Phân tích hai bài thơ để nhận định nét đặc trung tâm hồn con người Việt Nam
Hãy phân tích hai bài thơ Ngôn hoài (Không Lộ thiển SƯ, đời Lí), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão, đời Trần) nhằm làm sáng tỏ nhận xét sau: “Hai bài thơ, mỗi bài có một nội dung “tỏ lòng” không giống nhau. Tuy nhiên, cả hai bài đều giúp chúng ta hiểu được đôi nét đặc trưng tâm hồn con người Việt Nam trong ...
Hãy phân tích hai bài thơ Ngôn hoài (Không Lộ thiển SƯ, đời Lí), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão, đời Trần) nhằm làm sáng tỏ nhận xét sau: “Hai bài thơ, mỗi bài có một nội dung “tỏ lòng” không giống nhau. Tuy nhiên, cả hai bài đều giúp chúng ta hiểu được đôi nét đặc trưng tâm hồn con người Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt”.
DÀN BÀI
1.Mở bài
Nêu luận đề: “Hai bài thơ, mỗi bài có một nội dung “tỏ lòng” không giống nhau. Tuy nhiên, cả hai bài đều giúp chúng ta hiểu được đôi nét đặc trưng tâm hồn con người Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt”.
2.Thân bài
a. Bài thơ “Ngôn hoài”
- Theo “Thiền uyển tập anh”, bài thơ vốn là một bài kệ mà sư Không Lộ thường đọc để răn mình khi ông cùng đạo hữu Giác Hải tu ở chùa Hà Trạch.
- Lời thơ Không Lộ với từ “khả cư” bộc lộ rõ niềm hân hoan, mãn nguyện của con người tìm được chốn thích hợp để tu luyện.
- Điều đáng quý trước nhất là niềm vui của tác giả không phải ở sự thỏa mãn những dục vọng tầm thường mà chính là do tình quê, do sự gắn bó, hòa hợp với cảnh thôn đã đem lại. Bên cạnh sự hòa nhập với cuộc sống bình dị, trong ông còn vươn lên cái gì đó thật phi thường:
“Hữu thì trực thượng cô phong đính Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
- Xuyên suốt bài thơ, cảm hứng nhân sinh và cảm hứng vũ trụ không tách rời nhau mà gắn bó, hòa quyện, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Con người yêu mến cuộc sống dân dã tha thiết nhường ấy, đồng thời cũng là con người biết khẳng định chính mình trước vũ trụ bao la. Giá trị nhân văn của bài thơ chính là chỗ đó.
b. Bài thơ “Thuật hoài”
Bài thơ Thuật hoài phảng phất âm hưởng mạnh mẽ của bài thơ Ngôn hoài nhưng bộc lộ dưới một góc độ khác, qua tiếng lòng của danh tướng kiệt xuất đời Trần: Phạm Ngũ Lão.
Trong nguyên bản không phải “múa giáo” mà là cắp ngang ngọn giáo (hoành sóc) để trấn giữ non sông: một ngọn giáo đo bằng kích thước trời đất, có tầm vóc sánh với vũ trụ (cáp kỉ thu). Biết bao năm tháng trôi qua, hình ảnh người tráng sĩ vẫn còn đó, lồng lộng giữa đất trời, canh giữ bình yên cho giang sơn, gấm vóc.
Câu khai và câu thừa của bài thơ gắn với nhau trong thế tương quan tuyệt đẹp: hình ảnh người tráng sĩ làm tăng thêm khí thế ngất trời của ba quân; mặt khác, sự có mặt của một hàng ngũ dũng mãnh như vậy càng làm nổi bật người dũng sĩ, khiến hình ảnh đó thêm cao lớn, lồng lộng giữa đất trời. Đem tinh hoa, trí lực phục vụ đất nước, mỗi cá nhân đều tìm thấy bóng dáng mình trong hào khí chung của dân tộc.
Câu ba trong bài là một câu chuyển. Từ giọng 'sảng khoái đầy hào khí, bài thơ bỗng đượm vẻ ngậm ngùi:
“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.
(Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
Trang nam nhi và nợ công danh - hai khái niệm ấy luôn đi đôi với nhau. Tuy mang đậm nét tư tưởng trọng nam của chủ nghĩa anh hùng cá nhân nhưng trước hết, đây là đặc điểm tư tưởng của thời đại và quan trọng hơn nữa, hai tư tưởng ấy, trong quan niệm về nợ tang bồng của trang nam tử, đã phát huy tất cả những mặt tích cực của nó.
Đạt đến vinh quang lẫy lừng như vậy mà vẫn day dứt vì cảm thấy mình vẫn chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, vẫn cảm thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu - chỉ điều đó cũng đủ cho ta thấy nhân cách Phạm Ngũ Lão cao cả thế nào, khát vọng vươn lên của ông mạnh mẽ thế nào... cốt cách ấy gợi nhớ đến những bông lúa, khi chúng cúi mình khiêm tốn cũng là khi chúng căng tròn hạt mẩy, nỗi hổ thẹn đáng mến ấy mãi còn nguyên vẹn giá trị cổ vũ thế hệ trẻ muôn đời...
3.Kết luận
Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư với tình yêu cuộc sống, với khát vọng hòa hợp, tự khẳng định mình trước vũ trụ rộng lớn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão với hào khí Đông A chói lọi, với nỗi băn khoăn, day dứt đáng trân trọng về trách nhiệm với nước - hai bài thơ, hai nỗi lòng khác nhau nhưng đều phản ánh một số nét đặc trưng của tâm hồn Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt.
BÀI LÀM
Trong suốt lịch sử bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta, có lẽ, thời kì quốc gia Đại Việt đã viết lên một trong những trang sử rực rỡ nhất, đáng tự hào nhất với triều đại phong kiến tiến bộ như Lí, Trần, Lê... Là tấm gương phản ánh thời đại, văn học Lí - Trần cũng xứng đáng là dải ngân hà rực sáng trong bầu trời lấp lánh bao vì sao tinh tú của văn học cổ điển Việt Nam. Điều đặc biệt là đa số tác giả xuất sắc của giai đoạn này là những thiền sư danh tiếng, những tướng lĩnh tài ba. Chưa kể trường hợp đặc biệt, khi nhà vua, vị tướng, thi nhân, nhà sư đều tập trung vào một con người như vua Trần Nhân Tông... Rõ ràng, tâm hồn con người Việt Nam thời kì quốc gia Đại Việt có những nét đặc trưng riêng, không giống với bất kì giai đoạn nào khác. Chúng ta sẽ lần lượt khám phá một vài nét đặc trưng ấy qua hai bài thơ Tỏ lòng của hai tác giả sống trong hai triều đại phong kiến kế tiếp nhau (Lí và Trần) ở những địa vị xã hội khác nhau.
Trước hết, hãy đến với bài Ngôn hoài của Không Lộ, một nhà sư thời Lí. Tiếng lòng của một thiền sư sống cách chúng ta gần mười thế kỉ - riêng điều ấy đã gợi lên cho chúng ta bao nhiêu hứng thú vì mấy khi “người trần mắt thịt” chúng ta được tiếp xúc với thế giới thiêng liêng, bí ẩn của những tâm hồn đã thuộc về cõi Phật ấy...
Theo Thiền uyển tập anh, bài thơ vốn là một bài kệ mà sư Không Lộ thường đọc để răn mình khi ông cùng đạo hữu Giác Hải tu ở chùa Hà Trạch. Trái với ấn tượng thường có vẻ huyền bí, cao siêu của những bài kệ, câu đầu bài Ngôn hoài đọc lên như tiếng reo vui vậy: “Trạch đắc long xà địa khả cư”.
