Phân tích hiệu quả nhạc tính trong đoạn thơ sau: Dốc lên ... cọp trêu người
Phân tích hiệu quả nhạc tính trong đoạn thơ sau: Dốc lên ... cọp trêu người Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gợi cho người đọc hình dung liên tưởng vể không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, ...
Phân tích hiệu quả nhạc tính trong đoạn thơ sau: Dốc lên ... cọp trêu người
Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gợi cho người đọc hình dung liên tưởng vể không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, điệp điệp.
“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời"
"Chiều chiểu oai linh thác gầm thét
Đêm đêm mường Hịch cọp trêu người”
Đó là bốn nét vẽ gian khổ đầy ấn tượng. Nếu hai dòng thơ đầu gieo hầu hết thanh trắc thì hai dòng thơ sau lại gieo 9/14 thanh bằng. Cái tài của Quang Dũng là dù gieo thanh bằng hay thanh trắc vẫn giúp người đọc nhận ra cái trúc trắc gập ghềnh đầy hiểm nguy của địa hình. Quả thực "thi trung hữu nhạc, thi trung hữu họa". Hàng loạt từ láy "khúc khuỷu", "thăm thẳm" được đặt cạnh nhau tạo nên hiệu quả cộng hưởng ngôn ngữ rất cao. Những hình ảnh thơ nối nhau liên tiếp đã gợi cho người đọc hình dung liên tưởng vể không gian mở. Không chỉ sâu mà còn rất rộng, không chỉ cao mà còn rất xa. Dường như khó khăn cứ chất chồng như từng dãy núi trùng trùng, điệp điệp.
Trích: loigiaihay.com