25/05/2017, 00:57

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Văn mẫu lớp 9

Đánh giá bài viết Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. Ở truyền thuyết Chú cuội cung trăng hay Hằng Nga trộm thuốc ...

Đánh giá bài viết Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. Ở truyền thuyết Chú cuội cung trăng hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, ...

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 1 của một bạn học sinh giỏi Văn tỉnh Thái Nguyên

Không biết tự bao giờ ánh trăng đã đi vào văn học như một huyền thoại đẹp. Ở truyền thuyết Chú cuội cung trăng hay Hằng Nga trộm thuốc trường sinh là những mảng đời sống tinh thần bình dị đậm đà màu sắc dân tộc của nhân dân ta. Hơn thế nữa, trăng đã đi vào cuộc chiến đấu, trăng bảo vệ xóm làng, trăng được Chính Hữu kết tinh thành hình ảnh đầu súng trăng treo rất đẹp trong bài thơ Đồng chí của mình.

Sau hơn mười năm làm thơ, Chính Hữu cho ra mắt tập Đầu súng trăng treo. Thế mới biết tác giả đắc ý như thế nào về hình ảnh thật đẹp, thơ mộng, rất thực nhưng không thiếu nét lãng mạn đó.

Đầu súng trăng treo – đó là một hình ảnh tả thực một bức tranh tả thực và sinh động. Giữa núi rừng heo hút rừng hoang sương muối giữa đêm thanh vắng tĩnh mịch bỗng xuất hiện một ánh trăng treo lơ lửng giữa bầu trời. Và hình ảnh này cũng thật lạ làm sao, súng và trăng vốn tương phản với nhau, xa cách nhau vời vợi bỗng hòa quyện vào nhau thành một hình tượng gắn liền. Nhà thơ không phải tả mà chỉ gợi, chỉ đưa hình ảnh nhưng ta liên tưởng nhiều điều. Đêm thanh vắng người lính bên nhau chờ giặc tới, trăng chếch bóng soi sáng rừng hoang bao la rộng lớn, soi sáng tình cảm họ, soi sáng tâm hồn họ… Giờ đây, người chiến sĩ như không còn vướng bận về cảnh chiến đấu sắp diễn ra, anh thả hồn theo trăng, anh say sưa ngắm ánh trăng tỏa ngời trên đỉnh núi, tâm hồn người nông dân nước mặn đồng chua, hav đất cày trên sỏi đá cằn cỗi ngày nào bỗng chốc trở thành người nghệ sĩ đang ngắm nhìn vẻ đẹp ánh trăng vốn có tự ngàn đời. Phải là một người có tâm hồn giàu lãng mạn và một phong thái ung dung bình tĩnh lạc quan thì anh mới có thể nhìn một hình ảnh nên thơ như thế. Chút nữa đây không biết ai sống chết, chút nừa đây cùng có thể là giây phút cuối cùng ta còn ở trên đời này nhưng ta vẫn mặc kệ, vẫn say sưa với ánh trăng.

Ánh trăng như xua tan cái lạnh giá của đêm sương muối, trăng tỏa sáng làm ngời ngời lòng người, trăng như cùng tham gia, cùng chứng kiến cho tình đồng chí đồng đội thiêng liêng của những người lính. Trăng truyền thêm sức mạnh cho họ, tắm gội tâm hồn họ thanh cao hơn, trong sạch hơn, trăng cùng là bạn, là đồng chí của anh bộ đội Cụ Hồ.

Đầu súng trăng treo – hình ảnh thật đẹp và giàu sức khái quát. Súng và trăng kết hợp nhau; súng tượng trưng cho chiến đấu – trăng là hình ảnh của thanh bình hạnh phúc; súng là con người – trăng là đất nước quê hương của bốn nghìn năm văn hiến; súng là hình ảnh người chiến sĩ gan dạ kiên cường – trăng là hình ảnh người thi sĩ. Sự kết hợp hài hòa tạo nên nét lãng mạn bay bổng vừa gợi tả cụ thể đã nói lên lí tưởng, mục đích chiến đấu mà người lính ấy đang tham gia. Họ chiến đấu cho sự thanh bình, chiến đấu cho ánh trăng mãi nghiêng cười trên đỉnh núi. Ta hãy tưởng tượng xem giữa đêm khuya rừng núi trập trùng bỗng hiện lên hình ảnh người lính đứng đó với súng khoác trên vai, nòng súng chếch lên trời và ánh trăng lơ lửng ngay nòng ngọn súng. Đó là biểu tượng khát vọng hòa bình, nó tượng trưng cho tư thế lạc quan, bình tĩnh, lãng mạn của người bảo vệ Tổ quốc.