Lời dịch sau đã chưa chuyến tải được ý “khả cư”khi viết: “Kiểu đất long xà chọn được nơi”. Lời thơ Không Lộ với từ “khả cứ” bộc lộ rõ niềm hân hoan, mãn nguyện của con người tìm được chốn thích hợp để tu luyện. Tuy nhiên, nhà sư không đắm mình trong lẽ đạo mà vẫn thấy: “Dã tình chung nhật lạc vô dư”
(Tình quê nào chán suốt ngày vui)
Điều đáng quý trước nhất là niềm vui của tác giả không phải ở sự thỏa mãn những dục vọng tầm thường mà chính là do tình quê, do sự gắn bó, hòa hợp với cảnh thôn đã đem lại. Chúng ta lại càng thêm quý con người biết tìm thấy niềm vui vô tận nơi thôn dã ấy khi chú ý đến địa vị xã hội của ông. Là một thiền sư danh tiếng của thời Lí, thời kì Phật giáo được coi là quốc giáo, thời kì bóng dáng Phật ngự trên tất cả (đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt), ta có thể hình dung ở một phương diện nào đó trong địa vị của những thiền sư như Không Lộ có thể tương đương với tầng lớp quý tộc - tăng lữ ở châu Âu phong kiến, nghĩa là ông cũng được xếp ngang hàng với giai cấp thống trị. Một thiền sư uyên thâm, quảng đại, được trọng vọng là thế mà thiết tha đến vậy với cỏ cây, với cuộc sống dân dã thì đáng quý biết mấy! Bên cạnh sự hòa nhập với cuộc sống bình dị, trong ông còn vươn lên cái gì đó thật phi thường:
“Hữu thì trực thượng cô phong đính Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
Lại thêm một lần nữa bản dịch chưa chuyển tải được nội dung nguyên tác:
“Có khi đlnli núi trèo lên thẳng Một tiếng kêu vang lạnh cả trời”.
Trong nguyên bản là “cô phong đính” - nghĩa là đỉnh núi nhọn và trơ trọi, đơn độc. Một ngọn núi độc nhất, sắc nhọn, uy nghi, sừng sững giữa nền trời, trên đó nổi bật, cũng độc nhất, bóng dáng một con người - hình ảnh kì vĩ biết bao! Qua từ “trực thượng”, ta như mường tượng thấy cả những bước chân chắc nịch, vững chãi, trèo thẳng lên đỉnh núi. Vượt qua mọi trở ngại. Nhưng kì dị nhất, hùng vĩ nhất, thâu tóm toàn bộ cái thần của bài thơ vẫn là câu thơ cuối:
“Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư”.
Trong bản dịch: “một tiếng kêu vang” chỉ gợi lên một âm thanh to đấy nhưng ngắn ngủi, chỉ xáo động vũ trụ trong gây lát. Còn ở nguyên tác, “một tiếng kêu dài” không chỉ gợi âm thanh oai nghiêm, huyền bí đến lạnh cả người mà còn biểu hiện cả trường độ, độ ngân nga, vang vọng của tiếng kêu đó giữa vũ trụ bao la. Tiếng kêu gì vậy? Có ý kiến cho rằng đây là lúc Không Lộ đang tu luyện những phép thuật huyền bí của phái Mật Tông. Chúng giúp con người vượt khỏi khả năng cơ thể, tác dộng đến ngoại giới một cách phi thường. Với mục đích ấy, bài thơ bộc lộ khát vọng muốn có khí lực quảng đại, pháp thuật diệu kì. Nhưng, khách quan mà xét, thiền sư Không Lộ, vô hình trung đã tạo nên một tượng đài đẹp về con người với tất cả bản lĩnh, nghị lực: một con người đặt mình trong mối tương quan với vũ trụ rộng lớn, bao la mà không tạo nên cảm giác nhỏ nhoi, vẫn bộc lộ uy lực, tư thế làm chủ của mình.
Xuyên suốt bài thơ, cảm hứng nhân sinh và cảm hứng vũ trụ không tách rời nhau mà gắn bó, hòa quyện, tôn thêm vẻ đẹp cho nhau. Con người yêu mến cuộc sống dân dã tha thiết nhường ấy, dồng thời cũng là con người biết khẳng định chính mình trước vũ trụ bao la. Giá trị nhân văn của bài thơ chính là chỗ đó.
