất nước của họ không gì có thể sánh được. Dù những người chiến sĩ này có sự chênh lệch trong tương quan với lực lượng với giặc. Nhưng ý chí của họ thì không ai có thể sánh bằng.

Hình tượng người chiến sĩ nông dân áo vải khắc khổ trên những cánh đồng y ám khói bom đạn của chiến tranh. Những âm thanh làm vang động, náo loạn cả một mùa hè. Nhưng con người chiến sĩ áo vải đó đã trở thành một biểu tượng anh hùng của đất nước chúng ta. Một thời kỳ đáng nhớ trong lịch sử phát triển của dân tộc.

Trong tư thế chiến đấu kiên cường, anh dũng đó hình ảnh người chiến sĩ Cần Giuộc sáng lên những tia sáng lấp lánh, bởi họ gánh trên vai mình vận mệnh của dân tộc, của non sông đất nước bởi trái tim họ ấm áp tình yêu với quê hương con người quê mình.

Dù có thể họ phải hy sinh thân thể, nhưng sống phải chịu kiếp lầm than nô lệ, là tay sai cho giặc thì thà một lần chiến đấu hết mình đem vinh quang cho cho tổ quốc còn hơn là sống nhục nhã ê chề.

“Ôi thôi thôi!” thể hiện một tiếng kêu, ai oán, một tiếng khóc thê lương của tác giả Nguyễn Đình Chiểu với những người con áo vải của dân tộc những người chiến sĩ Cần Giuộc mãi mãi nằm lại nơi chiến trường nhưng tinh thần thà chết vinh còn hơn sống nhục của họ thì còn sáng mãi.

Tác giả Nguyễn Đình Chiểu bằng tấm lòng thương cảm thể hiện tinh thần nhân văn của mình đa viết lên một bài thơ ca ngợi tinh thần yêu nước của những người chiến sĩ Cần Giuộc những người nông dân áo vải kiên cường dũng cảm.

Thảo Nguyên

 

0