24/02/2018, 19:27

Hãy giải thích ý kiến: “Sinh ra trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng ca dao cổ đã thể hiện tác giả của nó – người bình dân là nghệ sĩ thứ nhất, nghệ sĩ của muôn đời”.

Hãy giải thích ý kiến: “Sinh ra trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng ca dao cổ đã thể hiện tác giả của nó – người bình dân là nghệ sĩ thứ nhất, nghệ sĩ của muôn đời". YÊU CẦU – Thể loại Kiểu bài giải thích văn học, cụ thể là giải thích một ...

 Hãy giải thích ý kiến: “Sinh ra trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay nhưng ca dao cổ đã thể hiện tác giả của nó – người bình dân là nghệ sĩ thứ nhất, nghệ sĩ của muôn đời".

YÊU CẦU

– Thể loại

Kiểu bài giải thích văn học, cụ thể là giải thích một nhận định văn học.

–  Nội dung

« Ca dao sinh ra trong cuộc đời trăm đắng ngàn cay.

• Ca dao thể hiện tác giả của nó là nghệ sĩ thứ nhất.

GỢI Ý

Thân bài có thể được triển khai theo hai yêu cầu về nội dung nêu trên.

A. CA DAO "SINH RA TRONG CUỘC ĐỜI TRĂM ĐẮNG NGÀN CAY"

–   Mối quan hệ giữa tác giả, tác phẩm: tác giả là chủ thể sáng tác, tác phẩm phản ánh tâm tư, tình cảm, cuộc đời, số phận của tác giả.

–   Tác giả ca dao – người bình dân sống trong cuộc đời trăm đắng, ngàn cay. Tác phẩm của họ – ca dao xuất hiện, đã cất lên từ cuộc đời ấy, gắn liền, phản ánh tình, cảm tâm hồn người bình dân.

B. CA DAO THỂ HIỆN TÁC GIẢ: "NGƯỜI NGHỆ SĨ THỨ NHẤT”

Giải thích và nêu dân chứng các ý sau:

1. Chất nghệ sĩ ở người bình dân

Ở mỗi con người đều có chất nghệ sĩ: rung cảm trước cái đẹp, khát khao vươn lên chân, thiện, mĩ.

–   Chất nghệ sĩ người bình dân thể hiện ở:

•   Tâm hồn dễ rung cảm trước thiên nhiên, cái đẹp, cảnh ngộ, số phận con người.

•   Khả năng thể hiện những rung cảm ấy bằng ngôn từ, tạo nên những câu ca dao – viên ngọc quý sống mãi với thời gian.

– Người bình dân giàu chất nghệ sĩ bởi:

•   Sống gần gũi với thiên nhiên.

•   Sống hồn nhiên, không bị ràng buộc bởi đạo đức phong kiến (người bình dân có đạo lí riêng của mình).

2. Nghệ sĩthứ nhất

–   Ca dao ra đời rất sớm (văn học dân gian có trước văn học viết).

–   Ca dao là cái nôi nuôi dưỡng nền thơ ca bác học. Các nhà thơ học tập rất nhiều ở ca dao.

–   Nghệ sĩ của muôn đời

•   Sức hấp dẫn của ca dao, ca dao sống mãi với thời gian.

•   Ca dao kết tinh trí tuệ, tâm hồn nhân dân lao động và được sàng lọc qua thời gian.

•   Ca dao thể hiện mọi tâm tình.

•   Tinh tế, nhạy cảm trong cảm nhận.

•    Ngôn ngữ trong sáng, giản dị.

Gregoryquary

0 chủ đề

23832 bài viết

0