Theo dòng lịch sử, đến với bài Thuật hoài, ta vẫn thấy phảng phất âm hưởng mạnh mẽ ấy nhưng bộc lộ dưới một góc độ khác,* qua tiếng lòng của danh tướng kiệt xuất đời Trần: Điện soái thượng tướng quân Phạm Ngũ Lão.
ở ngay câu đầu bài thơ, so sánh với bản dịch, ta đã phát hiện ra một chi tiết khá lí thú:
“Múa giáo non sông trải mấy thu”.
Trong nguyên bản không phải “múa giáo” mà là cắp ngang ngọn giáo (hoành sóc) để trấn giữ non sông: một ngọn giáo đo bằng kích thước trời đất, có tầm vóc sánh với vũ trụ (cáp kỉ thu). Biết bao nămtháng trôi qua, hình ảnh người tráng sĩ vẫn còn đó, lồng lộng giữa đất trời, canh giữ bình yên cho giang sơn, gấm vóc. Tưởng như Thánh Gióng hiển linh vậy... Phải rồi, người anh hùng ấy đâu đã về trời. Hình ảnh người có ở khắp nơi. Tinh hoa Đại Việt, trước dồn trong bát cơm, quả cà nuôi Thánh Gióng lớn, giờ đang bừng cháy trong trái tim bao tráng sĩ như Ngũ Lão. Nó hun đúc nên điệp trùng đội ngũ những con người:
“Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”.
Bản dịch viết: “Ba quân hùng khí át sao Ngưu” chưa lột tả được hai từ quan trọng “tì hổ”. Ba quân (mạnh như) hổ báo, khí thế át sao Ngưu. Câu thơ nguyên tác vừa khắc họa được hình ảnh những con người lanh lẹ, khỏe khoắn, dũng mãnh như hổ báo, vừa thể hiện được hào khí sáng rực như muốn át cả ánh sao Bắc Đấu từ đội ngũ ấy. Câu thơ lột tả được cả phần “xác” cũng như phần “hồn” của đội quân. Câu khai và câu thừa bài thơ gắn với nhau trong thế tương quan tuyệt đẹp: hình ảnh người tráng sĩ làm tăng thêm khí thế ngất trời của ba quân; mặt khác, sự có mặt của một hàng ngũ dũng mãnh như vậy càng làm nổi bật người dũng sĩ, khiến hình ảnh đó thêm cao lớn, lồng lộng giữa đất trời. Đem tinh hoa, trí lực phục vụ đất nước, mỗi cá nhân đều tìm thấy bóng dáng mình trong hào khí chung của dân tộc. Thật là một thời đại cao đẹp của những con người cao dẹp!
Câu ba trong bài quả là một câu chuyển. Từ giọng sảng khoái đầy hào khí, bài thơ bỗng đượm vẻ ngậm ngùi:
“Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”.
(Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ hầu)
Khái niệm “nợ công danh” trong xã hội phong kiến xưa khá quen thuộc. Những sáng tác thuộc dòng văn học viết chịu ảnh hưởng sâu sắc của hệ tư tưởng Khổng giáo đã bàn nhiều về vấn đề này:
“Chí làm trai dặm nghìn da ngựa Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao”.
(Chinh phụ ngâm khúc)
“Tang bồng là cái nợ
Làm trai chỉ sợ áng công danh”.
(Nguyễn Công Trứ)
Không chỉ vậy mà cả văn học dân gian của người bình dân cũng đòi hỏi:
“Làm trai cho đáng nên trai Xuông Đông, Đông tĩnh, lèn Đoài, Đoài yên”.
