Cảm nhận về hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.
Cảm nhận về hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành. Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sở trường viết về Tây Nguyên, vùng đất rất quen thuộc đối với ông từ những ngày viết Đất nước đứng lên thời chống Pháp. Nay trởlại ...
Cảm nhận về hình tượng cây xà nu, rừng xà nu trong tác phẩm "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành.
Nguyễn Trung Thành là nhà văn có sở trường viết về Tây Nguyên, vùng đất rất quen thuộc đối với ông từ những ngày viết Đất nước đứng lên thời chống Pháp. Nay trởlại vùng đất ấy để viết về những con người Tây Nguyên chống Mĩ, tác giả đã gặp lại cái màu xanh bạt ngàn của những rừng xà nu chạy dài đến chân trời. Tôi yêu say mêcây rừng xà nu từ ngày đó, ông đã kể lại như vậy. Cho nên cây xà nu trở thành ấn tượng mạnh mẽ và gợi cảm hứng sáng tác cho ông; không những thế, đã gợi tả cốt truyện và bố cục: "Bắt đầu đến dưới ngòi bút, gần như không hề tính trước, là một khu rừng xà nu, những cây xà nu". (Nguyên Ngọc – về một truyện ngắn – Rừng xà nu).
Như vậy, từ một ấn tượng mạnh gợi cảm hứng ban đầu, tên truyện Rừng xà nu đã mang ý nghĩa biểu tượng sâu sắc. "Ấy là một loại cây hùng vĩ và cao thượng, man dại và trong sạch, mỗi cây cao vút, vạm vỡ, ứ nhựa, tán lá vừa thanh nhã vừa rắn rỏi mênh mông, tưởng như đã sống tự ngàn đời, còn sống đến ngàn đời sau, từng cây, hàng vạn, hàng triệu cây vô tận". Nguyễn Trung Thành đã miêu tả xây xà nu như thế và ta hiểu vì sao ông đã chọn cây xà nu, rùng xà nu làm biểu tượng cho nhân dân TâyNguyên chống Mĩ trong truyện ngắn Rừng xà nu (1965).
Mởđầu câu chuyện là một đoạn văn viết rất công phu tả rừng xà nu kiên cường vươn lên bất chấp bom đạn của kẻ thù: cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương. (…) nhựa ứ ra, tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quyện lại thành, từng cục máu lớn.
Trong rừng ít có loại cây nào sinh sôi nảy nở khỏe như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thắng lên bầu trời. Cũng có ít loại cây ham ánh sáng mặt trài đến thế. Nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng (…) Đạn đại bác không giết nổi chúng, những vết thương của chúng chóng lành như trên một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thếnhững cây đã ngã… Cứ thế, hai ba năm nay, rừng xà nu ưỡn tầm ngực lớn của mìnhra, che chở cho làng…
Kết thúc tác phẩm, nhà văn lại lấygần như nguyên văn câu viết về rừng xà nu ở phần mởđầu: Đứng trên đồi xà nu ấy trông ra xa, nhìn đến hết tầm mắt cũng không thấy gì khác ngoài những đồi xà nu nối liếp tới chân trời. Đây là kết cấu vòng tròn,dường như vừa khép câu chuyện này, lại vừa mở ra một câu chuyện khác. Một mặt, nó khiến người đọc có cảm tưởng như kì tích anh hùng của Tnú, của dân làng mà tác giả vừa kể chỉ là sự tiếp nối lịch sử ngàn xưa của những tù trưởng danh tiếng và câu chuyện sẽ còn được tiếp nối bởi những thế hệ mới ở làng Xô Man. Mặt khác, dường như câu chuyện không chỉ bó hẹp trong không gian của làng Xô Man mà được mở rộng ra khắp mọi miền đất nước — nối tiếp tới chân trời.
Ngoài phần mở đầu và kết thúc, trong câu chuyện về cuộc đời của Tnú, cuộc nổi dậy của dân làng, cây xà nu luôn được nhắc đến với một dụng ý nghệ thuật rõ nét. Trước hết, cây xà nu gắn bó mật thiết với cuộc sống thường nhật của dân làng Xô Man, từ già chí trẻ, có thể nói nó đã ăn đời ở kiếp với mọi người. Đúng vậy, bao đời nay, lửa xà nu cháy giần giật trong bếp mỗi nhà. Trẻ con làng Xô Man mặt mày lem luốc khói xà nu, Tnú và Mai dùng tấm bảng nứa xông khói xà nu học chữ. Dưới ánh lửa xà nu, Tnú đọc thư của cán bộ Quyết gửi dân làng. Khi Tnú trởvề đơn vị chiến đấu, Cụ Mết và Dít đưa anh ra đến cửa rừng xà nu gần con nước lớn…
Không những thế, cây xà nu còn gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Tây Nguyên. Đấy là khi mọi người theo cụ Mết vào rừng lấy vũ khí, họ đã theo ánh sáng phát ra từ ngọn đuốc xà nu. Đấy là lúc giặc dùng giẻ tẩm nhựa xà nu để đốt tay Tnú. Và chính hành động dã man này đã khiến dân làng Xô Man vùng lên chiến đấu; kết quả là đống lửa xà nu lớn giữa nhà vẫn đỏ. Xác mười tên lính giặc ngổn ngang quanh đống lửa đỏ.
