Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài
Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài Bài làm Vợ chồng A Phủ là tác phẩm của nhà văn Tô Hoài nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong chế độ thực dân và phong kiến. Tác giả đã khắc họa thành công những chi tiết cũng như khát ...
Đề bài: Phân tích giá trị nhân đạo trong tác phẩm "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài
Bài làm
Vợ chồng A Phủ là tác phẩm của nhà văn Tô Hoài nói lên nỗi bất hạnh của người dân trong chế độ thực dân và phong kiến. Tác giả đã khắc họa thành công những chi tiết cũng như khát khao, ước vọng của người nông dân dưới thời chế độ thực dân nửa phong kiến.
Nhà văn Tô Hoài đã khắc họa lên những nhân vật có cuộc đời vô cùng gian khổ, bất hạnh. Do bị áp bức đè nén quá mức tới bước đường cùng của bọn cường ác bá. Những tầng lớp trên toàn những con người nham hiểm, mưu mô, lòng lang dạ thú, chúng đã bóc lột người nông dân tới tận cùng, khiến cho người nông dân không còn cách nào khác phải vùng lên đấu tranh đòi quyền sống, giải thoát cho chính mình.
Nhưng đến cuối tác phẩm tác giả đã cho nhân vật vùng lên đấu tranh để tìm cuộc sống mới cho chính mình. Nó thể hiện sự nhân văn, nhân đạo của tác giả.
Nhân vật Mị là một người xinh đẹp nết na, nhưng luôn phải chịu thiệt thòi. Bố mẹ của Mị đã trót vay nợ của nhà thống lý Pá Tra, nên Mị bắt buộc phải làm con dâu gạt nợ của nhà thống lý, làm vợ A Sử một kẻ vũ phu, ăn chơi, bất tài mà bình thường Mị vô cùng căm ghét hắn.
Quan trên đã xử như vậy một người nông dân tôi tớ như Mị không thể nào mà dám cãi lời, bố mẹ Mị đã già nên Mị đành về nhà thống lý để làm dâu, là người ở không công để trả tiền món nợ của gia đình mình.
Từ lúc về làm vợ A Sử cuộc đời Mị coi như không còn niềm vui, suốt ngày Mị chỉ như con rùa ở trong xó cửa, mặt buồn rười rượi. Ngòi bút hiện thực tỉnh táo của nhà văn Tô Hoài đã phản ánh bộ mặt bóc lột dã man của giai cấp địa chủ cường quyền xưa.
Mị mang tiếng là con dâu nhưng thực chất là nô lệ mà thôi. Mị phải làm việc quanh năm suốt tháng từ khi mặt trời chưa ló rạng tới khi mặt trời khuất bóng cũng chẳng được ngơi tay.
Nhân vật Mị sống trong nhà chồng như sống ở địa ngục trần gian không có tình yêu của chồng, gia đình chồng, cả gia đình thống lý Pá Tra quen bóc lột đánh đập người khác, đối xử với Mị thật sự như nô lệ, thẳng tay đàn áp.
Ở lâu trong cái khổ Mị quen rồi, cô nhẫn nhịn, vô cùng cam chịu một cuộc sống âm u, không có niềm vui, không có nhân quyền hạnh phúc, suốt ngày chỉ biết làm và làm .
Bằng ngòi bút miêu tả tinh tế sắc sảo của mình nhà văn Tô Hoài đã tái hiện thực trạng xã hội phong kiến thực dân vô nhân đạo, mất tính người ở trong đó những số phận nghèo khổ không bao giờ có được một ngày hạnh phúc.
Mị thường xuyên bị chồng đánh đập bị trói vào chiếc cột trong nhà, trói tóc lên xà nhà trong căn buồng tăm tối không có một chút ánh sáng, chỉ có một chiếc lỗ bằng bàn tay nhìn qua đó không biết bên ngoài là sương hay nắng.
Trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ ta bắt gặp nhân vật A Phủ một người con trai khỏe mạnh, nhưng không may mồ côi cả cha lẫn mẹ. Bị gia đình thống lý Pá Tra bắt về làm nô lệ chỉ vì trót đánh nhau với con trai thống lý là A Sử.
Chỉ có vậy mà A Phủ thành người làm không công, thành nô lệ suốt đời cho nhà lão thống lý. Một xã hội không hề có chút tình người, công bằng nào. Một xã hội mà những con người trong đó luôn bị tầng lớp cường hào bóc lột tới tận xương tủy.
Quyền lực luôn nằm trong tay những kẻ có quyền, những kẻ cường hào trong xã hội. Chúng muốn làm gì cũng được, hô mưa gọi gió bóc lột người dân lam lũ.
Giá trị nhân văn được tác giả khai thác vô cùng chi tiết, tinh tế khi mà vào ngày lễ hội mùa xuân Mị lôi hũ rượu để trong buồng ra uống, càng uống càng tỉnh, Mị thấy trong người có một cảm giác rất lạ. Mị cảm thấy mình còn rất trẻ. Mị muốn được đi chơi, Mị rạo rực khi nghe tiếng kèn gọi bạn ở đằng xa.
Mị biết rằng nhiều người đàn bà con gái trong bản này có chồng nhưng vẫn được đi chơi vậy tại sao Mị không được. Chính men rượu đã thức tỉnh ý chí làm người trong Mị đánh thức sức sống tiềm tàng trong con người cô, khiến cho bản năng sống của cô trỗi dây.
Tác giả Tô Hoài đã đồng cảm với nhân vật của mình cho cô một cơ hội mới, để giải thoát mình khỏi kiếp nô lệ cầm tù này.
Trong một lần, khi A Phủ thả trâu bị lạc mất một con bị gia đình thống lý Pá Tra trói vào chiếc cột đánh đập dã man. Mị nhìn thấy những giọt nước mắt của A Phủ đã rơi, những giọt nước mắt bất lực. Nó đã lay động trái tim Mị, Mị chợt nghĩ lại lúc mình bị trói như A Phủ bây giờ, trong giây phút đó sự đồng cảm đã khiến Mị cắt dây trói giải thoát A Phủ và cùng anh ta trốn đến một ngọn núi khác theo ngọn cờ Việt Minh.
Nhà văn Tô Hoài đã vô cùng nhân đạo khi cho hai nhân vật của mình tìm thấy ánh sáng chỉ đường dẫn lối, để họ có thể tự giải phóng mình khỏi kiếp nô lệ mãi mãi.
Thảo Nguyên
Từ khóa tìm kiếm
- phân tích giá trị nhân đạo của vợ chồng a phủ
- phân tích giá trị nhân đạo qua nhân vật Mị
- giá trị nhân đạo của vợ chồng a phủ
- phan tich gia tri nhan dao cua vo chong a phủ
- phan tich gia tri nhan dao trong vo chong a phu
- phan tich gia tri nhan dao vo chong a phu