(Ca dao)
Trang nam nhi và nợ công danh - hai khái niệm ấy luôn đi đôi với nhau. Tuy mang đậm nét tư tưởng trọng nam của chủ nghĩa anh hùng cá nhân nhưng trước hết, đây là đặc điểm tư tướng của thời đại và quan trọng hơn nữa, hai tư tưởng ấy, trong quan niệm về nợ tang bồng của trang nam tử, đã phát huy tất cả những mặt tích cực của nó. Nó khuyến khích con người vươn lên, thổi bùng khát vọng: “Lưu đắc đan tâm chiếu Hãn Thanh” trong họ. Không lạ gì những người như Vũ hầu Gia Cát Lượng, một tay giúp Lưu Bị khôi phục cơ đồ nhà Hán, trở thành một trong những tấm gương sáng thời đó. Điều khiến chúng ta cần tìm hiểu ở đây chính là bản thân con người đã bộc lộ tâm sự đầy áy náy ấy. Phạm Ngũ Lão - người con trai làng Phù ủng - mải ngẫm việc nước đến nỗi giáo đâm vào đùi mà không hay. Vị tướng bách chiến bách thắng, từng được phong tới Điện Soái thượng tướng quân đạt đến vinh quang lẫy lừng như vậy mà vẫn day dứt vì cảm thấy mình vẫn chưa trả xong nợ công danh, chưa hoàn thành nghĩa vụ với đời, vẫn cảm thấy thẹn khi nghe chuyện Vũ hầu thì cũng đủ cho ta thấy nhân cách cao cả thế nào. Cốt cách ấy gợi nhớ đến những bông lúa, khi chúng cúi mình khiêm tốn cũng là khi chúng căng tròn hạt mẩy, nỗi hổ thẹn đáng mến ấy mãi còn nguyên vẹn giá trị cổ vũ thế hệ trẻ muôn đời...
Thế đây! Người trai đời Trần không những đẹp ở tư thế hào hùng mà còn đáng quý ở chiều sâu tư tưởng, ô triết lí nhân sinh tích cực trong thời đại oanh liệt của dân tộc. Đúng như học giả Đào Duy Anh đã đánh giá trong cuốn Việt Nam văn hóa sử cương, bài Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão xứng đáng là một trong những “kiệt tác văn chương” đời Trần.
Một nhà nghiên cứu văn học đã có sự so sánh rất thú vị. ông ví các văn nghệ sĩ như những người cặp nhiệt độ cho xã hội vậy. Thời đại nào có văn chương ấy. Chỉ qua bài thơ nhỏ của Không Lộ thiền sư và Phạm Ngũ Lão, dù nội dung “tỏ lòng” khác nhau, ta cũng nhận biết đôi nét đặc trưng con người Việt Nam thời kì quốc gia Đại Việt.
Trước hết, đó là tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc, đạt đến đỉnh cao, chói lọi với hào khí Đông A. Cũng phải thôi, từ một nhà nước phong kiến độc lập tự chủ còn non trẻ, vừa thoát khỏi đêm trường ngàn năm Bắc thuộc, dân tộc ta đã phải chống trả liên tục những cuộc xâm lăng bạo tàn của phong kiến phương Bắc: Tống, Nguyên, Minh... bách chiến, bách thắng, những phòng tuyến Như Nguyệt, những trận Hàm Tử, Chương Dương, giặc chỉ dòm ngó nước ta một lần rồi nhục nhã vác bộ mặt thâm tím quay về. Không tự hào sao được. Dòng chữ “Sát Thát” ngạo nghễ hằn trên bắp tay cuồn cuộn của tráng sĩ đời Trần; tiếng hô “Quyết đánh” rung chuyển hội nghị Diên Hồng của các bô lão; Trần Thủ Độ với “Đầu chưa rơi chưa chịu bó tay”; Trần Quốc Toản: “Bệ hạ muốn hàng trước hãy chặt đầu thần đã”; Trần Bình Trọng: “Ta thà làm quỷ nước Nam chứ không thèm làm vương đất Bắc”... tất cả, tất cả cứ ngùn ngụt cháy, cuồn cuộn tuôn trào. “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu” đâu chỉ là cách nói mang tính ước lệ, quy phạm nữa... dưới ánh sáng lịch sử, nó cũng vượt khỏi giới hạn “tam quân” mà phản ánh được tâm trạng hào khí dân tộc trong một thời đại oanh liệt.
