Phân tích truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân Bài làm Tác giả Nguyễn Tuân là một nhà văn tên tuổi lẫy lừng của nền văn học hiện đại Việt Nam nước ta. Nhà văn Nguyên Tuân là nói tới một nghệ sĩ vô cùng xuất chúng, tài hoa, trong mỗi lời văn của tác ...
Đề bài: Phân tích truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân
Bài làm
Tác giả Nguyễn Tuân là một nhà văn tên tuổi lẫy lừng của nền văn học hiện đại Việt Nam nước ta. Nhà văn Nguyên Tuân là nói tới một nghệ sĩ vô cùng xuất chúng, tài hoa, trong mỗi lời văn của tác giả Nguyễn Tuân đều phác họa những nét chạm khắc tinh tế thể hiện một bậc thầy trong ngôn ngữ..
Tác phẩm "Chữ người tử tù" thể hiện nghệ thuật phác họa nhân vật của nhà văn Nguyễn Tuân, đồng thời thể hiện sự tài hoa của tác giả khi miêu tả.
Nhân vật Huấn Cao là một tử tù chính trị, là một nhân vật điển hình của bút pháp lãng mạn của nhà văn Nguyễn Tuân. Chúng ta ai cũng đều theo đuổi một hình mẫu sáng tác nhân vật lý tưởng của riêng mình. Chính vì vậy , nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả nhân vật Huấn Cao với bút pháp vô cùng tinh tế, hoàn hảo nhất, theo lối lãng mạn có vóc dáng phi thường, thể hiện một tướng mạo ung dung, anh hùng, xuất chúng.
Tác phẩm thể hiện những gì mà nhà văn Nguyễn Tuân luôn theo đuổi, khát khao, mơ ước. Huấn Cao chính là mẫu hình lý tưởng của Nguyễn Tuân.
Nhưng từ đầu đến cuối, ông hiện ra như một con người phi thường, tài hoa và vô cùng xuất chúng, khí phách hiên ngang, nhất là vóc dáng bên ngoài vô cùng cao lớn phi thường, Có thể nói nhân vật Huấn Cao là một giấc mơ chứa đựng nhiều tính nhân văn của Nguyễn Tuân trong đó.
Nhân vật Huấn cao là một nghệ sĩ có những phẩm chất vô cùng tinh tế tài hoa, một thiên truyện được mở ra bằng một đoạn hội thoại của hai nhân vật được làm việc cai quản tù binh. Tại đây Huấn Cao hiện lên sự tài hoa, nổi tiếng của nhân vật Huấn Cao vô cùng văn võ song toàn.
Cái tài của tác giả là tài viết chữ của Huấn Cao. Đó là một nghệ thuật vô cùng lớn lao thể hiện một thư pháp cao siêu.
Huấn Cao không chỉ viết rất đẹp mà viết rất nhanh, người xưa thường nói nét chữ nết người . Một người có nét chữ đẹp như vậy thể hiện sự hào hoa của tác giả.
Chính vì vậy chữ của Huấn Cao là tâm nguyện mà nhiều người mơ ước có được để treo trong nhà thể hiện sự tài hoa của mình. Là mục tiêu hướng tới của những nho sinh ham chữ nghĩa muốn có được công danh.
Nhưng Huấn Cao không chỉ là một đấng nhân tài hào hao, mà còn có một tấm lòng thiện lương, đó là tấm trọng sự hiền lương của con người.
Trong mắt của nhân vật Huấn Cao thì những người quản ngục không phải là người mất hết tính người thất đức. Nhưng họ chỉ là những kẻ bình thường.
Để hiểu được những giá trị nhân văn sâu sắc của những cảnh cho chữ nơi lao tù trở nên vô cùng bi tráng. Nó chính là cuộc gặp gỡ vô cùng éo le của tử tù Huấn Cao và viên cai tù. Địa điểm gặp gỡ chính là nhà loa, thời gian là ngày cuối cùng khi Huấn Cao sắp phải ra pháp trường.
Nhưng trớ trêu thay hai thân thân thể hiện bình diện của một xã hội, họ là những kẻ đối lập đứng hai đầu chiến tuyến. Một người là một nhân vật lẫy lừng nổi tiếng khắp vùng, trong ngoài tên tuổi lừng danh không ai không biết. Và một bên là người hâm mộ thầm ngưỡng mộ Huấn Cao đã lâu nhưng nay lại phải làm nhiệm vụ quản giáo nhà tù, nhìn thấy thần tượng của mình phải đi vào chỗ chết.
Tâm nguyện lớn nhất của người quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Nên trong cách hành xử của người quản ngục thể hiện sự cung kính lễ nghĩa với một người hiện đang làm tử tù nằm trong quyền quản lý của mình.
Với một tương quan lực lượng quan hệ của họ ban đầu sẽ vô cùng cam go, thể hiện sự căng thẳng. Nhưng tâm nguyện lớn nhất của quản ngục là được Huấn Cao cho chữ. Đêm nay là đêm cuối cùng Huấn Cao còn sống là cơ hội cuối cùng của người quản ngục. Vậy muốn có được chữ của người tử tù Huấn Cáo viên quản ngục phải được ông Huân Cao thừa nhận là người bạn tri kỷ của mình, bởi xưa nay Huấn Cao chỉ cho người tri kỷ chữ của mình.
Điều này thật vô cùng khó khăn như ngàn cân treo sợi tóc, bởi trong mắt Huấn Cao viên cai ngục chỉ là một kẻ tầm thường, không thể nào trở thành bạn trị kỷ của ông được. Vì vậy để xóa được khoảng cách này là vô cùng khó khăn với viên quản ngục. Tử tù Huấn Cao là người trọng tình nghĩa không bao giờ ham công danh hư vinh tiền bạc.
Cũng không phải người tiêu nhân có thể dùng chức quyền chèn ép khiến ông phải khiếp sợ mà cho chữ được. Huấn Cao là con người khó lay chuyển lập trường của Huấn Cao.
Tuy nhiên, viên cai ngục lại là một người có tấm lòng yêu cái đẹp trong trẻo, biết thương tiếc người tài khiến cho Huấn Cao cảm động nên ông quyết định cho chữ viên quản ngục.
Và trong chốn lao tù đó một cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy. Người tù bị gông cùm ở nơi hôi hám, chốn lao tù, một người viết một người bưng mực mài, nơi tăm tối lao tù lại diễn ra một cảnh tượng đẹp đẽ cao cả.
Nguyễn Tuân đã miêu tả một vẻ đẹp cứu rỗi tâm hồn của một con người, giúp con người xích lại gần nhau hơn, hiểu nhau và đồng cảm với nhau nhiều hơn. Đó chính là giá trị nhân văn nhân đạo của tác phẩm Chữ người tử tù.
Nghệ thuật miêu tả vô cùng tinh tế của nhà văn Nguyễn Huân đã làm nổi bật hình tượng khẳng định sự tinh tế, chiến thắng của cái đẹp trong cuộc sống của con người.
Đông Thảo
Từ khóa tìm kiếm
- giấc mơ của tác giả trong chữ ngưoqif tử tù
- phân tích chữ người tử tù
- bài viết chữ người tử tù
- phân tích bài chữ người tử tù của nguyễn tuân
- Phân tích truyện ngắn Chữ Người Tử Tù
- Văn mâu chử nguời tử tù