Cái thần của câu thơ Đầu súng trăng treo nằm ở từ treo, ta thử thay bằng từ mọc thì thật thà quá, làm sao còn nét lãng mạn? Và hãy thay một lần nừa bằng từ lên cũng không phù hợp, vì nó là hiện tượng tự nhiên: trăng tròn rồi khuyết, trăng lên trăng lặn sẽ không còn cái bất ngờ màu nhiệm nữa. Chỉ có trăng treo. Phải, chỉ có Đầu súng trăng treo mới diễn tả hết được cái hay, cái bồng bềnh thơ mộng của một đêm trăng đứng chờ giặc tới, chẳng thơ mộng chút nào. Ta nên hiểu bài thơ dường như được sáng tác ở thời điểm hiện tại đêm nay, trong một không gian mà mặt đất là rừng hoang sương muối lạnh lẽo và lòng đầy phấp phỏng giặc sẽ tới có nghĩa là cái chết có thể đến từng giây từng phút. Thế nhưng người lính ấy vẫn đứng cạnh nhau để tâm hồn họ vút lên nở thành vầng trăng. Nếu miêu tả hiện thực thì vầng trăng ấy sẽ có hình khối của không gian ba chiều. Ở đây, từ điểm nhìn xa, cả vầng trăng và súng đều tồn tại trên một mặt phẳng và trong hội họa nó mang tính biểu tượng cao. Tố Hữu cũng có một câu thơ kiểu này: Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan, và Phạm Tiến Duật thì Và vầng trăng vượt lên trên quầng lửa, hay Hoàng Hữu Chỉ một nửa vầng trăng thôi một nửa – Ai bỏ quên ở phía chân trời…

Như đã nói ở trên, không phải ngẫu nhiên mà Chính Hữu lấy hình ảnh Đầu súng trăng treo làm tựa đề cho tập thơ của mình. Nó là biểu tượng, là khát vọng và cũng là biểu hiện tuyệt vời chất lãng mạn trong bài thơ cách mạng. Lãng mạn nhưng không thoát li, không quên được nhiệm vụ và trách nhiệm của mình. Lãng mạn vì con người cần có những phút sống cho riêng mình. Trước cái đẹp mà con người trở nên thờ ơ lãnh đạm thì cuộc sống vô cùng tẻ nhạt. Âm hưởng của câu thơ đã đi đúng với xu thế lịch sử của dân tộc. Hình ảnh trăng và súng đã có nhiều trong thơ Việt Nam và hình ảnh Đầu súng trăng treo của Chính Hữu là một trong những hình ảnh tuyệt đẹp trong kho tàng thơ ca dân tộc.

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 2

Hình ảnh ánh trăng đã trở thành một hình ảnh quen thuộc và sâu sắc trong lòng của tác giả những hình ảnh đó xuất hiện nhiều trong thơ ca của Việt Nam, bởi hình ánh trăng sẽ nổi bật trong những đề tài chiến tranh trong đó nổi bật lên đó là hình ảnh đầu sung trăng treo trong đồng chí của Tố Hữu và hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy.

Cả hai tác giả này đều viết về đề tài chiến tranh, những hình ảnh chiến đấu trên chiến trường kia đã gắn bó với hình ảnh của những cánh rừng qua đó thể hiện được những nỗi niềm và những mong ước của tác giả kể lại những hình ảnh về một thời chiến đấu kiên cường và những mong đợi của người với những mong ước tuyệt vời hơn, những hình ảnh đó tạo nên những âm điệu nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm, hình dung đó trong tác giả đã thể hiện được thật sâu sắc, hình ảnh ánh trăng đã gắn bó với những người lính cách mạng nó không chỉ tạo nên những làn điệu âm vang và hàng loạt những hình ảnh trần trụi và gắn bó với thiên nhiên đã được thể hiện thật sâu sắc đặc biệt là với hình ảnh ánh trăng, những hình ảnh đó đã tác động mạnh mẽ và sâu sắc, nó mang những âm vang sâu sắc và vô cùng ý nghĩa.