Hòa cùng hào khí chói lọi ấy, mỗi tâm hồn Đại Việt cũng căng đầy sức sống. Phật giáo với chủ trương lánh đời, siêu thoát sâu đậm là thế mà giờ vẫn không thể ngoảnh mặt với đời trên mảnh đất Đại Việt. Mẫn Giác Thiền sư, trước lúc nhắm mắt vẫn thiết tha với cuộc sống, cảm nhận từng bước đi của cuộc sống:
“Đừng tưởng xuân tàn hoa rụng hết Đêm qua sân trước một nhành mai”.
Cho nên, cũng không có gì lạ khi Không Lộ thiền sư thốt lên:
“Dã tình chung nhật lạc vô dư”.
Một khía cạnh khác của sức sống mãnh liệt ấy, đó là sự dung hòa văn - võ trong tâm hồn những con người cầm cán cân vận nước. Dưới lớp áo giáp, họ là những thi sĩ đầy bản lĩnh. Thơ “Thần” của Lí Thường Kiệt, Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, thơ Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải... là những chứng cứ điển hình. Một nhà văn đã có nhận xét khá sâu sắc: “Chỉ có những thời đại suy đồi trong xã hội mới có một sự cách biệt giữa văn và võ để chỉ có những văn nhân ươn hèn và những võ tướng vũ phu”.
Sông trong thời đại hào hùng ấy, làm sao có thể làm ngơ? Như Chế Lan Viên sau này có viết:
“Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng”.
Mỗi trái, tim Đại Việt thời đó đều rung lên khát khao tự khẳng định mình. Câu hợp trong Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư thể hiện mạnh mẽ khát vọng ấy. Với tiếng kêu dài lạnh cả trời, con người trong thơ ông đã đặt mình ngang tầm vũ trụ. Mạnh mẽ hơn, sau ông, Quảng Nghiêm thiền sư viết:
“Làm trai lập chí xông trời thẳm Theo gót Như Lai luống nhọc mình”.
Thật thú vị và ngạc nhiên! Như vậy chứng tỏ ông tin vào khả năng độc lập vươn tới của mỗi con người biết bao! Khát vọng vươn lên đó thể hiện đậm nét nhất vẫn là ở những võ tướng, như Phạm Ngũ Lão. Không riêng gi ông mà có lẽ tất cả mọi tráng sĩ, mọi con người, khi hít thở bầu không khí rừng rực, nóng hổi chiến công ấy đều cảm thấy: “Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu”. Đây lằ thời đại của những tâm hồn tràn đầy hoài bão, ước mơ lớn lao, cao cả...
Ngôn hoài của Không Lộ thiền sư với tình yêu cuộc sống, với khát vọng hòa hợp, tự khẳng định mình trước vũ trụ rộng lớn và Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão với hào khí Đông A chói lọi, với nỗi băn khoăn, day dứt đáng trân trọng về trách nhiệm với nước - hai bài thơ, hai nỗi lòng khác nhau nhưng đều phản ánh một số nét đặc trưng-của tâm hồn Việt Nam trong thời kì quốc gia Đại Việt. Đó là tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc, với sự gắn bó, yêu mến cuộc sống dân dã, thanh bình, với cảnh vật quê hương và trên hết là khát vọng nâng mình lên, hoàn thiện mình hơn, xứng đáng là những đứa con anh hùng của một thời đại anh hùng. Ra đời cách chúng ta gần mười thế kỉ. Nhưng cho đến nay và có lẽ mãi về sau, những áng thơ này vẫn giữ nguyên giá trị cổ vũ, khích lệ, vẫn giữ được tính hiện đại vì đã đề cập đến cốt lõi sâu thẳm của hồn Việt. Muôn đời sau, mỗi khi những áng thơ này được ngân lên sẽ là một lần lớp học sinh có dịp thấy mình trong tiếng lòng ông cha thuở trước, cảm nhận sức sống của hào khí Đại Việt chói lọi ngày nào đang rần rật trong từng đường gân thớ thịt của mình. Cảm ơn văn học - dòng hải lưu nối liền những bờ bến thời gian...