Cây xà nu gắn với sinh hoạt hằng ngày, gắn với những sự kiện trọng đại của dân làng Xô Man đến mức thấm sâu vào nếp suy nghĩ và cảm xúc của họ. Sau ba năm "đi lực lượng", Tnú về làng gặp cụ Mết – một già làng quắc thước ở trần, ngực căng như một cây xà nu lớn. Trong câu chuyện tâm tình với Tnú, cụ Mết tự hào về rừng xà nu gần con nước lớn của làng mình, cụ thấy không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên. Cụ nói như thách thức với kẻ thù: "Đố nó giết hết rừng xà nu này!".
Như vậy, rõ ràng nhà văn đã miêu tả rất nhiều, rất kĩ về cây xà nu, rừng xà nu. Nhờ đó, trước hết phác họa trước mắt người đọc một làng Xô Man cụ thể và xác thực, góp phần quan trọng tạo nên không khí Tây Nguyên, chất Tây Nguyên độc đáo cho tác phẩm. Nhưng nếu chỉ dừng lại ở đây, thì cây xà nu mới chỉ là một hình ảnh, cho dù hình ảnh ấy rất đậm nét. Để nó biến thành một biểu tượng, nhà văn phải khắc họa theo lối tượng trưng hóa. Nguyễn Trung Thành đã làm công việc khó khăn này một cách xuất sắc.
Cây xà nu còn được mô tả trong sự hòa nhập, tương ứng giữa những phẩm chất cao đẹp của dân làng Xô Man. Ởđây tác giả đã sử dụng rộng rãi thủ pháp nhân hóa, tức là mô tả cây xà nu với biểu hiện giống như con người, biến rừng xà nu, cây xà nu thành một hệ thống hình ảnh được mô tả song song với hệ thống hình tượng nhân vật, tính cách nhân vật. Có thể nhận thấy điều đó qua toàn bộ tác phẩm và rõ nhất là trong hai đoạn văn tập trung nói về hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu ở đầu và cuối tác phẩm như đã phân tích. Dân làng Xô Man yêu tự do có khác nào cây xà nu ham ánh sáng, ham khí trời? Dân làng Xô Man đã chịu bao đau thương mất mát, bao người đã bị giặc bắn chết, đọa đày cũng giống như rừng xà nu bị giặc tàn phá. Cây xà nu nối tiếp nhau vươn lên hiên ngang, bất khuất, bất chấp bom đạn quân thù cũng như các thế hệ dân làng Xô
Man, người nàyngã xuống, người khác vùng lên chiến đấu đến cùng vì sự độc lập tự do. Rõ ràng, cây xà nu là biểu tượng của dân làng Xô Man, đồng bào Tây Nguyên, nói rộng ra là nhân dân Việt Nam anh hùng.
Việc dùng một sự vật để làm một biểu tượng nghệ thuật không phải là điều mới lạ. Trong văn chương, ta đã gặp không ít những biểu tượng như thế. Cây tre tượng trưng cho người Việt Nam cần cù, ngay thẳng (Tre Việt Nam – Nguyễn Duy), cây kơ-nia thể hiện tình yêu chung thủy, sắt son (Bóng cây kơ-nia – Ngọc Anh dịch)… Đáng nói là Nguyễn Trung Thành đã xây dựng hình tượng cây xà nu một cách hoàn hảo, không những tạo không khí Tây Nguyên hùng vĩ, hoang dã mà còn gửi gắm những suy tư sâu sắc và niềm tin mãnh liệt vào sức sống bất diệt của con người và mảnh đất này.
Tóm lại, có thể nói không thể có loài cây nào tiêu biểu cho nét đẹp và vóc dáng, sức mạnh và phẩm chất của con người Tây Nguyên bằng cây xà nu, cũng như không có biểu tượng nào phản ánh hùng hồn và sinh động cho phong trào chống Mĩ của họ bằng hình ảnh cây xà nu, rừng xà nu chạy dài vô tận. Rừng xà nu đã trở thành một biểu tượng đẹp, tượng trưng cho khát vọng tự do, khát vọng giải phóng, cho phẩm chất anh hùng và sức sống mãnh liệt của dân làng Xô Man, nhân dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Như vậy, hình tượng rừng xà nu mang ý nghĩa khái quát cao, lại giàu chất lãng mạn – chất thơ hùng vĩ của núi rừng Tây Nguyên, trở thành một sáng tạo nghệ thuật của nhà văn và đem đến sự hấp dẫn cho người đọc.