24/05/2017, 14:05

Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam

Phan tich hinh anh hai chi em Lien trong truyen ngan Hai dua tre cua Thach Lam – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hai đứa trẻ được in trong tập nắng trong vườn (1938) của nhà văn Thạch Lam, truyện đã có từ rất lâu thế ...

Phan tich hinh anh hai chi em Lien trong truyen ngan Hai dua tre cua Thach Lam – Đề bài: Em hãy viết bài văn Phân tích hình ảnh hai chị em Liên trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam. Hai đứa trẻ được in trong tập nắng trong vườn (1938) của nhà văn Thạch Lam, truyện đã có từ rất lâu thế nhưng đến hôm nay thì người đọc vẫn thấy được sự hấp dẫn của nó. Có thể nói một phần là do phong cách văn chương của Thạch Lam làm nên và một phần nữa là do nhà văn đã xây ...

– Đề bài: Em hãy viết bài văn .

Hai đứa trẻ được in trong tập nắng trong vườn (1938) của nhà văn Thạch Lam, truyện đã có từ rất lâu thế nhưng đến hôm nay thì người đọc vẫn thấy được sự hấp dẫn của nó. Có thể nói một phần là do phong cách văn chương của Thạch Lam làm nên và một phần nữa là do nhà văn đã xây dựng thành công hình ảnh hai chị em Liên với những tâm trạng những tính cách và suy nghĩ của những đứa trẻ tưởng chừng ngây ngô nhưng lại rất sâu sắc.

Trước hết là giờ khắc ngày tàn trên không gian nơi phố huyện, hình ảnh của hai chị em Liên An hiện lên với những nét ngây thơ nhưng cũng sâu sắc, suy tư. Sự vô tư thì là của An, cậu em út nhất, vì nó còn rất bé vì thế cho nên nó chưa hiểu được những gì đang diễn ra là buồn. Nó chỉ nghe theo lời mẹ dặn và nghe theo sự hướng dẫn của chị mà thôi. Chẳng qua nó ra cùng chị cũng chỉ để là ngắm tàu mà thôi. Trong cái suy nghĩ của nó những hình ảnh của giờ khắc ngày tàn thật sự không có gì ấn tượng. Còn Liên thì khác khi ngày tàn với những dấu hiệu âm thanh ấy đã khiến cho Liên cảm thấy lòng mình buồn man mác, một nỗi buồn không hiểu tại sao lại buồn. Liên cảm nhận được cái buồn trong chính những màu sắc của ngày tàn khi thấy những áng mây màu hồng, những hình cây tre cắt rõ rệt trên nền trời. Âm thanh rời rạc của tiếng trống thu không và những tiếng ếch nhái văng vẳng, tiếng muỗi vo ve cũng tác động rất lớn đến nhân vật Liên. Tất cả những tính từ để chỉ cho những âm thanh ấy đêu gợi lên những sự rơi rụng. Phải chăng một bức họa đồng quê đẹp thật đấy nhưng cũng thật đượm buồn.

phan tich hinh anh hai chi em lien

Thế rồi khi phiên chợ ngày cũng tan nốt, những người đi làm thì nói chuyện với nhau mấy câu thì cũng về. Tàn dư của phiên chợ ấy chính là những rác rưởi của ban ngày để lại. có thể nói rằng chính những hình ảnh ấy đã mang đến cho những nhân vật của chúng ta những sut nghĩ mà cụ thể ở đây là Liên chứ còn An thì còn quá nhỏ để thấm thía những nỗi buồn lớn ấy. Những đứa trẻ lom khom đi nhặt nhạnh những thanh nứa thanh tre đã tác động đến tình thương người của cô gái nhỏ thế nhưng cô lại không thể giúp được gì bởi vì bản thân cô cũng không hơn gì chúng. Khi nhìn thấy những đứa trẻ bên đường vui chơi với nhau cả Liên và An đều muốn san chơi nhưng hai chị em lại không thể vì còn phải trông gian hàng ấy. Có thể nói cả hai chị em vẫn còn là một đứa trẻ nên vẫn ham vui, vẫn muốn được chơi thế nhưng cuộc sống nghèo khổ đã ném hai chị em vào cuộc sống mưu sinh quá sớm khiến cho nhân vật Liên đã biết suy tư.

Đêm đến trên phố huyện những hình ảnh thiên nhiên với những con người nơi đây hiện lên thật sự rất buồn. Chính vì thế mà hai đứa trẻ cũng có những tâm trạng nhất định.

Hai chị em ngồi trên võng mà ngắm phố huyện trước  hết là cảnh thiên nhiên, Liên gọi em ra trõng ngồi cho đỡ muỗi. Hai chị em ngồi bên nhau ngắm những ngọn đèn leo lét, những hột sáng, khe sáng. Cả hai như đang tìm kiếm những nguồn sáng để thắp sáng phố huyện trong chính tâm hồn mình. Thế rồi tìm đến cả những ánh sáng của hàng ngàn ngôi sao trên bầu trời thế nhưng lại không thể xua đi được bóng tối. hai chi em thu vào mắt mình cái mịt mờ hun hút thăm thẳm của ban đêm. Con đường từ nhà ra ngõ rồi đến cửa sông tất cả đều tối hết cả.

Và trong cái đêm mùa hạ “êm như nhung và thoảng qua gió mát” ấy hình ảnh những con người xuất hiện qua cái nhìn của chị em Liên mà chủ yếu là Liên. An đã khá buồn ngủ Liên dặn em nằm lên đùi mình ngủ khi nào tàu đến thì sẽ gọi dạy. . Nào là chị Tý, gia đình bác Sẩm, bác Siêu và bà cụ Thi điên. Tất cả những con người ấy khiến cho chúng ta như thấy được những cuộc sống của con người trong phố huyện. Họ đại diện cho những con người nơi đây. Họ có thể đổi nghề cho nhau chứ không thể đổi phận cho nhau được. Thế nhưng tất cả những con người ấy vẫn cứ lầm lũi trong bóng tối để mong một điều gì đó tươi sáng hơn đến với cuộc sống của họ.

Thế rồi khi tàu sắp đến Liên gọi An dậy để đón tàu không giống như những con người nơi đây hai chị em muốn nhìn thấy đoàn tàu bởi vì chuyến tàu ấy từ Hà Nội xuống nó mang lại ánh sáng mang lại cả những kỉ niệm một thời tuổi thơ trên ấy. Đó là lúc cha của hai chị em còn làm ăn được. Tối đến hai chị em được đi chơi bờ hồ ăn những cây kem xanh đỏ. Thật sự có thể nói trong chính cuộc sống nghèo khổ ấy thì chính những đứa trẻ ấy cũng đã biết tìm đến những khát khao được như tuổi thơ nói cách khác thì là ước mong có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Hai đứa trẻ đến nay vẫn còn hiện lên rất đẹp trong tâm trí của người đọc. Mỗi chúng ta khi đọc tác phẩm này đều không thể nào quên được nhưng suy nghĩ những hình ảnh của hai chị em. Có thể nói nhà văn Thạch Lam đã xây dựng thành công hai nhân vật đáng yêu đáng quý này.

0