Cuộc sống của những người chiến sĩ trong cả hai tác phẩm đều dùng ánh trăng làm người bạn gắn bó với mình, trong hoàn cảnh chiến đấu đó tác giả đã thể hiện những niềm vui và hạnh phúc trong con người của người, hình ảnh đó mang theo những rung động sâu sắc hình ảnh của tác giả nói chung đã rất nhẹ nhàng và mang nhiều cảm xúc đặc biệt và sâu sắc, hình ảnh đó mang những giá trị riêng và vô cùng ý nghĩa, nó không chỉ đem lại những niềm vui và hình ảnh đó trở nên gần gũi trong con người của tác giả, những hình dung đó đã tác động mạnh mẽ và vô cùng sâu sắc, mỗi nỗi niềm đã thể hiện được những nét đặc biệt và sâu sắc riêng nó không chỉ tạo nên những nhịp điệu nhẹ nhàng và vô cùng hào hoa khi hình ảnh đó tạo nên những nhịp điệu gần gũi và có ý nghĩa sâu sắc, nó tạo nên những nhịp điệu riêng và ý nghĩa sâu sắc, hàng loạt những hình ảnh đó đã thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm này.

Ánh trăng đã trở thành đề tài nổi bật cho những người chiến sĩ cách mạng, xa quê hương, xa những người thân để đi chiến đấu chính vì vậy những nỗi nhớ quê hương đã được gửi tặng qua hình ảnh của ánh trăng này, những hình ảnh đó đã tạo nên những gần gũi và vô cùng sắc, hình ảnh quen thuộc trong mọi cách nghĩ và hình dung ra nhiều những hình ảnh mang ý nghĩa đặc biệt hơn, hàng loạt hình ảnh khác cũng đã thể hiện rõ những chi tiết nổi bật đó, hàng loạt các chi tiết đã mang những kí ức đẹp và nó trở nên quen thuộc và gần gũi với con người hơn, chúng ta đã có thể hình dung và nó gắn bó trong những khoảnh khắc tuyệt vời hơn, những điều đó có ý nghĩa sâu sắc và đặc biệt gần gũi trong trái tim của mỗi người.

Ánh trăng đã trở nên gần gũi và nó gắn bó trong từng kỉ niệm và các khoảnh khắc khác của tác giả, những hình ảnh khác cũng thể hiện được những điều đó, nó đã mang trong chúng ta những điều gần gũi khi hình ảnh đầu sung trăng treo luôn trở thành một đề tài nổi bật trong thơ ca của tác giả, hình ảnh đó đã tạo nên những hình ảnh gần gũi và mang những kí ức nhẹ nhàng và vô cùng tình cảm trong tác giả, những hình dung đó đã tác động mạnh mẽ đến mỗi con người, hình ảnh đầu sung trăng treo nói lên trăng và hình ảnh đầu sung của người chiến sĩ có những kỉ niệm rất sâu sắc, hình ảnh đó đã tạo nên những nhịp điệu riêng và vô cùng gần gũi, hình ảnh đầu sung trăng treo nói về sự chiến đấu của những người chiến sĩ đã tạo nên những ưu tư sâu sắc và những nỗi nhớ thương của tác giả về những hình ảnh đó, những hình ảnh đó đã gắn bó sâu sắc với những người lính cách mạng.

Hình ảnh ánh trăng của Nguyễn Duy cũng thể hiện được những gắn bó sâu đậm của ánh trăng với hình ảnh người chiến sĩ nó trở thành người bạn tri âm tri kỉ của con người, những hình ảnh mang những đặc trưng sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những hình ảnh mang những nỗi nhớ thương sâu sắc và những hoài niệm đó đã thể hiện sâu sắc trong hình ảnh ánh trăng đó, trong cuộc chiến đấu trong chiến trường và những rừng núi hiểm trở những người chiến sĩ chỉ biết làm bạn với hình ảnh của ánh trăng nó là người dõi theo từng bước chân của tác giả, những hình dung và hoài niệm nhớ thương đó đã tạo nên sự gần gũi và bình dị trong tâm hồn của tác giả. 

