Những ý nghĩa đằng sau nhưng câu truyện ngụ ngôn dân gian
Đề: Em hãy nêu ngắn gọn về ý nghĩa ba truyện ngụ ngôn đã học Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo. Truyện ngụ ngôn là loại truyện (bằng thơ, vè, văn miệng) do quần chúng nhân dân (dân gian) sáng tác. Trong đó con người, thông qua những câu chuyện về loài vật, đồ vật, để gửi ...
Đề: Em hãy nêu ngắn gọn về ý nghĩa ba truyện ngụ ngôn đã học Ếch ngồi đáy giếng, Thầy bói xem voi, Đeo nhạc cho mèo.
Truyện ngụ ngôn là loại truyện (bằng thơ, vè, văn miệng) do quần chúng nhân dân (dân gian) sáng tác. Trong đó con người, thông qua những câu chuyện về loài vật, đồ vật, để gửi gắm những lời khuyên bảo, răn dạy, nhận xét đối với đời.
Truyện ngụ ngôn hay dùng cách nói có ẩn ý, có hình ảnh sinh động, tạo nên cảm xúc thú vị, thỏa mãn cho người nghe. Đó là những sáng tác dân gian thông minh và mang tính giáo dục cao.
Đó là màn kịch nhỏ trong đó nhân vật là bất cứ vật gì trong vũ trụ, và sân khấu có thể ở bất cứ đâu. Cũng như truyện cổ tích, truyện ngụ ngôn là sự tưởng tượng của con người hướng theo một lô gích chặt chẽ về lí trí và yếu tố tưởng tượng. Sức tưởng tượng ở đây tha hồ bay bổng: con chim biết nói, cây biết đau, cái cày biết suy nghĩ, cái tay biết ganh tị... Tác giả truyện ngụ ngôn có thể tự do sáng tác (tất nhiên trong điều kiện nhất định) miễn là phục vụ được ý tưởng muốn diễn dạt của mình.
I. ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG
Có con ếch sống lâu ngày trong giếng, hằng ngày kêu “Ồm Ồm” làm vang động khiến các con vật khác sợ hãi. Nhưng thế giới của ếch rất nhỏ bé, tầm nhìn của nó với thiên nhiên chỉ bé hẹp ở đáy giếng nhìn lên bầu trời. Lâu ngày nó sống chủ quan, kiêu ngạo, nên có một lần lên khỏi mặt đất, ếch nghênh ngang nên bị trâu đi qua giẫm bẹp.
Chú ếch ở trong giếng tưởng trời đất như chỗ mình đang ở. Khi ra ngoài không chú ý, xem xét, không thích ứng với môi trường mới nên đã chết một cách đáng thương.
Truyện ngụ ý khuyên con người không nên có lối nhìn thiển cận và lối sống huyênh hoang.
II. THẦY BÓI XEM VOI
Truyện kể về năm thầy bói mù chưa bao giờ biết con voi ra sao.
Mượn chuyện này, qua hình ảnh cuộc đánh lộn vỡ đầu, sứt trán của năm thầy bói, nhân dân muốn chế giễu, phê phán những kẻ thiển cận, dốt nát, có cái nhìn phiến diện. Năm ông mù lòa “choảng nhau”vì xem voi bằng cách rờ rẫm đôi tay, và mỗi ông do chỉ được sờ một bộ phận cửa voi rồi đưa ra nhận xét cả con voi thì làm sao không sai lầm được.
Bài học cho những ai muốn thành công trong mọi công việc mình định làm: Phải biết nhìn xa, trông rộng. Trong cuộc đời, mỗi khi đưa ra bất cứ nhận xét gì đều phải hết sức khiêm tốn, nhìn nhận trên nhiều phương diện, khía cạnh của sự vật, không nên vội vã.
III. ĐEO NHẠC CHOMÈO
Nội dung câu chuyện được xây dựng có vẻ như “bịa đặt” hoàn toàn vì ngoài đời không thể xảy ra điều tương tự như thế.
Tuy nhiên, bài học được rút ra qua câu chuyện lại có thể diễn ra trong thực tế. Đó là nhiều lúc con người không suy nghĩ chín chắn, dẫn đến hành động ngông cuồng, như chuột lại nghĩ đến việc “đeo nhạc cho mèo”. Nghĩa là do người ta không đánh giá đúng khả năng của mình nên muốn làm điều vượt quá sức.
Truyện còn nhằm ngụ ý phê phán “việc làng”, “việc xã” của nông thôn Việt Nam xưa: Các “quan chức” của làng xã thích tổ chức hội họp long trọng, bàn bạc, thảo luận các vấn đề lớn lao, phức tạp mà cuối cùng chẳng thực hiện, thay đổi được gì. Không những thế lại gây ra sự tốn kém (ăn uống) và mất đoàn kết (do đấu đá, ham quyền lợi). Có lẽ vì kiểu hội họp nực cười, vô hiệu quả, tốn kém, hình thức dỏm đó mà các hội họp tương tự được gọi là “Hội đồng Chuột”.
Ngụ ý chính của truyện là phê phán, chế giễu những kế hoạch, ý tưởng hão huyền, thiếu thực tế tới mức viển vông. Khi bàn bạc thì thấy tâm đắc, chí lí lắm, đến lúc thực hiện lại không thể làm nổi bởi quá sức, vượt khả năng nhiều quá.