Hình ảnh ánh trăng trong hai bài thơ trên đã thể hiện được sâu sắc sự gắn bó của hình ảnh ánh trăng xuất hiện trong bài thơ, nó đã thể hiện những nỗi niềm sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những nỗi niềm đó đã mang nhiều cảm xúc sâu sắc trong tâm hồn của tác giả, những sự gắn bó và những trải nghiệm riêng đặc biệt thể hiện trong tác phẩm của những người chiến sĩ cách mạng

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 3

Chính Hữu là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến. Chiến tranh là chất liệu làm nên nét chân thực, dữ dội và không kém phần lãng mạn trong những vần thơ ông viết. “Đồng chí” là bài thơ sáng tác trong thờ kì đất nước ta kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hình ảnh người lính được khắc họa đậm nét và đầy ấn tượng. Sự khốc liệt của chiến tranh vẫn khiến cho thơ ông có sự mềm mại và trữ tình. Hình ảnh “đầu súng trắng treo” cuối bài thơ tiêu biểu cho khuynh hướng đó.

Bao trùm lên bài thơ “Đồng chí” là hình ảnh người lính cụ hồ hiên ngang, bất khuất, vượt qua mưa gió bão bùng, sự gian khổ và khắc nghiệt của thời tiết để hướng về phía trước. Cuộc sống nhọc nhằn, thiếu thốn vẫn không thể đánh gục những con người vì dân vì nước như vậy.

Giữ rừng hoang sương muối bao phủ lấy, hình ảnh “đầu súng trăng treo” như một nét chấm phá tuyệt đẹp. Nó hiện lên trong trang viết của Chính Hữu như một bức tranh:

Đêm nay rừng hoang sương muối lạnh

Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới

Đầu súng trăng treo

Nếu như ở hai câu thơ trên tái hiện lại sự khắc nghiệt, gian khổ của địa hình và thời tiết thì câu thơ thứ ba, duy nhất chỉ có trăng và súng lại rất thơ mộng và lãng mạn. Có lẽ đây chính là dụng ý của tác giả khi viết bài thơ này.

Giữa đếm đông giá lạnh, sương muối bao trùm khiến cho những người lính rét run người. Dù khắc nghiệt, gió khó khăn bủa vây nhưng hình tượng người lính vẫn hiện lên thật kiên cường và cao đẹp. Họ vẫn luôn “đứng cạnh bên nhau” để “chờ giặc tới”. Tư thế và tâm thế luôn sẵn sàng khiến cho chúng ta phải khâm phục và ngưỡng mộ.

Không phải vô tình mà 3 câu thơ này được tác ra làm một khổ riêng, có lẽ dụng ý của tác giả muốn làm nổi bật hình ảnh ‘đầu súng trăng treo” ở cuối bài thơ. Trên cái nền ảm đảm, khắc nghiệt, nguy hiểm của thiên nhiên và chiến tranh nhưng người lính vẫn luôn kiên cường, bất khuất. Họ luôn tràn đầy tình yêu và sự lạc quan để tiến về phía trước đánh đuổi kẻ thù.

Mặc dù hình ảnh “đầu súng trăng treo” gồm “trăng” và ‘súng”, tưởng như đối lập nhau giữa cái lãng mạn, trữ tình và cái hiện thực khắc nghiệt nhưng trong thơ Chính Hữu nó lại trở nên mềm mại. Trăng và súng không còn đối lập nhau nữa mà hòa quyện vào nhau làm nên một khung cảnh tuyệt đẹp giữa rừng hoang sương muối rơi ướt vai người lính.

Đấy chính là chất liệu lãng mạn nổi bật trên hiện thực khắc nghiệt. Đây thực sự là một hình ảnh đầy dụng ý nghệ thuật của tác giả. Người lính vẫn sẵn sàng canh gác bảo vệ tổ quốc, mũi súng hướng lên trời mà tác giả cứ ngỡ súng chạm vào trăng. Một nét điểm xuyết chấm phá tạo nên bức tranh đối lập nhưng vô cùng hài hòa và đầy tinh tế.

Những người lính có tuổi đời còn rất trẻ, họ có lý tưởng sống và cống hiến cho đất nước nhưng họ cũng ấp ủ những ước mơ bé nhỏ, một tình yêu bé nhỏ hay bóng dáng người con gái nào đó. Trong lòng họ vẫn luôn giữ được sự lạc quan, tin tưởng và sự lãng mạn đáng trân trọng. Chiến tranh khắc nghiệt nhưng không để nó làm trái tim người lính chai lì mới thực sự là điều đáng quý.

Bởi vậy mới có thể thấy rằng ‘đầu súng trăng treo” dường như lan tỏa thứ ánh sáng dịu nhẹ của ánh trăng xuống cánh rừng, lan vào lòng người lính sự mát dịu, trong lành nhất.

Chính Hữu đã rất thành công khi xây dựng hình ảnh ‘đầu súng trăng treo” ám ảnh tâm trí người đọc như thế này. Gấp trang sách lại nhưng hình ảnh này còn neo đậu mãi.

Phân tích hình ảnh Đầu súng trăng treo trong bài thơ Đồng chí của Chính Hữu – Bài làm 4

Chính Hữu đã tạo nên hình ảnh người lính trong chiến tranh thật đẹp, thật đáng khâm phục qua bài thơ Đồng Chí. Bài thơ để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc không chỉ bởi tinh thần của người chiến sĩ mà còn bởi hình ảnh đầy chất thơ: Đầu súng trăng treo.

Với cảnh rừng núi hoang vu, rừng thiêng nước độc, bom đạn ác liệt, người lính càng gắn bó với nhau hơn, để vượt qua mọi khó khăn gian khổ. Đêm lạnh và hoang vu, nhưng người lính vẫn luôn đứng gác, luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu.

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.

Nhà thơ đã có cái cảm nhận thật mới mẻ và tinh tế khi kết hợp hai hình ảnh, súng và trăng. Đó là chất hiện thực nghiệt ngã và lãng mạn, trái ngược nhau nhưng chúng bay bổng hòa quyện với nhau. Cảnh rừng hoang, sương muối âm u, lạnh giá dường đã không ảnh hưởng tới tinh thần chiến đấu của các chiến sĩ, nhường chỗ cho hình ảnh đồng đội đang sát cánh bên nhau trong tư thế sẵn sàng chiến đấu. Chính cái tinh thần đồng đội thiêng liêng và lí tưởng chiến đấu cao thượng đã sưởi ấm lòng chiến sĩ, chắp cánh cho tâm hồn họ bay bổng. Đứng giữ cái giá lạnh của núi rừng để chờ giặc, khi trăng đã ngang đầu súng. Người chiến sĩ đã không cảm thấy buồn chán mà trong tâm hồn họ lại khám phá bất chợt, thú vị: đầu súng trăng treo. Câu thơ như một tiếng reo vui chứa đựng bao ý nghĩa. Hình ảnh đầu súng trăng treo được tạo nên nhờ sự liên tưởng thông minh và độc đáo.

Người chiến sĩ luôn trong tư thế chiến đấu, súng lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng, hướng mũi súng về phía giặc, tình cờ phía ấy là hướng trăng lặn. Đêm khuya về sáng, trăng đang xuống thấp dần và ngang tầm mũi súng, tạo cảm giác đầu súng trăng treo.

Hình ảnh đầu súng trăng treo, vừa là hình ảnh tả thực, vừa mang chất lãng mạn bay bổng. Hai hình ảnh này có sự trái ngược nhau, súng tượng trưng cho tinh thần chiến đấu bảo vệ cuộc sống tốt đẹp yên lành, súng là sự chết chóc là sự tàn khốc, còn trăng tượng trưng cho cái đẹp của cuộc sống yên bình. Muốn tận hưởng cuộc sống yên bình ấy thì phải cầm súng để dành lại.

Hình ảnh Đầu súng trăng treo đã mang một thi vị lãng mãn cho bài thơ, nó thể hiện tinh thần lạc quan, ý chí quyết tâm chiến đấu và tình đoàn kết của các chiến sĩ. Bài thơ trở thành động lực tạo nên sức mạnh cho thế hệ trẻ Việt Nam trong việc đấu tranh để bảo vệ tổ quốc.

Từ khóa tìm kiếm

  • Chỉ rõ cái đẹp cái đặc sắc của hình ảnh đầu súng trăng treo để lí giải vì sao chính Hữu lại lấy nó làm tiêu đề cho tập thơ viết về ng lính
  • nhà thơ Bác được bỏ đi từ mảng trong câu thơ Đầu Súng Trăng Treo Lý giải vì sao

Bài viết liên quan

0